Giai đoạn 1 Giữ nguyên mô hình chính quyền như hiện tại; nâng cao năng lực và đổi mới hoạt động của các cơ quan trong bộ máy

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 109)

- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định

3.4.1.Giai đoạn 1 Giữ nguyên mô hình chính quyền như hiện tại; nâng cao năng lực và đổi mới hoạt động của các cơ quan trong bộ máy

nâng cao năng lực và đổi mới hoạt động của các cơ quan trong bộ máy chính quyền

* Đổi mới tổ chức cho phù hợp nhu cầu quản lý nhà nước.

- Tổ chức các cơ quan trong bộ máy chính quyền theo hướng đa dạng, phù hợp với đặc điểm, vai trò chính quyền cấp quận của Thành phố Hà Nội

Chính quyền cấp quận được tổ chức đa dạng, năng động cho từng mô hình cụ thể, phù hợp với quận, huyện và thị xã. Thành lập đơn vị mới nếu cần thiết như, các cơ quan tập trung quản lý giao thông và trật tự đô thị... tại các quận; thành lập các cơ quan chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... tại các huyện; điều chuyển hoặc giải thể các cơ quan không còn phù hợp với vị trí, chức năng quản lý trên địa bàn. Xác định quan điểm, là cấp chính quyền, nhưng ở cấp quận, chỉ có vai trò quản lý hành chính là chủ yếu; là cấp chuyển giao quyền lực giữa Thành phố xuống cơ sở, vai trò triển khai và giám sát là đặc thù chứ không phải là cấp ban hành chính sách trên địa bàn. Chính quyền cấp quận là chính quyền hành chính, những hoạt động của chính quyền tập trung đảm bảo các qui định được triển khai trên địa bàn thuận lợi nhất, hiệu quả nhất. Vai trò chính như “xác nhận hành chính” chứ không phải ban hành chính sách.

- Đổi mới và áp dụng nguyên tắc phân cấp, phân quyền, tản quyền giữa cấp chính quyền thành phố và cấp dưới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền và phục vụ tốt hơn nhu cầu nhân dân trên địa bàn

Xuất phát từ đặc điểm, tính chất tập trung thống nhất cao trong quản lý đô thị, do đó đẩy mạnh việc phân cấp giữa chính quyền cấp trên với chính

quyền cấp quận. Nhất là các nhiệm vụ, thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính- ngân sách, quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý kiến trúc xây dựng, đất đai, kết cấu hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường, tổ chức bộ máy, nhân sự... Trên cơ sở phân cấp, phân quyền cụ thể, rõ hơn cho chính quyền cấp quận để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy của chính quyền đô thị, giải quyết tốt hơn, hiệu quả hơn các nhiệm vụ vốn rất đa dạng, phức tạp; tập trung cung ứng dịch vụ công cho công dân trên địa bàn.

Đối với mối quan hệ giữa chính quyền cấp quận với chính quyền cấp phường thì hạn chế việc phân cấp nhằm đảm bảo tính chất tập trung, thống nhất. Điều hành cơ quan hành chính cấp dưới thông qua nguyên tắc tản quyền, uỷ quyền. Áp dụng nguyên tắc tản quyền, uỷ quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở đô thị vừa đảm bảo được vai trò quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của chính quyền cấp quận, vừa đảm bảo sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng quan liêu của bộ máy hành chính. Tuy nhiên, việc lựa chọn lĩnh vực nào và mức độ tản quyền, uỷ quyền là cả một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chẳng hạn như việc thực hiện cung ứng các dịch vụ công như điện, nước, giao thông, giáo dục, y tế... cần phải được tổ chức theo một mạng lưới quy hoạch chung trên toàn địa bàn đô thị, nó mang tính chỉnh thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính, do vậy cấp thành phố phải trực tiếp quản lý mà không thể thực hiện phương thức tản quyền, uỷ quyền cho cấp phường. Một số mô hình cơ quan đang tổ chức theo nguyên tắc tản quyền đã phát huy được hiệu quả như: Công an, Thuế, kho bạc, ngân hàng nhà nước... cần tham khảo.

Khi nghiên cứu, triển khai một số đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cung ứng dịch vụ công có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, căn cứ vào cơ chế quản lý mới về doanh nghiệp và chính sách xã hội hoá một số lĩnh vực giáo dục, y tế và thể

thao, thành phố có thể tăng cường phân quyền cho chính quyền cấp quận thực hiện quản lý trên địa bàn.

- Rà soát, tăng thẩm quyền cho Chủ tịch UBND quyết định với tư cách cá nhân về một số lĩnh vực dân sinh

Đối với các lĩnh vực dân sinh đã có qui định cụ thể của văn bản qui phạm pháp luật, giao quyền cho Chủ tịch UBND quyết định các vấn đề cụ thể không cần thông qua hoặc xin ý kiến tập thể UBND; tự chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định hành chính trên địa bàn. Đối với các việc chưa có tiền lệ, Chủ tịch UBND có quyền chuyển đến các cơ quan chuyên môn cấp trên (việc chưa có qui định trong văn bản qui phạm) để giải quyết theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố.

Qui định cơ chế để người đứng đầu bộ máy hành chính cấp quận có thực quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó và cán bộ, công chức trực thuộc; sắp xếp tổ chức bộ máy giúp việc tuỳ theo từng giai đoạn, hoàn cảnh và nhu cầu quản lý của từng địa bàn quản lý.

* Đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền

- Đổi mới phương thức hoạt động của HĐND. Đề cao vai trò cơ quan

quyền lực của HĐND, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HĐND trong việc quyết định các vấn đề kinh tế- xã hội của cấp quận và trong hoạt động giám sát của mình; xác định chế độ tập thể trong tổ chức và hoạt động của HĐND.

Cải tiến chế độ bầu cử đại biểu HĐND, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa những người ứng cử theo quy định của pháp luật về bầu cử, nhằm đáp ứng yêu cầu vừa đảm bảo cơ cấu thành phần đại diện, đồng thời thu hút được những người có tâm huyết và năng lực vào cơ quan quyền lực. Các đại biểu HĐND cấp quận được bổ sung nhiệm vụ để có nhiều thực quyền hơn và có tính chuyên nghiệp hơn. Tăng số lượng đại biểu HĐND cấp quận chuyên trách. Nhất là số đại biểu trong các Ban của HĐND và Tổ đại biểu HĐND.

Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Tổ đại biểu và từng đại biểu HĐND. Các đại biểu và Tổ đại biểu HĐND đổi mới chế độ

làm việc, tăng tiếp xúc cử tri thường xuyên để kịp thời nắm bắt và kiến nghị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức; đổi mới cách tiếp xúc và phương thức tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân trên địa bàn. Như hiện tại, nhiều ý kiến của cử tri phản ánh đến đại diện của mình, nhưng cả đại diện và cử tri thường rơi vào tình trạng “chung chờ” phản hồi của cơ quan có trách nhiệm.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực giám sát của HĐND, cần áp dụng chế độ bỏ phiếu tín nhiệm, bất tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn định kỳ mỗi năm một lần hoặc có thể đột xuất trong những trường hợp cần thiết sau chất vấn (khi phát hiện những sai phạm lớn trong chỉ đạo điều hành). Biện pháp này rất quan trọng nhằm tăng quyền lực của HĐND, đồng thời nâng cao trách nhiệm, phát huy năng lực, phẩm chất của người đứng đầu cơ quan hành chính.

- Đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy hành chính ở cấp quận.

Đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy hành chính ở cấp quận từ đổi mới cơ chế quản lý, điều hành, chuyển từ chế độ tập thể UBND tăng dần trách nhiệm người đứng đầu như chế độ thủ trưởng hành chính. Theo đó, người đứng đầu cơ quan hành chính cấp cấp quận là Chủ tịch UBND. Khi UBND có những quyết định tập thể không đáp ứng yêu cầu quản lý trên địa bàn cũng cần có qui định chia trách nhiệm cho các thành viên uỷ ban. HĐND lấy phiếu tín nhiệm từng thành viên uỷ ban sau khi nghe giải trình và đưa sáng kiến giải pháp theo quan điểm cá nhân (khi cần qui trách nhiệm, HĐND không nghe báo cáo đại diện của UBND).

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy chính quyền cấp quận

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản về mô hình tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền cấp quận, một trong những điểm quan trọng là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng và bố trí hợp lý cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức trong các cấp chính quyền

và trong từng cơ quan, đơn vị theo hướng mỗi việc phải có một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm.

Hoàn thiện quy trình phối hợp giải quyết công việc giữa các cấp chính quyền, giữa các cơ quan, đơn vị với nhau; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân công chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài, tạo nhiều cơ hội hơn trong việc cống hiến của cán bộ, công chức, có chính sách đãi ngộ xứng đáng và đa dạng. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, nhất là về quản lý đô thị, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, nắm vững kỹ năng hành chính, năng lực quản lý. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục đạo đức công vụ, đề cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.

- Đẩy mạnh tin học hoá quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng “chính quyền điện tử”

Trong thời đại của kinh tế tri thức, tính phi biên giới trong quan hệ quốc tế đã chiếm vai trò lớn trong thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính quyền mạnh không chỉ dừng lại ở việc củng cố lực lượng và quán triệt tinh thần cách mạng, quan điểm giai cấp. Công nghệ thông tin đang giữa vai trò quan trọng thì phải được xem như là một công cụ chính trong bộ máy điều hành, quản lý xã hội của chính quyền. Đẩy mạnh quá trình tin học hoá các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ công, thực hiện các giao dịch hành chính thông qua mạng internet, công khai các hoạt động của chính quyền trên mạng, nhằm tiến

tới xây dựng “chính quyền điện tử” là những nội dung đã và đang triển khai

theo chương trình cải cách hành chính của thành phố. Tuy nhiên, kết quả thực hiện nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi sự thay đổi, phát triển của cuộc sống. Các tổ chức, người đứng đầu các cơ quan phải xác định trách nhiệm và trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng nhân dân cấp quận:

HĐND cấp quận là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa bàn đô thị, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn; Số lượng và phân bổ đại biểu HĐND được áp dụng theo nguyên tắc số lượng cử tri kết hợp với địa bàn đại diện; Về cơ cấu đại biểu HĐND: Cần tăng cơ cấu đại biểu công tác ở các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội và doanh nghiệp; giảm dần số đại biểu làm việc trong các cơ quan hành chính.

Cơ cấu tổ chức HĐND cấp quận gồm: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND và Văn phòng HĐND. Tách riêng từ Văn phòng HĐND và UBND như hiện nay: Thường trực HĐND cấp quận vẫn giữ nguyên như hiện nay, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực; Các Ban của HĐND: Ngoài hai ban là Ban Kinh tế- Xã hội và Ban Pháp chế như quy định hiện hành, cần thành lập thêm một Ban để giúp cho HĐND, Thường trực HĐND theo dõi, giám sát các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý đô thị; Tổ đại biểu HĐND: để tăng tính đại diện của đại biểu HĐND cấp quận đến tận cơ sở và nhằm kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cần củng cố và nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức này, mỗi phường, xã thành lập một Tổ đại biểu HĐND, mỗi tổ có một đại biểu chuyên trách; Văn phòng HĐND có chức năng tổ chức phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.

Uỷ ban nhân dân cấp quận:

Về cơ bản, Uỷ ban nhân dân được tổ chức như mô hình hiện tại, theo qui định hiện hành. UBND có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thành viên Uỷ ban; số lượng và chế độ hoạt động theo qui định của Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận được tổ chức và hoạt động điều chỉnh theo hướng phù hợp với đối tượng quản lý, phù hợp khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Tại địa bàn nào, tính chất công việc phức tạp

và phổ biến thì thành lập các cơ quan tương ứng để quản lý, hoặc điều chuyển cán bộ, công chức có năng lực với số lượng đáp ứng theo nhiệm vụ tại địa bàn.

Cơ chế phối hợp và điều hành giữa cơ quan chuyên môn cấp trên với UBND cấp quận cũng được đổi mới theo hướng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có quyền thay mặt UBND thành phố phủ quyết quyết định của Chủ tịch UBND cấp quận thuộc lĩnh vực chuyên môn. Chủ tịch UBND cấp quận có trách nhiệm thi hành quyết định của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn như mệnh lệnh cấp trên. Đồng thời, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm giải trình và trách nhiệm trực tiếp, ban đầu về những sự kiện thuộc lĩnh vực ngành quản lý trên địa bàn thành phố khi xảy ra.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 109)