Nhóm giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 102)

- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định

3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể:

- Hoàn thiện cơ chế hoạt động của HĐND và UBND đồng thời nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính quyền.

- Các cấp uỷ đảng, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quản lý đô thị trên địa bàn, nghiên cứu để lãnh đạo công tác tổ chức trong điều kiện mới; đào tạo và cung cấp đội ngũ cán bộ thực sự có tâm, có tài vào các vị trí lãnh đạo của tổ chức chính quyền.

- Hoàn thiện cơ chế hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố cho phù hợp với mô hình chính quyền đô thị; chuẩn bị gánh vác những chức năng, nhiệm vụ khi không tổ chức chính quyền cấp quận, cấp phường.

- Đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền cấp thành phố, đặc biệt là cấp quận, cấp phường cho phù hợp với mô hình chính quyền đô thị theo nguyên tắc tản quyền.

Hoàn thiện các nguyên tắc truyền thống, áp dụng nguyên tắc tản quyền trong cơ chế điều hành giữa cơ quan chính quyền, hành chính chuyên môn và đơn vị sự nghiệp: Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy phù hợp chức năng nhiệm vụ; nâng cao năng lực hoạt động bộ máy cơ quan chuyên môn cấp thành phố; Làm rõ chức năng giám sát và cơ chế trách nhiệm cơ quan quản lý ngành; quản lý hành chính và trách nhiệm quản lý ngành với đơn vị sự nghiệp.

- Xếp sắp và chuyển dần một số cơ quan về chính quyền cấp thành phố

cho phù hợp cơ chế quản lý, điều hành. Các cơ quan như: Thanh tra, Thanh

tra xây dựng; quản lý công chức, viên chức; quản lý qui hoạch, xây dựng; quản lý môi trường; quản lý thông tin; quản lý giao thông… cần thực hiện theo cơ chế điều hành trực tuyến và nguyên tắc tản quyền mới phát huy được hiệu lực, hiệu quả.

- Chuyển dần vai trò người đứng đầu cơ quan hành chính cấp quận từ đại diện tập thể sang chịu trách nhiệm cá nhân; từ việc thừa hành mệnh lệnh chính quyền sang vai trò “xác nhận hành chính” và “kiểm soát hành chính” trên địa bàn và được quyền đại diện nhà nước cung cấp “dịch vụ công” trên địa bàn.

- Xây dựng cơ chế cụ cho quản lý và điều hành khu vực đô thị và nông

thôn. Chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chính sách làng nghề,

chính sách ưu đãi và bảo hộ nông nghiệp cho khu vực nông thôn. Chính sách quản lý giao thông, trật tự công cộng, kinh doanh dịch vụ… dành cho khu vực đô thị.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu năng lực bộ

máy: Hoàn thiện chế độ công vụ; Làm rõ các khái niệm và đối tượng cụ thể:

cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng chế độ tiêu chuẩn, chức danh cho toàn hệ thống, trên cơ sở đó định biên và xếp sắp cho phù hợp từng vị trí theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hành chính; Hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá chế độ quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức: tuyển dụng, đào tạo; sử dụng cán bộ; qui hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm; chính sách nuôi dưỡng cán bộ.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo các điều kiện vật chất cho bộ máy chính quyền hoạt động: Trụ sở cơ quan; môi trường công sở;…

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp quận của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)