0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ (Trang 40 -40 )

Qua hình 4.3, ta thấy trình độ học vấn của các đáp viên khá cao, cụ thể có 67% đáp viên có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ cao nhất; 11% có trình độ trung cấp, cao đẳng; 21% đáp viên có trình độ trung học phổ thông hoặc thấp hơn và thấp nhất là 1% có trình độ sau đại học. Do đa số đáp viên là học sinh, sinh viên nên trình độ học vấn của các đáp viên từ trung cấp trở lên chiếm gần 80% số mẫu điều tra.

1% 67% 11% 21% THPT hoặc thấp hơn Trung cấp/ Cao đẳng Đại học Sau đại học

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

1%

6% 13%

80%

Học sinh - sinh viên Kinh doanh - buôn bán Cán bộ - công chức Nội trợ 3% 20% 29% 48% < 1,5 triệu 1,5 - 3 triệu 3 - 5 triệu > 5 triệu 4.1.4 Nghề nghiệp

Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên, số lượng học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 80% do quán ăn lề đường thường phù hợp với điều kiện sống của đa số học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, công nhân viên chức nhà nước chiếm 13%, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán chiếm 6%, và nội trợ chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1%. Điều này cho thấy học sinh, sinh viên thường là đối tượng khách hàng chủ yếu của các quán ăn lề đường. Đa phần học sinh, sinh viên thường sống xa nhà, mức thu nhập còn phụ thuộc vào gia đình nên hạn chế trong việc chi tiêu, cũng như thời gian để tự nấu ăn. Do đó, quán ăn lề đường được đông đảo học sinh, sinh viên ủng hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.4 Nghề nghiệp của đáp viên

4.1.5 Thu nhập

Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên, mức thu nhập dưới 1,5 triệu đồng mỗi tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 48%. Mức thu nhập từ 1,5 đến 3 triệu đồng chiếm 29%, từ 3 đến 5 triệu đồng chiếm 20%. Vì đa số đáp viên là học sinh và sinh viên nên thu nhập không cao. Những người có thu nhập trên 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 3%.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Kết luận:

Thông qua việc khảo sát 100 đáp viên, có thể thấy được cả khách hàng nam và nữ đều quan tâm đến loại hình kinh doanh này nhằm phục vụ cho nhu cầu thư giãn, giải trí, ăn uống, họp mặt…của mình. Trong đó có 83% khách hàng có độ tuổi dưới 25, điều này là phù hợp với thực tế vì ở độ tuổi này đa phần là học sinh sinh viên (chiếm 80% trong tổng số quan sát) với thu nhập mỗi tháng dưới 3 triệu đồng (chiếm 77% trong tổng số quan sát).

4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tình hình ăn uống tại các quán ăn lề đường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ được mô tả khái quát thông qua các tiêu chí sau: mức độ sử dụng, thời gian, kênh thông tin tìm hiểu, số tiền chi trả cho mỗi lần sử dụng…

4.2.1 Mức độ sử dụng thức ăn đường phố của người dân

Việc ăn uống tại các quán ăn lề đường là rất phổ biến bởi sự dễ dàng trong việc trao đổi, mua bán và giá cả cũng không quá cao nên việc sử dụng là khá thường xuyên và số lần sử dụng trung bình trong một tuần được thống kê trong bảng sau:

Bảng 4.1 Mức độ sử dụng thức ăn đường phố của người dân Số lần sử dụng/ Tuần Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 2 lần 41 41,0 2 đến 4 lần 40 40,0 5 đến 7 lần 14 14,0 Trên 7 lần 5 5,0 Tổng 100 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Theo kết quả điều tra cho thấy, mức độ sử dụng dưới 2 lần chiếm 41%, từ 2 đến 4 lần là 40%. Mặc dù thức ăn lề đường là sản phẩm thiết yếu và dễ sử dụng nhưng tỷ lệ trên 5 lần chỉ chiếm 19%, do người dân nhận thức được chất lượng thực phẩm cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo nên cũng hạn chế việc sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

4.2.2 Thời gian sử dụng thức ăn đường phố của người dân 14 14 27 22 7 40 35 1 0 10 20 30 40 50 Hàng ngày Cuối tuần Khi có thời gian rãnh Ngày nghĩ, lễ, tết Gặp gỡ bạn bè Bất cứ khi nào có nhu cầu Khác

Số lượng đáp viên

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.6 Thời gian sử dụng thức ăn đường phố của người dân

Việc sử dụng dịch vụ ăn uống lề đường của người dân vào thời gian nào cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen mua sắm, sinh hoạt của mỗi người, cụ thể khi được hỏi anh, chị thường sử dụng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường vào những dịp nào, có 14 đáp viên được hỏi lựa chọn ăn uống tại các quán ăn lề đường hàng ngày; 22 đáp viên sử dụng khi có thời gian rãnh; 27 đáp viên thường ăn uống tại các quán ăn lề đường vào cuối tuần. Chỉ có 7 đáp viên thường ăn uống tại các quán ăn lề đường vào các ngày nghĩ, lễ, tết. Phần lớn đáp viên được phỏng vấn là học sinh, sinh viên nên lựa chọn nhiều nhất là sử dụng khi gặp gỡ bạn bè (40 đáp viên), do hiện nay các loại hình ăn vặt đang được phát triển mạnh tại các quán ăn lề đường và đã trở thành một trong những hình thức vui chơi giải trí, là nơi gặp gỡ bạn bè được ưa chuộng của các bạn trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, việc bất cứ khi nào có nhu cầu thì mới sử dụng thức ăn đường phố chiếm số lượng tương đương với câu trả lời của 35 đáp viên, điều này là phù hợp với thực tế vì các quán ăn lề đường rất phổ biến, giá cả lại rẻ nên mỗi khi có nhu cầu phát sinh thì người dân có thể sử dụng ngay không cần phải cân nhắc hay phân vân khi lựa chọn.

4.2.3 Đối tượng đi cùng khi sử dụng thức ăn đường phố của người dân dân

Quán ăn lề đường đã trở thành một trong những điểm gặp gỡ bạn bè, cũng như thư giãn cuối tuần hay phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Việc đi ăn cùng ai cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn có sử dụng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường hay không. Xu hướng lựa chọn đi cùng ai được thể hiện qua hình sau:

10 82 15 9 1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Một mình Bạn bè, đồng nghiệp Gia đình Người yêu Khác Số lượng đáp viên

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.7 Đối tượng đi cùng khi sử dụng thức ăn đường phố của người dân Vì mục đích sử dụng để gặp gỡ bạn bè là thường xuyên nhất nên đối tượng đi cùng là bạn bè, đồng nghiệp được 82 đáp viên lựa chọn. Đi cùng gia đình hay đi một mình không được nhiều người lựa chọn, với 15 và 10 đáp viên lựa chọn. Còn lại có 9 đáp viên chọn đi cùng với người yêu.

4.2.4 Số tiền chi tiêu trung bình khi sử dụng thức ăn đường phố của người dân dân

Nhìn chung, giá cả tại các quán ăn lề đường là khá rẻ. Cụ thể, số tiền chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi ăn uống tại các quán ăn lề đường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Số tiền chi tiêu trung bình khi sử dụng thức ăn đường phố Tối thiểu (VNĐ) Tối đa (VNĐ) Trung bình (VNĐ) Phương sai Số tiền chi tiêu 10.000 200.000 47.000 33744,846

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Khi nhắc đến giá cả tại các quán ăn lề đường, chúng ta thường nghĩ đến giá rẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và trở thành xu hướng vui chơi giải trí được nhiều người ưa chuộng thì việc mọc lên nhiều hàng quán để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều. Việc chi tiêu cho hoạt động vui chơi giải trí bằng hình thức ăn uống, họp mặt cùng bạn bè cũng trở nên thoải mái, chỉ cần đáp ứng được nhu cầu nên mức chi tiêu tối đa lên đến 200.000 đồng. Mặc dù vậy, đối tượng chủ yếu đến ăn tại các quán ăn lề đường vẫn là học sinh, sinh viên, do đó giá cả phải chăng vẫn là yếu tố quan trọng, nên mức chi tiêu tối thiểu cho mỗi lần sử dụng là 10.000 đồng. Với mức chi tiêu trung bình là 47.000 đồng là tương đối nhưng xét theo mục đích sử dụng được lựa chọn nhiều nhất là gặp gỡ bạn bè và số lần sử dụng dưới 4 lần được 81 đáp viên lựa chọn thì mức chi tiêu trung bình này là chấp nhận được.

63 3 13 11 43 0 10 20 30 40 50 60 70 Bạn bè, người quen giơi thiệu

Báo chí/ Internet Từ người thân trong gia đình Từ các tờ rơi quảng cáo Do vô tình nhìn thấy

Số lượng đáp viên

4.2.5 Kênh thông tin về các quán ăn lề đường

Một trong những đặc trưng của quán ăn lề đường là dễ dàng tìm kiếm, có mặt ở khắp mọi nơi từ những hàng quán cố định đến những người bán hàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số kênh thông tin khá phổ biến về quán ăn lề đường được thể hiện như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.8 Kênh thông tin về các quán ăn lề đường

Bạn bè, người quen giới thiệu là kênh thông tin mạnh nhất với 63 đáp viên lựa chọn. Điều này là phù hợp với thực tế vì khi đi ăn cùng bạn bè trong các cuộc họp mặt, chúng ta sẽ được giới thiệu đến các địa điểm đã được bạn bè đến ăn và cảm thấy hài lòng. Đó là một kênh thông tin quan trọng và được xem là đáng tin cậy hơn so với việc tìm hiểu từ báo chí hay Internet, do đó số lượng đáp viên biết đến thông qua kênh thông tin từ báo chí, Internet chỉ là 3 người. Tuy vậy, không thể bỏ qua tính đặc trưng của quán ăn lề đường là dễ dàng nhìn thấy trên các con đường, do đó có đến 43 đáp viên ghé lại ăn uống do bị hấp dẫn bởi mùi hương, màu sắc bắt mắt của món ăn mà mình vô tình nhìn thấy khi đi ngang qua.

4.2.6 Đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường của người dân người dân

Hiện nay số lượng các quán ăn lề đường đang càng ngày càng tăng nhanh, nên việc quản lý và kiểm soát chất lượng tại các quán ăn lề đường ngày càng khó khăn. Đặc biệt, gần đây có nhiều tin tức về các vụ ngộ độc thực phẩm hay các món ăn vặt chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng… ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh thức ăn đường phố. Bên cạnh đó, cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường là một yếu tố quan trọng tác động đến tình hình kinh doanh của các quán ăn lề đường này.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.9 Đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường Qua khảo sát 100 đáp viên, số đáp viên cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ ăn uống tại các quán ăn lề đường chiếm 59%, 5% đáp viên cảm thấy rất hài lòng. Nhìn chung có 31% đáp viên ở vị trí trung lập. Chỉ có 5% đáp viên cảm thấy không hài lòng và rất không hài lòng về chất lượng dịch vụ mà các quán ăn lề đường này mang lại.

Kết luận:

Phần lớn các đáp viên được phỏng vấn là học sinh, sinh viên nên họ thường lựa chọn hình thức ăn uống tại các quán ăn lề đường khi gặp gỡ bạn bè và đối tượng đi cùng thường là bạn bè, đồng nghiệp. Việc chi tiêu cho hoạt động vui chơi giải trí bằng hình thức ăn uống, họp mặt cùng bạn bè cũng trở nên thoải mái, chỉ cần đáp ứng được nhu cầu nên mức chi tiêu tối đa lên đến 200.000 đồng. Mặc dù vậy, đối tượng chủ yếu đến ăn tại các quán ăn lề đường vẫn là học sinh, sinh viên, do đó giá cả phải chăng vẫn là yếu tố quan trọng, nên mức chi tiêu tối thiểu cho mỗi lần sử dụng là 10.000 đồng. Với mức chi tiêu trung bình là 47.000 đồng là tương đối nhưng xét theo mục đích sử dụng được lựa chọn nhiều nhất là gặp gỡ bạn bè và số lần sử dụng dưới 4 lần/ tuần được 81 đáp viên lựa chọn thì mức chi tiêu trung bình này là chấp nhận được. bên cạnh đó, bạn bè, người quen giới thiệu là kênh thông tin mạnh nhất với 63 đáp viên lựa chọn. Điều này là phù hợp với thực tế vì khi đi ăn cùng bạn bè trong các cuộc họp mặt, chúng ta sẽ được giới thiệu đến các địa điểm đã được bạn bè đến ăn và cảm thấy hài lòng.

2%

31%

59%

5% 3%

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Trung bình

Hài lòng

Rất hài lòng

4.3 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC VỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN KHẨU HỌC VỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

4.3.1 Giới tính và mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố

H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa nam và nữ

H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa nam và nữ

Bảng 4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố và giới tính

Mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố

Kiểm định Levene Kiểm định T Giá trị F Giá trị Sig Giá trị T Giá trị P Giới tính 3,932 0,050 -0,066 0,948

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Thực hiện kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa nam và nữ bằng phương pháp Independent -samples T-test. Đầu tiên ta xem xét kiểm định Levene có Sig = 0,05 = 0,05, suy ra không có sự khác biệt về phương sai của hai tổng thể, ta đọc kết quả kiểm định T ở dòng Equal variances assumed. Kết quả kiểm định T cho biết Sig = 0,948 > 0,05 nên ta có thể chấp nhận giả thiết H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa nam và nữ.

4.3.2 Độ tuổi và mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố

H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa những người có độ tuổi khác nhau

H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa những người có độ tuổi khác nhau

Bảng 4.4 Kiểm định sự khác biệt giữa mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố và độ tuổi

Độ tuổi Mức độ hài lòng

Kiểm định Levene Kiểm định Anova Giá trị Sig F P Mức độ hài lòng khi sử dụng thức

ăn đường phố 0,011 2,916 0,038

Xem xét kết quả kiểm định Anova cho giá trị Sig = 0,038 < 0,05, nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa những người có độ tuổi khác nhau.

4.3.3 Trình độ học vấn và mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố đường phố

H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa những người có trình độ học vấn khác nhau

H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng thức ăn đường phố giữa những người có trình độ học vấn khác nhau

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ (Trang 40 -40 )

×