PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 87)

- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định

PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC

động của chính quyền cấp quận

3.1.1. Mục tiêu đổi mới

Mục tiêu chung:

Thứ nhất: Thiết lập một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở cấp quận đa dạng, tuỳ thuộc vào nhu cầu quản lý phù hợp, kết cấu chung của chính quyền thành phố trong giai đoạn hiện nay

Đơn vị hành chính cấp quận, xác định là cấp trung gian trong hệ thống quản lý 3 cấp. Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, chức năng chính là triển khai quyền lực nhà nước xuống cấp cơ sở. Theo hướng nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội đến đâu, thiết lập tổ chức bộ máy đến đó cho phù hợp quá trình đô thị hoá

Phân biệt cách thức tổ chức cơ quan quản lý nhà nước ở cả 3 cấp chính quyền. Làm rõ vai trò, phương thức quản lý, điều hành từng chính quyền; thiết lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND phù hợp với từng đối tượng quản lý.

Thứ hai, thiết lập lại tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Ngoài việc đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng với chính quyền cấp quận, còn phải nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức cơ quan hành chính nhà nước, với các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị được pháp luật quy định vai trò tham gia xây dựng chính quyền giám sát hoạt động chính quyền. Các cơ quan liên quan trực tiếp đến hoạt động chính quyền như: MTTQVN, ĐTNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Liên đoàn lao động và các cơ quan tư pháp như Toà án, Viện kiểm sát… tiếp tục được củng cố, hoàn thiện để làm tốt hơn vị trí, vai trò trong hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)