3.1.1 Lịch sử hình thành
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 1.389,59 km² và dân số là 1.200.300 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn, huyện Thốt Nốt, một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng, các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú, một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long, xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Cần Thơ được biết đến như là “Tây Đô” (thủ đô của miền Tây) nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam)...
Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố Cần Thơ đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật… Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương kể từ ngày 24/6/2009 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 889/QĐ - TTg, công nhận Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên).
3.1.2 Diện tích và dân cư của Thành phố Cần Thơ
Tính đến năm 2011, Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² trong đó diện tích nội thành 53 km². Dân số 1.200.300 người, mật độ dân số đạt 852 người/km2. Trong đó dân số tại thành thị đạt gần 791.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600.100 người, trong khi đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰.
Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. (Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP)
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ Đơn vị hành chính cấp huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ km2) Số đơn vị hành chính Quận Ninh Kiều 29,20 243.794 7.167 13 phường Quận Bình Thủy 70,59 133.565 1.375 8 phường Quận Cái Răng 62,53 86.278 1.380 7 phường Quận Ô Môn 125,41 129.683 1.034 7 phường Quận Thốt Nốt 117,87 158.255 1.343 9 phường
Huyện Phong Điền 119,48 99.328 860 1 thị trấn và 6 xã Huyện Cờ Đỏ 310,48 124.069 394 1 thị trấn và 9 xã Huyện Thới Lai 255,66 120.964 473 1 thị trấn và 12 xã Huyện Vĩnh Thạnh 297,59 112.529 396 2 thị trấn và 9 xã
Nguồn: Website Thành phố Cần Thơ
3.1.3 Cơ sở hạ tầng
Đường bộ
Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh: - Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang - Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang
- Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
- Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng
Ngày 24/4/2010, cầu Cần Thơ chính thức được thông xe và phà Cần Thơ cũng chính thức ngừng hoạt động. Phương tiện giao thông đường bộ ngày càng phong phú.
Đường thủy
Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mekong chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và
đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.
Cần Thơ có 3 bến cảng:
- Cảng Cần Thơ: diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn.
- Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm.
- Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.
Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ.
Đường hàng không
Cần Thơ có sân bay Cần Thơ, là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, được chính thức đưa vào hoạt động ngày 03/01/2009, Cần Thơ khánh thành sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Nhưng hiện nay, cụm cảng hàng không miền Nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan) để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào.
Điện
Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển Tây) - Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai và hoàn thành năm 2009. Nhu vậy Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.
Nước
Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch với công suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày.
Viễn thông
Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới.
3.1.4 Tình hình kinh tế
Công nghiệp
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ “Cantho Software Park CSP” cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.
Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2012 tương đối ổn định, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không cao, đặc biệt các tháng gần đây mức tăng trưởng khá hơn các tháng đầu năm, do các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay vốn để sản xuất kinh doanh trong gói kích cầu của Chính phủ đã giảm bớt khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định và tiếp tục phát triển.
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện gần 16.653 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp quốc doanh ước thực hiện 1.686 tỷ đồng, đạt 62,46% kế hoạch và giảm 13,35% so với cùng kỳ; công nghiệp ngoài quốc doanh ước thực hiện 13.626 tỷ đồng, đạt 96,64% kế hoạch và tăng 28,94% so với cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 1.341 tỷ đồng, vượt 3,12% kế hoạch và tăng 3,05% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu năm 2009 đến nay, các khu công nghiệp Cần Thơ thu hút thêm tổng cộng 21 dự án đầu tư mới và 9 dự án tăng vốn mở rộng sản xuất, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 268,7 triệu USD. Đồng thời rút giấy phép 5 dự án do quá hạn không triển khai và vi phạm hợp đồng thuê đất. Các khu công nghiệp Cần Thơ hiện có 187 dự án còn hiệu lực, diện tích đất thuê 542,2 ha đất, với tổng đầu tư đăng ký là 1,6 tỷ USD; vốn thực hiện 540,6 triệu USD, đạt tỷ trọng 34% tổng vốn đầu tư đăng ký. Có 138 dự án trong tổng số 187 dự án đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 73,8% dự án đăng ký đầu tư.
Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn - Hàng Bàng: diện tích 38,2 ha, hiện có 17 dự án đang hoạt động, diện tích đất cho thuê là 6,6 ha. Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thị trấn Thạnh An, huyện
Vĩnh Thạnh đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích khoảng 49,2 ha. Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quận Bình Thủy, đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích khoảng 66 ha. Trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quận Ô Môn, đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích 30,71 ha.
Thương mại – dịch vụ
Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Big C, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.
Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Thành phố Cần Thơ như Agribank, Vietcombank, VietinBank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN... Hiện Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, với tốc độ phát triển đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TPHCM)
Tình hình lưu chuyển hàng hoá trên thị trường có bước phát triển tốt, sức mua tăng khá cao so cùng kỳ, các siêu thị, công ty và cửa hàng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại và đưa hàng về nông thôn để đẩy mạnh bán ra. Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Bên cạnh đó, sản xuất lúa vụ đông xuân trúng mùa, được giá, nông dân có lãi và phấn khởi, đây là yếu tố thuận lợi cho kích cầu tiêu dùng. Năm 2009, hàng hóa bán ra ước thực hiện 54.144 tỷ đồng, vượt 0.27% kế hoạch năm và tăng 44,79% so cùng kỳ; bán lẻ ước đạt 25.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 21,83% so cùng kỳ
Ngoại thương
Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu ngoại tệ chưa đạt so kế hoạch (đạt 91%) và giảm so cùng kỳ năm 2012, chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm. Nguyên nhân chủ yếu do giá gạo xuất khẩu năm 2012 giảm và nhu cầu nhập khẩu thủy sản của một số nước hạn chế (nhất là đối với
thị trường Nga, hiện nay doanh nghiệp Cần Thơ chỉ có 2 đơn vị được phép xuất khẩu cá da trơn); bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu thủy sản không ổn định, do một số hộ nuôi tôm, cá thiếu vốn và bị lỗ trong năm 2011, nên đã cắt giảm lượng nuôi tôm, cá tra trong năm 2012; một số hàng công nghiệp khác như: may mặc, giày dép,... sản xuất và xuất khẩu cũng gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Kim ngạch nhập khẩu đạt thấp so kế hoạch và giảm so cùng kỳ năm 2011; nhập khẩu giảm cả về lượng và giá trị ở hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp chế biến. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 843,7 triệu USD, đạt 90,82% kế hoạch năm và giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2008; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 814,6 triệu USD, đạt 90,51,% so kế hoạch và giảm 8,5% so cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 29,1 triệu USD, tăng 0,34% so kế hoạch và tăng gần 7% so cùng kỳ. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 450 triệu USD, đạt 61,9% so kế hoạch và giảm 24,4% so cùng kỳ. Chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu vật tư nguyên liệu và vải giảm; trong đó, nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm 98,9%. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: phân bón, nguyên liệu dược, nông dược, vải, xăng dầu.
3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Giới thiệu các quán ăn lề đường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là trung tâm của miền sông nước Tây Nam bộ trù phú với nhiều loại cây trái, rau quả, cá thịt, và là nơi quy tụ những món ăn đặc sắc của vùng. Do đó, nét đặc trưng của ẩm thực Cần Thơ là món ăn luôn được làm từ nguyên liệu đặc sản của địa phương như gạo, nếp và đầy ắp các loại rau tươi ăn sống kèm theo.
Đi dọc các tuyến đường của Thành phố Cần Thơ, ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều điểm kinh doanh thức ăn đường phố với nhiều món ăn phong phú. Có rất nhiều địa điểm bán thức ăn đường phố được khách hàng ghi nhớ và lan truyền nhanh chóng. Những địa điểm đó thường có lượng khách hàng rất đông mỗi ngày, là điểm hẹn dễ ghi nhớ, thuận tiện trong các buổi họp mặt, đồng thời là địa điểm bắt đầu tập trung đầu tiên cho một buổi đi chơi.
Thức ăn đường phố tại Cần Thơ nổi tiếng với các món ăn vặt được nhiều bạn trẻ yêu thích như: gỏi khô bò tại bảo tàng Thành phố Cần Thơ, cá viên chiên dọc theo đường ra công viên sông Hậu, trứng cút chiên trên đường Lý Tự Trọng hay con đường với tên gọi thân thuộc là đường Ba Khía với các
quán ăn nổi tiếng về nghêu, sò, ốc... Gần đây, Cần Thơ còn du nhập thêm các món ăn vặt nổi tiếng từ các địa phương khác như: trà chanh chém gió, bánh tráng nướng, chè khúc bạch, hồ lô nướng, khoai tây lốc xoáy… Ngập tràn trên các trục lộ chính ở quận Ninh Kiều vào buổi xế chiều và buổi tối là những quán cóc trên vỉa hè với các tiếng cười nói rôm rả của các bạn trẻ, tạo nên nét vui tươi nhộn nhịp cho Thành phố Cần Thơ về đêm.
Trong thời gian vừa qua, Thành phố Cần Thơ đã và đang thực hiện chủ đề “Trật tự, kỷ cương đô thị”, tăng cường tuần tra kiểm soát, thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài để khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, làm mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, việc chấp hành quy định chỉ mang tính chất đối phó và không thật sự nghiêm túc. Song hành cùng những nét đẹp và lợi ích từ việc kinh doanh thức ăn đường phố mang lại là những vấn đề tiêu cực đến từ cả người bán lẫn người tiêu dùng.
3.2.2 Những mặt tích cực và tiêu cực trong kinh doanh thức ăn đường phố đường phố
3.2.2.1 Những mặt tích cực
Quán ăn lề đường là một trong những nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia. Đây không chỉ là một hình như kinh doanh mang lại thu nhập cho nhiều gia đình với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, nhưng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận dù số lượng quán ăn lề đường khá nhiều, tính cạnh tranh ngày càng cao nhưng với lượng khách hàng đông đảo và giá cả sản phẩm thấp thì những người kinh doanh quán ăn lề đường vẫn có thể thu hút được khách hàng. Kinh doanh ẩm thực đường phố ngày càng phổ biến vì vừa được mọi người dễ dàng chấp nhận, không đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, vừa cần số vốn đầu tư ít ỏi nên đây được xem là kế sinh nhai của nhiều