Định tính cắn các phân đoạn bằng sắc kí lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây đơn châu chấu ( aralia armata (wall )seem ) (Trang 66 - 70)

- Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Các cắn phân đoạn đƣợc hòa tan trong methanol, thu đƣợc dịch chấm sắc ký.

- Bản mỏng Silica gel GF254 (MERCK) tráng sẵn, đƣợc hoạt hóa ở 1100C trong 1h. Để nguội và bảo quản trong bình hút ẩm.

- Quan sát sắc ký đồ thu đƣợc sau khi khai triển với hệ dung môi thích hợp dƣới ánh sáng tử ngoại ở hai bƣớc sóng λ= 366nm và λ= 254nm và sau khi phun thuốc thử (TT) hiện màu H2SO4 10% trong cồn.

- Ghi chú:

L: mẫu lá; T: mẫu thân; R: mẫu rễ

A: SKĐ quan sát ở ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng λ=366nm B: SKĐ quan sát ở ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng λ=254nm

- C: SKĐ quan sát ở ánh sáng trắng (AST) sau khi phun thuốc thử hiện màu H2SO4 10% trong cồn.

Phân đoạn n-Hexan

Các hệ dung môi thăm dò:

Hệ 1: Chloroform – Ethyl acetat –Acid formic (9: 1: 0.5) Hệ 2: Chloroform – Methanol – Acid formic (9: 1: 0.1) Hệ 3: Chloroform – Methanol – Acid formic ( 9.5 : 0.5: 0.1) Hệ 4: Toluen- Ethyl acetat – Acid formic (7: 6 :1)

Hệ 5: Toluen- Ethyl acetat – Aceton - Acid formic (10 :2 :2 :1)

Sau nhiều lần khai triển, kết quả cho thấy hệ dung môi 5 tách tốt nhất, thu đƣợc hình ảnh SKĐ nhƣ hình 3.19.

Hình 3.19. SKĐ phân đoạn n-Hexan với hệ dung môi khai triển Toluen- Ethylacetat – Aceton - Acid formic (10:2:2:1)

Nhận xét:

- Khi quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại λ=366nm, SKĐ cắn phân đoạn n-Hexan của lá hiện nhiều vết phát quang nhất, sơ bộ có 6 vết, trong đó có 3 vết màu đỏ đậm rõ. Thân và rễ số lƣợng các vết ít hơn, đặc biệt có 2 vết phát quang màu xanh da trời.

- Khi quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại λ=254nm, SKĐ cắn phân đoạn n-Hexan của lá, thân, rễ hiện rất ít vết, quan sát thấy 1 vết đậm nhất với Rf gần tƣơng đƣơng nhau.

- Sau khi hiện màu bằng H2SO4 10% trong cồn và quan sát dƣới AST, SKĐ phân đoạn n-Hexan của cả 3 mẫu rễ, thân, lá đều hiện nhiều vết hơn và các vết đa phần có màu tím, một số vết có màu vàng.

Phân đoạn Ethyl acetat

Các hệ dung môi thăm dò:

Hệ 6: Chloroform – Ethyl acetat –Acid formic (5:4:1)

A B C

Hệ 7: Chloroform – Methanol – Acid formic (9: 1: 0.1) Hệ 8: Chloroform – Methanol – Acid formic (4: 1: 0.1) Hệ 9: Toluen – Ethyl acetat – Acid formic (7: 6 :1) Hệ 10: Toluen – Ethyl acetat – Acid formic (5: 4 :1)

Sau nhiều lần khai triển cho thấy hệ 8 tách tốt nhất, thu đƣợc hình ảnh SKĐ nhƣ hình 3.20

Hình 3.20. SKĐ phân đoạn Ethyl acetat khai triển với hệ dung môi Chloroform – Methanol – Acid formic (4: 1: 0.1)

Nhận xét:

- Khi quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại λ=366nm, SKĐ cắn phân đoạn Ethyl acetat của lá, thân, rễ cho nhiều vết phát quang màu xanh da trời, riêng ở lá còn xuất hiện vết phát quang màu đỏ.

- Quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại λ=254nm, SKĐ cắn phân đoạn Ethyl acetat của lá xuất hiện ít nhất 6 vết, trong đó có 1 vết đậm rõ. Rễ cho ít nhất 8 vết trong đó có 2 vết rõ. SKĐ của thân tƣơng đối mờ, chỉ nhìn rõ 1 vết.

A B C

- Sau khi hiện màu bằng H2SO4 10% trong cồn và quan sát dƣới AST, SKĐ cắn phân đoạn Ethyl acetat của lá, thân, rễ cho các vết có màu từ tím đến hồng, trong đó rễ xuất hiện nhiều vết nhất, có thể thấy ít nhất 12 vết. Ngoài ra ở lá còn xuất hiện các vết màu vàng.

Phân đoạn n-Buthanol

Hệ dung môi khai triển:

Hệ 11: Ethyl acetat – Acid acetic – H2O (8:2:1)

Hệ 12: Chloroform – Acid acetic – Methanol (6:1:2) Hệ 13: Chloroform – Methanol – Acid formic (5: 2: 1) Hệ 14: n-Buthanol – Methanol – H2O (7: 3: 1)

Hệ 15: n-Buthanol – Acid acetic – H2O (4:1:1)

Hệ 16: Ethyl acetat – Acid acetic – Acid formic – H2O (10:1:1:1)

Sau nhiều lần khai triển với các hệ dung môi, kết quả cho thấy hệ dung môi 16 tách tốt nhất, thu đƣợc hình ảnh SKĐ nhƣ hình 3.21.

Hình 3.21. SKĐ phân đoạn n-Buthanol khai triển với hệ dung môi Ethyl acetat – Acid acetic – Acid formic – H2O (10:1:1:1)

A B C

Nhận xét:

- Khi quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại ở bƣớc sóng λ= 366nm, SKĐ cắn phân đoạn n-Buthanol của lá, thân, rễ cho nhiều vết phát quang màu xanh da trời.

- Khi quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại ở bƣớc sóng λ= 254nm, SKĐ cắn phân đoạn n-Buthanol của lá cho nhiều vết nhất, trong đó có 1 vết đậm rõ. SKĐ của thân và rễ cho hình ảnh không rõ.

- Sau khi hiện màu bằng H2SO4 10% trong cồn và quan sát dƣới AST, SKĐ cắn phân đoạn n-Buthanol của lá, thân, rễ hiện nhiều vết hơn và các vết xuất hiện hầu nhƣ có màu tím.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây đơn châu chấu ( aralia armata (wall )seem ) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)