0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Định hướng phát triển Thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN CẤP QUẬN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 50 -52 )

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước [66, tr13]. Tại quyết định số 1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ tính 11chất đô thị của Hà Nội: Là trung tâm hành chính - chính trị của cả nước; Là trung tâm kinh tế - văn hoá - giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; Là một trong những trung tâm kinh tế - giao dịch - du lịch và thương mại của khu vực Châu á - Thái Bình Dương.

Hà Nội ổn định, vững mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định an ninh, chính trị và sự phát triển chung của đất nước. Phát triển Thủ đô cần xứng tầm đất nước, thể hiện chức năng và vị thế của một thủ đô văn minh, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, bảo đảm cho yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài khi nước nhà trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ vị trí quan trọng của Hà Nội đối với cả nước nên ngay từ những năm đầu giành chính quyền cho đến ngày nay, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển Hà Nội. Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đã chỉ rõ:

- Phát triển Thủ đô là trọng điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Cần phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Hà Nội, của cả nước, của hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển Thủ đô; khai thác nguồn lực trong nước là quyết định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô phải được xây dựng và thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với xây dựng, triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng và cả nước; tạo ra sự phân công, hợp tác có kế hoạch trong một cơ cấu có thống nhất trên phạm vi cả nước.

* Trong chỉ đạo, quán triệt phương châm: phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ then chốt; quản lý đô thị là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng. Kết hợp hài hoà các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo trật tự, văn minh và công bằng xã hội. Kết hợp giải quyết các vấn đề cấp bách với kiên trì thực hiện các mục tiêu cơ bản; xác định đúng trọng tâm, các khâu đột phá, có những bước đi, giải pháp năng động, sáng tạo, hiệu quả, đi tắt, đón

đầu đẩy nhanh tốc độ phát triển Thủ đô và đóng góp kinh nghiệm, bài học cho Trung ương trong quá trình lãnh đạo phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN CẤP QUẬN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 50 -52 )

×