Những mặt tích cực và tiêu cực trong kinh doanh thức ăn đường phố

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn đường phố trên địa bàn quận ninh kiều tp. cần thơ (Trang 36 - 39)

từ cả người bán lẫn người tiêu dùng.

3.2.2 Những mặt tích cực và tiêu cực trong kinh doanh thức ăn đường phố đường phố

3.2.2.1 Những mặt tích cực

Quán ăn lề đường là một trong những nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia. Đây không chỉ là một hình như kinh doanh mang lại thu nhập cho nhiều gia đình với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, nhưng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận dù số lượng quán ăn lề đường khá nhiều, tính cạnh tranh ngày càng cao nhưng với lượng khách hàng đông đảo và giá cả sản phẩm thấp thì những người kinh doanh quán ăn lề đường vẫn có thể thu hút được khách hàng. Kinh doanh ẩm thực đường phố ngày càng phổ biến vì vừa được mọi người dễ dàng chấp nhận, không đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, vừa cần số vốn đầu tư ít ỏi nên đây được xem là kế sinh nhai của nhiều người dân nông thôn di cư lên thành phố để tìm kiếm việc làm mưu sinh qua ngày. Điều này mang ý nghĩa nhân văn rất cao, giúp các món ăn truyền thống được lưu truyền và quảng bá rộng rãi ra nhiều địa phương khác nhau, tạo nên nét văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú cho nền ẩm thực Việt Nam, đồng thời giải quyết được việc làm cho nhiều lao động.

Quán ăn lề đường đã mang lại những lợi ích thiết thực khó có thể thay đổi đối với người tiêu dùng. Thức ăn đường phố được bán ở những nơi công cộng như gần trường học, cơ quan làm việc, bệnh viện… nên rất tiện ích cho những đối tượng là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên hay thân nhân nuôi bệnh của những bệnh nhân ở bệnh viện. Người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được thời gian khi có nhu cầu ăn uống vì không cần phải mất thời gian gửi xe vào chợ, hay phải gửi vật dụng mang theo, chờ tính tiền, lấy hóa đơn như khi

đi vào siêu thị hay cửa hàng mà chỉ cần ghé ngay bên lề đường là có thể mua về hay vào ăn ngay. Hơn nữa, giá cả của quán ăn lề đường là tương đối thấp, phù hợp với những đối tượng có thu nhập trung bình và nhiều tầng lớp khác nhau.

Ngoài những quán ăn cố định trên vỉa hè, không thể không nhắc đến những người bán hàng rong di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Họ tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Theo đó, khả năng giao tiếp, liên lạc hay trải nghiệm kiến thức xã hội của họ được nâng cao. Quan trọng hơn, những người bán hàng rong luôn tạo được mối quan hệ thân thiện giữa người bán và người mua, điều mà ở các cửa hàng hay siêu thị không có được, khi mà người ta chỉ đối diện với hàng hóa và ra quầy tính tiền.

3.2.2.2 Những mặt tiêu cực

Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực mà kinh doanh quán ăn lề đường mang lại. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh tiêu cực, hình thức kinh doanh quán ăn lề đường cũng đang làm nảy sinh nhiều vấn đề được cộng đồng quan tâm.

Khi nhắc đến quán ăn lề đường, người ta thường nghĩ ngay đến tình hình kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, gây tình trạng ùn tắc giao thông. Quán ăn lề đường xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các tuyến đường lớn đến các con hẻm nhỏ, những người dân thiếu ý thức vô tư dừng lại mua bán, các quán ăn nhỏ thì trưng bày bàn ghế, tủ đồ ăn ra chiếm cả lòng đường. Đặc biệt, những người bán hàng rong thường đến bán tại những nơi tập trung đông người vì dễ tìm kiếm khách hàng, nhưng lại gây cản trở lưu thông của các phương tiện qua lại.

Một khía cạnh khác mà chúng ta cần đề cập đến đó là bên cạnh việc đem lại nét văn hóa ẩm thực truyền thống thì không ít quán ăn lề đường ngày nay đang làm biến đổi những nét đẹp ấy. Tình trạng vức rác bừa bãi của những người bán cũng như cả những người tiêu dùng kém ý thức làm mất đi hình ảnh đẹp của hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố. Rác thải từ hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố tràn ngập trên đường phố, không chỉ vậy họ còn vứt rác, nước thải xuống sông làm ô nhiễm môi trường nặng nề.

Tình trạng chèo kéo khách hàng tại các điểm du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài, những người bán tranh giành khách, đeo bám, đôi khi còn có tình trạng móc túi hay lường gạt khách hàng gây mất an ninh trật tự, làm mất mỹ quan đô thị, để lại ấn tượng không tốt trong lòng du khách.

Đặc biệt, với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, những người bán thức ăn đường phố vì lợi nhuận và muốn có giá rẻ để cạnh tranh đã sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc, thực phẩm không được tươi sống, thay các nguyên liệu tự nhiên bằng hương liệu, hóa chất gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn đường phố trên địa bàn quận ninh kiều tp. cần thơ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)