Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn đường phố trên địa bàn quận ninh kiều tp. cần thơ (Trang 33)

Công nghiệp

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ “Cantho Software Park CSP” cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.

Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2012 tương đối ổn định, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không cao, đặc biệt các tháng gần đây mức tăng trưởng khá hơn các tháng đầu năm, do các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay vốn để sản xuất kinh doanh trong gói kích cầu của Chính phủ đã giảm bớt khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định và tiếp tục phát triển.

Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện gần 16.653 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp quốc doanh ước thực hiện 1.686 tỷ đồng, đạt 62,46% kế hoạch và giảm 13,35% so với cùng kỳ; công nghiệp ngoài quốc doanh ước thực hiện 13.626 tỷ đồng, đạt 96,64% kế hoạch và tăng 28,94% so với cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 1.341 tỷ đồng, vượt 3,12% kế hoạch và tăng 3,05% so với cùng kỳ.

Tính từ đầu năm 2009 đến nay, các khu công nghiệp Cần Thơ thu hút thêm tổng cộng 21 dự án đầu tư mới và 9 dự án tăng vốn mở rộng sản xuất, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 268,7 triệu USD. Đồng thời rút giấy phép 5 dự án do quá hạn không triển khai và vi phạm hợp đồng thuê đất. Các khu công nghiệp Cần Thơ hiện có 187 dự án còn hiệu lực, diện tích đất thuê 542,2 ha đất, với tổng đầu tư đăng ký là 1,6 tỷ USD; vốn thực hiện 540,6 triệu USD, đạt tỷ trọng 34% tổng vốn đầu tư đăng ký. Có 138 dự án trong tổng số 187 dự án đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 73,8% dự án đăng ký đầu tư.

Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn - Hàng Bàng: diện tích 38,2 ha, hiện có 17 dự án đang hoạt động, diện tích đất cho thuê là 6,6 ha. Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thị trấn Thạnh An, huyện

Vĩnh Thạnh đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích khoảng 49,2 ha. Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quận Bình Thủy, đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích khoảng 66 ha. Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quận Ô Môn, đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích 30,71 ha.

Thương mại – dịch vụ

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Big C, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.

Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Thành phố Cần Thơ như Agribank, Vietcombank, VietinBank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN... Hiện Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, với tốc độ phát triển đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TPHCM)

Tình hình lưu chuyển hàng hoá trên thị trường có bước phát triển tốt, sức mua tăng khá cao so cùng kỳ, các siêu thị, công ty và cửa hàng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại và đưa hàng về nông thôn để đẩy mạnh bán ra. Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Bên cạnh đó, sản xuất lúa vụ đông xuân trúng mùa, được giá, nông dân có lãi và phấn khởi, đây là yếu tố thuận lợi cho kích cầu tiêu dùng. Năm 2009, hàng hóa bán ra ước thực hiện 54.144 tỷ đồng, vượt 0.27% kế hoạch năm và tăng 44,79% so cùng kỳ; bán lẻ ước đạt 25.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 21,83% so cùng kỳ

Ngoại thương

Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu ngoại tệ chưa đạt so kế hoạch (đạt 91%) và giảm so cùng kỳ năm 2012, chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm. Nguyên nhân chủ yếu do giá gạo xuất khẩu năm 2012 giảm và nhu cầu nhập khẩu thủy sản của một số nước hạn chế (nhất là đối với

thị trường Nga, hiện nay doanh nghiệp Cần Thơ chỉ có 2 đơn vị được phép xuất khẩu cá da trơn); bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu thủy sản không ổn định, do một số hộ nuôi tôm, cá thiếu vốn và bị lỗ trong năm 2011, nên đã cắt giảm lượng nuôi tôm, cá tra trong năm 2012; một số hàng công nghiệp khác như: may mặc, giày dép,... sản xuất và xuất khẩu cũng gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Kim ngạch nhập khẩu đạt thấp so kế hoạch và giảm so cùng kỳ năm 2011; nhập khẩu giảm cả về lượng và giá trị ở hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp chế biến. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 843,7 triệu USD, đạt 90,82% kế hoạch năm và giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2008; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 814,6 triệu USD, đạt 90,51,% so kế hoạch và giảm 8,5% so cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 29,1 triệu USD, tăng 0,34% so kế hoạch và tăng gần 7% so cùng kỳ. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 450 triệu USD, đạt 61,9% so kế hoạch và giảm 24,4% so cùng kỳ. Chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu vật tư nguyên liệu và vải giảm; trong đó, nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm 98,9%. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: phân bón, nguyên liệu dược, nông dược, vải, xăng dầu.

3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Giới thiệu các quán ăn lề đường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là trung tâm của miền sông nước Tây Nam bộ trù phú với nhiều loại cây trái, rau quả, cá thịt, và là nơi quy tụ những món ăn đặc sắc của vùng. Do đó, nét đặc trưng của ẩm thực Cần Thơ là món ăn luôn được làm từ nguyên liệu đặc sản của địa phương như gạo, nếp và đầy ắp các loại rau tươi ăn sống kèm theo.

Đi dọc các tuyến đường của Thành phố Cần Thơ, ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều điểm kinh doanh thức ăn đường phố với nhiều món ăn phong phú. Có rất nhiều địa điểm bán thức ăn đường phố được khách hàng ghi nhớ và lan truyền nhanh chóng. Những địa điểm đó thường có lượng khách hàng rất đông mỗi ngày, là điểm hẹn dễ ghi nhớ, thuận tiện trong các buổi họp mặt, đồng thời là địa điểm bắt đầu tập trung đầu tiên cho một buổi đi chơi.

Thức ăn đường phố tại Cần Thơ nổi tiếng với các món ăn vặt được nhiều bạn trẻ yêu thích như: gỏi khô bò tại bảo tàng Thành phố Cần Thơ, cá viên chiên dọc theo đường ra công viên sông Hậu, trứng cút chiên trên đường Lý Tự Trọng hay con đường với tên gọi thân thuộc là đường Ba Khía với các

quán ăn nổi tiếng về nghêu, sò, ốc... Gần đây, Cần Thơ còn du nhập thêm các món ăn vặt nổi tiếng từ các địa phương khác như: trà chanh chém gió, bánh tráng nướng, chè khúc bạch, hồ lô nướng, khoai tây lốc xoáy… Ngập tràn trên các trục lộ chính ở quận Ninh Kiều vào buổi xế chiều và buổi tối là những quán cóc trên vỉa hè với các tiếng cười nói rôm rả của các bạn trẻ, tạo nên nét vui tươi nhộn nhịp cho Thành phố Cần Thơ về đêm.

Trong thời gian vừa qua, Thành phố Cần Thơ đã và đang thực hiện chủ đề “Trật tự, kỷ cương đô thị”, tăng cường tuần tra kiểm soát, thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài để khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, làm mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, việc chấp hành quy định chỉ mang tính chất đối phó và không thật sự nghiêm túc. Song hành cùng những nét đẹp và lợi ích từ việc kinh doanh thức ăn đường phố mang lại là những vấn đề tiêu cực đến từ cả người bán lẫn người tiêu dùng.

3.2.2 Những mặt tích cực và tiêu cực trong kinh doanh thức ăn đường phố đường phố

3.2.2.1 Những mặt tích cực

Quán ăn lề đường là một trong những nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia. Đây không chỉ là một hình như kinh doanh mang lại thu nhập cho nhiều gia đình với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, nhưng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận dù số lượng quán ăn lề đường khá nhiều, tính cạnh tranh ngày càng cao nhưng với lượng khách hàng đông đảo và giá cả sản phẩm thấp thì những người kinh doanh quán ăn lề đường vẫn có thể thu hút được khách hàng. Kinh doanh ẩm thực đường phố ngày càng phổ biến vì vừa được mọi người dễ dàng chấp nhận, không đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, vừa cần số vốn đầu tư ít ỏi nên đây được xem là kế sinh nhai của nhiều người dân nông thôn di cư lên thành phố để tìm kiếm việc làm mưu sinh qua ngày. Điều này mang ý nghĩa nhân văn rất cao, giúp các món ăn truyền thống được lưu truyền và quảng bá rộng rãi ra nhiều địa phương khác nhau, tạo nên nét văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú cho nền ẩm thực Việt Nam, đồng thời giải quyết được việc làm cho nhiều lao động.

Quán ăn lề đường đã mang lại những lợi ích thiết thực khó có thể thay đổi đối với người tiêu dùng. Thức ăn đường phố được bán ở những nơi công cộng như gần trường học, cơ quan làm việc, bệnh viện… nên rất tiện ích cho những đối tượng là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên hay thân nhân nuôi bệnh của những bệnh nhân ở bệnh viện. Người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được thời gian khi có nhu cầu ăn uống vì không cần phải mất thời gian gửi xe vào chợ, hay phải gửi vật dụng mang theo, chờ tính tiền, lấy hóa đơn như khi

đi vào siêu thị hay cửa hàng mà chỉ cần ghé ngay bên lề đường là có thể mua về hay vào ăn ngay. Hơn nữa, giá cả của quán ăn lề đường là tương đối thấp, phù hợp với những đối tượng có thu nhập trung bình và nhiều tầng lớp khác nhau.

Ngoài những quán ăn cố định trên vỉa hè, không thể không nhắc đến những người bán hàng rong di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Họ tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Theo đó, khả năng giao tiếp, liên lạc hay trải nghiệm kiến thức xã hội của họ được nâng cao. Quan trọng hơn, những người bán hàng rong luôn tạo được mối quan hệ thân thiện giữa người bán và người mua, điều mà ở các cửa hàng hay siêu thị không có được, khi mà người ta chỉ đối diện với hàng hóa và ra quầy tính tiền.

3.2.2.2 Những mặt tiêu cực

Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực mà kinh doanh quán ăn lề đường mang lại. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh tiêu cực, hình thức kinh doanh quán ăn lề đường cũng đang làm nảy sinh nhiều vấn đề được cộng đồng quan tâm.

Khi nhắc đến quán ăn lề đường, người ta thường nghĩ ngay đến tình hình kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, gây tình trạng ùn tắc giao thông. Quán ăn lề đường xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các tuyến đường lớn đến các con hẻm nhỏ, những người dân thiếu ý thức vô tư dừng lại mua bán, các quán ăn nhỏ thì trưng bày bàn ghế, tủ đồ ăn ra chiếm cả lòng đường. Đặc biệt, những người bán hàng rong thường đến bán tại những nơi tập trung đông người vì dễ tìm kiếm khách hàng, nhưng lại gây cản trở lưu thông của các phương tiện qua lại.

Một khía cạnh khác mà chúng ta cần đề cập đến đó là bên cạnh việc đem lại nét văn hóa ẩm thực truyền thống thì không ít quán ăn lề đường ngày nay đang làm biến đổi những nét đẹp ấy. Tình trạng vức rác bừa bãi của những người bán cũng như cả những người tiêu dùng kém ý thức làm mất đi hình ảnh đẹp của hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố. Rác thải từ hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố tràn ngập trên đường phố, không chỉ vậy họ còn vứt rác, nước thải xuống sông làm ô nhiễm môi trường nặng nề.

Tình trạng chèo kéo khách hàng tại các điểm du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài, những người bán tranh giành khách, đeo bám, đôi khi còn có tình trạng móc túi hay lường gạt khách hàng gây mất an ninh trật tự, làm mất mỹ quan đô thị, để lại ấn tượng không tốt trong lòng du khách.

Đặc biệt, với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, những người bán thức ăn đường phố vì lợi nhuận và muốn có giá rẻ để cạnh tranh đã sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc, thực phẩm không được tươi sống, thay các nguyên liệu tự nhiên bằng hương liệu, hóa chất gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

4.1 MÔ TẢ CHUNG VỀ MẪU ĐIỀU TRA

Qua phỏng vấn trực tiếp 100 người dân tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, số quan sát thu về là 100%, không có quan sát nào bị loại. Để có cái nhìn tổng quát hơn về đối tượng nghiên cứu, tác giả mô tả khái quát thông tin của đối tượng nghiên cứu thông qua: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.

4.1.1 Giới tính

Qua kết quả điều tra cho thấy, trong 100 đáp viên được phỏng vấn, tỷ lệ nữ chiếm 69% và nam chiếm 31%. Tỷ lệ này cho thấy cả khách hàng nam và nữ đều quan tâm đến việc sử dụng thức ăn đường phố vì đây là loại hình kinh doanh rất phổ biến nhằm phục vụ cho nhu cầu thư giãn, giải trí, ăn uống, họp mặt… cho cả hai đối tượng trên.

31%

69%

Nam Nữ

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.1 Giới tính của đáp viên

4.1.2 Độ tuổi

Trong tổng số 100 đáp viên được phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, có 15% đáp viên có độ tuổi dưới 18 tuổi và 68% đáp viên có độ tuổi từ 18 đến 25. Điều này là phù hợp với thực tế, vì ở độ tuổi này đa phần là học sinh, sinh viên, đây là nhóm có nhu cầu cao trong việc sử dụng dịch vụ ăn uống tại các

quán ăn lề đường. Nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm 8% và trên 35 tuổi chiếm 9%, đối với độ tuổi này thì nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống tại quán ăn lề đường không cao, vì những đáp viên ở độ tuổi này thường đã có việc làm và đã lập gia đình nên ít có thời gian để đi ăn uống, vui chơi hay gặp gỡ bạn bè như những đáp viên có độ tuổi dưới 25 tuổi.

8% 9% 68% 15% < 18 tuổi 18 - 25 tuổi 26 - 35 tuổi > 35 tuổi

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014

Hình 4.2 Độ tuổi của đáp viên

4.1.3 Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn đường phố trên địa bàn quận ninh kiều tp. cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)