0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giải pháp đối với người kinh doanh thức ăn đường phố

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ (Trang 57 -57 )

 Nâng cao ý thức cho người bán

Phần lớn những người kinh doanh thức ăn đường phố có trình độ học vấn không cao, nên để họ nhận thức được những bất cập do quán ăn lề đường gây ra thì cần phải mở các lớp huấn luyện cho họ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường… vì các vấn đề liên quan này đang được xã hội quan tâm. Đồng thời, hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố hiện nay đang được đánh giá là không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nên việc tập huấn cho người bán về an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết. Vì một trong những yếu tố được đông đảo khách hàng đánh giá là quan trọng nhất chính là thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Người bán cần sử dụng nguyên liệu có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, và tuân thủ các quy tắc chế biến và trưng bày sản phẩm, đảm bảo hợp vệ sinh. Từ đó hạn chế những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các tình trạng ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy…

 Thái độ phục vụ

Ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hóa thì người bán cũng cần chú trọng đến thái độ phục vụ đối với khách hàng. Người bán nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; phục vụ khách hàng ân cần, chu đáo, ngoài ra các yêu cầu của khách hàng nên được thực hiện một cách nhanh chóng…

 Tuân thủ quy định của nhà nước

Người bán phải tuân thủ những quy định khi tham gia kinh doanh thức ăn đường phố như: không lấn chiếm lòng lề đường, không được bán ở những nơi không quy định… Bên cạnh đó phải có ý thức giữ gìn trật tự công cộng: không được tụ tập, gây rối, làm tắc nghẽn giao thông, không làm mất vẻ mỹ quan của đô thị, không gây ồn ào quá mức cho phép ở gần trường học, bệnh viện… và không có thái độ đối phó, chống đối cơ quan quản lý khi vi phạm. Ngoài ra người bán phải đảm bảo giữ vệ sinh môi trường xung quanh khu vực mua bán, tránh xả rác bừa bãi, tránh gây ảnh hưởng đến người dân quanh khu vực mua bán. Người bán không nên có thái độ chèo kéo khách hàng, tự ý tăng giá, ép buộc khách hàng…làm mất đi vẻ đẹp văn hóa của người Việt Nam.

5.2.2 Giải pháp đối với các cơ quan chức năng

Tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người bán về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, phổ biến các quy định của pháp luật về các yêu cầu cũng như hình thức xử phạt khi vi phạm đối với các tiểu thương kinh doanh thức ăn đường phố.

Lập ra đội ngũ quản lý để thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các tiểu thương nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lên kế hoạch kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, quy hoạch thành khu phố ăn uống. Tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay ban đầu với lãi suất thấp cho các hộ kinh doanh, để họ có thể đáp ứng được các yêu cầu do ban quản lý đưa ra, cung cấp dịch vụ với không gian sạch sẽ, sản phẩm chất lượng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích về thực trạng sử dụng thức ăn đường phố trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, có thể thấy các quán ăn lề đường đang hoạt động rất phổ biến và có lượng khách hàng rất lớn. Chất lượng của dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường được đánh giá là khá tốt, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

Khảo sát 100 đáp viên về các tiêu chí có ảnh hưởng đến việc sử dụng thức ăn đường phố tại Thành phố Cần Thơ, thông qua việc tính điểm trung bình, các đáp viên cho biết tiêu chí họ quan tâm nhất là thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với 17 biến được hỏi, các biến được đánh giá rất quan trọng là thức ăn ngon, quán ăn sạch sẽ, và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó một số yếu tố được các khách hàng đánh giá là quan trọng như: thức ăn có giá trị dinh dưỡng, thực đơn đa dạng phong phú, thường xuyên có món mới, quán ăn có vị trí dễ tìm, có chỗ để xe giữ xe, nhân viên phục vụ ân cần chu đáo, tính tiền nhanh chóng, các yêu cầu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, người bán vui vẻ hòa đồng, người bán luôn quan tâm đến khách hàng và có phần ăn với nhiều mức giá khác nhau

Đồng thời, khi thực hiện kiểm định về mức độ hài lòng đối với các yếu tố nhân khẩu học thì độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi được kiểm định với mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường.

Tóm lại việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ là vấn đề cần thiết của mọi doanh nghiệp, mọi đối tượng kinh doanh. Nâng cao chất lượng là cơ sở, nền tảng vững chắc để tạo được vị thế cạnh tranh, giữ vững niềm tin nơi khách hàng và đạt được lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.

6.2 KIẾN NGHỊ

Các cơ quan ban, ngành không chỉ cần tập huấn, giáo dục nâng cao nhận thức cho các tiểu thương kinh doanh thức ăn đường phố, mà còn phải giáo dục, nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng để họ trở thành những “người tiêu dùng thông minh”, là những người biết lựa chọn thức ăn hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn để sử dụng. Từ đó, nâng cao yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh, tạo động lực để họ cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Để tạo nên vẻ mỹ

quan cho đường phố Cần Thơ không chỉ dựa vào người bán mà còn cả người tiêu dùng, phải cùng nhau giữ gìn vệ sinh công cộng, những người mua cũng nên thể hiện nét văn minh trong văn hóa ẩm thực, không chen lấn, xô đẩy gây ồn ào mất trật tự nơi công cộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1 và 2, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng Nghiên cứu Marketing, Khoa

Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ

3. Nguyễn Quốc Nghi và Lê Quang Viết, 2011. Tài liệu hướng dẫn học tập Hành vi khách hàng, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ

4. Philip Kotler, 2003. Quản trị Marketing, NXB Thống kê

5. Đào Mỹ Thanh, 2012. Vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng, 2013. Thực trạng mua hàng rong và đề xuất một số giải pháp tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đề xuất một số giải pháp bán hàng rong tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.

7. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. NXB Lao động – Xã hội.

8. Lưu Tiến Thuận và cộng sự, 2012. Tài liệu hướng dẫn và đọc thêm: Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS, Trường Đại Học Cần Thơ

9. Trần Phạm Đỗ Hiền và Lê Quang Viết, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố tại thành phố Cần Thơ. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ

10.Lê Nguyễn Tố Quyên, Huỳnh Nhựt Phương, 2013. Phân tích nhu cầu của người dân Thành phố Cần Thơ về việc tập trung các quán ăn lề đường thành khu phố ăn uống, . Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ 11.Vũ Thị Hồng Yến và Lưu Thanh Đức Hải, 2011. Một số giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong hệ thống nhà hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. 12.Nguyễn Đình Uông và cộng sự, 2009. Ý tưởng nhà ăn cho sinh viên.

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI TP. CẦN THƠ



Xin chào! Tôi là Nguyễn Thị Diễm Kiều, sinh viên thuộc khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thức ăn đường phố trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”. Rất mong anh (chị) dành chút ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Tôi cam đoan thông tin anh (chị) cung cấp sẽ được giữ bí mật, rất mong được sự giúp đỡ của anh (chị). Xin chân thành cảm ơn!

I. PHẦN QUẢN LÝ

Ngày phỏng vấn: ……/……./2014

Tên người trả lời:………SĐT: ……….. Địa chỉ: ………..

II. PHẦN SÀNG LỌC

Q1: Anh (chị) hiện tại có đang sống ở Thành phố Cần Thơ hay không? 1. □ Có (Tiếp tục) 2. □ Không (Dừng lại)

Q2: Anh (chị) đã từng sử dụng dịch vụ ăn uống của các quán ăn lề đường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ chưa?

1. □ Có (Tiếp tục câu Q3) 2. □ Không (Dừng lại) III. PHẦN NỘI DUNG

Q3: Mức độ sử dụng dịch vụ ăn uống của anh (chị) tại các quán ăn lề đường trung bình mỗi tuần như thế nào?

1. □ < 2 lần 2. □ 2 - 4 lần 3. □ 5 – 7 lần 4. □ > 7 lần

Q4: Anh (chị) thường sử dụng dịch vụ ăn uống của quán ăn lề đường vào những dịp nào? (Có thể nhiều lựa chọn)

1. □ Hàng ngày 2. □ Cuối tuần

3. □ Khi có thời gian rảnh 4. □ Ngày nghỉ, lễ, tết

5. □ Gặp gỡ bạn bè 6. □ Bất cứ khi nào có nhu cầu 7. □ Khác (vui lòng ghi rõ):………

Q5: Anh (chị) thường đi ăn tại quán ăn lề đường với ai? (Có thể nhiều lựa chọn) 1. □ Một mình 2. □ Bạn bè, đồng nghiệp

3. □ Gia đình 4. □ Người yêu

5. □ Khác (vui lòng ghi rõ):………

Q6: Trung bình mỗi lần sử dụng dịch vụ ăn uống của quán ăn lề đường, anh (chị) thường chi bao nhiêu tiền? ………. VNĐ

Q7: Anh (chị) biết đến các quán ăn lề đường thông qua kênh thông tin nào? (Có thể nhiều lựa chọn)

1. □ Bạn bè, người quen giới thiệu 2. □ Báo chí/ internet 3. □ Từ người thân trong gia đình 4. □ Từ các tờ rơi quảng cáo 5. □ Do vô tình nhìn thấy 6. □ Khác (vui lòng ghi rõ):………

Q8: Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của anh (chị) về việc sử dụng thức ăn tại các quán ăn lề đường. Anh (chị) hãy cho biết mức độ quan trọng đối với từng yếu tố sau:

1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Trung bình

4. Quan trọng 5. Rất quan trọng

Các tiêu chí

Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1. Thức ăn ngon

2. Thức ăn có giá trị dinh dưỡng

3. Thực đơn đa dạng, phong phú

4. Thường xuyên có món mới

5. Thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

6. Quán ăn sạch sẽ

7. Mức độ nổi tiếng của quán ăn

8. Quán ăn có vị trí dễ tìm

9. Có chỗ để xe, giữ xe

10. Nhân viên phục vụ ân cần, chu đáo

11. Tính tiền nhanh chóng

12. Các yêu cầu của khách hàng được thực hiện nhanh

chóng

Các tiêu chí

Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

14. Người bán, nhân viên luôn quan tâm đến khách

hàng

15. Có sự ưu tiên cho khách quen

16. Giá cả hợp lý

17. Có phần ăn với nhiều mức giá khác nhau

Q9: Anh (chị) có hài lòng với dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường hay không? 1. □ Rất không hài lòng 2. □ Không hài lòng 3. □ Trung bình 4. □ Hài lòng 5. □ Rất hài lòng

III. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

Q10: Anh (chị) vui lòng cho biết giới tính của anh (chị) là 1. □ Nam 2. □ Nữ

Q11: Anh (chị) vui lòng cho biết tuổi của anh (chị) 1. □ < 18 tuổi 2. □ 18 – 25 tuổi 3. □ 26 – 35 tuổi 4. □ > 35 tuổi

Q12: Trình độ học vấn của anh (chị):

1. □ THPT hoặc thấp hơn 2. □ Trung cấp/ Cao đẳng 3. □ Đại học 4. □ Sau đại học

Q13: Nghề nghiệp của anh (chị):

1. □ Học sinh - sinh viên 2. □ Kinh doanh - buôn bán 3. □ Cán bộ - công chức 4. □ Nội trợ

5. □ Khác (vui lòng ghi rõ): ………..

Q14: Thu nhập của anh (chị) mỗi tháng là bao nhiêu?

1. □ Dưới 1.500.000đ 2. □ Từ 1.500.000đ đến 3.000.000đ 3. □ Từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ 4. □ Trên 5.000.000đ

PHỤ LỤC 2

XỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG SPSS

MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA Giới tính:

Q10: Gioi tinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid nam 31 31.0 31.0 31.0

nu 69 69.0 69.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Độ tuổi:

Q11: Tuoi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <18 tuoi 15 15.0 15.0 15.0 18-25 tuoi 68 68.0 68.0 83.0 26-35 tuoi 8 8.0 8.0 91.0 >35 tuoi 9 9.0 9.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 Trình độ học vấn

Q12: Trinh do hoc van

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid THPT hoac thap hon 21 21.0 21.0 21.0

trung cap cao dang 11 11.0 11.0 32.0 dai hoc 67 67.0 67.0 99.0 sau dai hoc 1 1.0 1.0 100.0 Total 100 100.0 100.0

Nghề nghiệp

Q13: Nghe nghiep

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Hoc sinh sinh vien 80 80.0 80.0 80.0

Kinh doanh buon ban 6 6.0 6.0 86.0 can bo cong chuc 13 13.0 13.0 99.0 noi tro 1 1.0 1.0 100.0 Total 100 100.0 100.0

Thu nhập

Q14: Thu nhap

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid < 1,5 trieu 48 48.0 48.0 48.0 1,5 - 3 trieu 29 29.0 29.0 77.0 3 - 5 trieu 20 20.0 20.0 97.0 > 5 trieu 3 3.0 3.0 100.0 Total 100 100.0 100.0

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN LỀ ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Mức độ sử dụng thức ăn đường phố của người dân

Q3: Muc do su dung dich vu an uong duong pho

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <2 lan 41 41.0 41.0 41.0 2-4 lan 40 40.0 40.0 81.0 5-7 lan 14 14.0 14.0 95.0 >7 lan 5 5.0 5.0 100.0 Total 100 100.0 100.0

Thời gian sử dụng thức ăn đường phố của người dân $Q4 Frequencies Responses Percent of Cases N Percent Thuong an khi naoa

Q4.1: Su dung vao nhung dip nao "hang ngay" 14 9.6% 14.0% Q4.2: Su dung vao nhung dip nao "cuoi tuan" 27 18.5% 27.0% Q4.3: Su dung vao nhung dip nao "khi co tg ranh" 22 15.1% 22.0% Q4.4: Su dung vao nhung dip nao "ngay nghi le

tet" 7 4.8% 7.0% Q4.5: Su dung vao nhung dip nao "gap go ban

be" 40 27.4% 40.0% Q4.6: Su dung vao nhung dip nao "bat cu khi nao

co nhu cau" 35 24.0% 35.0% Q4.7: Su dung vao nhung dip nao "khac" 1 .7% 1.0% Total 146 100.0% 146.0% a. Dichotomy group tabulated at value 1.

Đối tượng đi cùng khi sử dụng thức ăn đường phố của người dân

$Q5 Frequencies Responses Percent of Cases N Percent Thuong di an voi aia

Q5.1: Thuong di an voi ai "mot minh" 10 8.5% 10.0% Q5.2: Thuong di an voi ai "ban be dong

nghiep" 82 70.1% 82.0% Q5.3: Thuong di an voi ai "gia dinh" 15 12.8% 15.0% Q5.4: Thuong di an voi ai "nguoi yeu" 9 7.7% 9.0% Q5.5: Thuong di an voi ai "khac" 1 .9% 1.0% Total 117 100.0% 117.0% a. Dichotomy group tabulated at value 1.

Số tiền chi tiêu trung bình khi sử dụng thức ăn đường phố của người dân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ (Trang 57 -57 )

×