Chính sách thương mại trong lĩnh vực dịch vụ thiếu ổn định

Một phần của tài liệu Luận văn điều chỉnh chính sách thương mại của việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 62 - 71)

Nằm trong một tình trạng chung, minh bạch hoa chính sách có thể nói là một trong những điểm rất yếu của CSTM Việt Nam. Việt Nam đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường nên chính sách và pháp luật về thương mại dịch vẳ thực chất mới đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện và phát triển. Vì vậy các chính sách và các quy định của pháp luật về thương mại dịch vẳ thường thay đổi, chưa ổn định và

chưa hoàn toàn minh bạch. Đồng thời, khi có những thay đổi về chính sách thì không thông tin kịp thòi cho các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ trong nước cũng như nước ngoài.

Ngoài ra, hiện nay vẫn còn tổn tại sự chồng chéo giữa Luật Thương mại Việt Nam (sửa đổi) với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng bộ trưởng ban hành tả năm 1989. So sánh với pháp luật và thông lệ quốc tế thì khuôn khổ pháp lý về hợp đồng thương mại của Việt Nam với nhiều văn bản điều chỉnh như vậy có thể gây nhầm lẫn. Tính không ổn định và minh bạch trong pháp luật thương mại dịch vụ cũng thể hiện trong sự chồng chéo về chính sách thuế, chính sách ưu đãi về lĩnh vực dịch vụ như đối với thương mại hàng hoa.

- Sự khác biệt trong một sốlĩnh vực dịch vụ quan trọng

Các lĩnh vực dịch vụ quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không., cũng có những điểm khác biệt về CSTM so với các quy định của GATS.

+ Lĩnh vực Ngân hàng: Sự khác biệt này thể hiện ở việc hạn chế về đối xử quốc gia. Chẳng hạn chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh không được nhận t h ế chấp bằng quyền sử dụng đất, chỉ được bảo lãnh cho các đối tượng là doanh nghiệp nước ngoài tham gia đấu thầu dự án tại Việt Nam và cho các đối tượng này vay để thực hiện dự án trúng thầu tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở và gửi tiền tại tài khoản ở nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép còn các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ được mở tài khoản ở nước ngoài đổ nhận vốn vay của nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng V N D của các cá nhân, pháp nhân Việt Nam vói hạn mức không quá 5 0 % vốn do ngân hàng nguyên xứ cấp [59].

+ Dịch vụ bảo hiểm: Hiện tại Việt Nam còn tồn tại chính sách hạn chế thâm nhập thị trường đối với các liên doanh bảo hiểm có vốn nước ngoài, đối vói doanh nghiệp bảo hiểm 1 0 0 % vốn nước ngoài; yêu cầu về số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của chính phủ. về dịch vụ qua biên giới, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài chỉ được phép cung cấp tả bên ngoài lãnh thổ Việt Nam một số dịch vụ bảo hiểm như tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hoa xuất nhập khẩu, môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, dịch vụ tư vấn đánh

giá rủi ro. về tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài, chỉ có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới có quyền mua bảo hiểm nước ngoài; các tổ chức và cá nhân Việt Nam không được phép mua bảo hiểm nước ngoài cho các rủi ro phát sinh ở Việt Nam. Về hiện diện thương mại, nguôi nước ngoài chỉ được tiến hành dịch vụ bảo hiểm theo các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (theo điều 105 Luựt kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế về đối tượng khách hàng, về địa bàn kinh doanh và phạm vi kinh doanh (điều 39 Nghị định số 42/2001/NĐ- CPngàyl-8-2001)[44],[84].

+ Dịch vụ hàng không: Việt Nam hiện tại hầu như đang duy trì độc quyền

của Nhà nước đối với dịch vụ hàng không. Các hoạt động chuyên chở hành khách, hàng hoa trên các được bay nội địa cũng như ra nước ngoài chủ yếu do doanh nghiệp hàng không nhà nước thực hiện. Đố i với dịch vụ bảo dưỡng và sữa chữa máy bay, người nước ngoài chỉ được thực hiện theo hai hình thức là liên doanh và ký kết hợp đồng hỗ trợ và bảo dưỡng máy bay. Tham gia vào liên doanh, bên nước ngoài không được góp vốn quá 4 0 % vốn pháp định. về dịch vụ hỗ trợ vựn tải hàng không thì chỉ có những hãng hàng không nước ngoài được phép khai thác các chuyên bay đến Việt Nam mới được cung cấp. Đố i với dịch vụ đặt giữ chỗ bằng máy tính thì chỉ có những hàng hàng không nước ngoài đang khai thác các chuyến bay đến Việt Nam mới được cung cấp dưới ba hình thức: liên doanh, văn phòng bán vé và tổng đại lý. Đồng thời, những hãng hàng không này chỉ được sử dụng đặt giữ chỗ bằng máy tính tại văn phòng bán vé và tổng đại lý của hãng nhằm phục vụ cho hoạt động của hãng.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và bất cập

So với thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ của Việt Nam đi sau một bước. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, những đóng góp về dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam còn khiêm tốn, tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ còn quá nhỏ bé, lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam đang ở vị trí tụt hựu. Những tồn tại trong chính sách thương mại dịch vụ của Việt Nam so với các quyđịnh của WTO xuất phát từ việc thiếu một chiến lược phát triểndịch vụ tổng thể

và hiệu quả. Các ngành dịch vụ phát triển tự phát, cô lập, thiếu những định hướng lớn về chính sách, về thu hút đầu tư nước ngoài, chậm tiếp cận vói sự phát triển dịch vụ chóng mạt của thị trường thế giới và tư tưởng duy trì bảo hộ dịch vụ theo đặc quyền của Nhà nước. Dịch vụ là một thổ hàng hoa vô hình và thương mại dịch vụ là một lĩnh vực nhạy cảm, vì vậy, với một xuất phát điểm thấp của nền kinh tế nhất là thiếu một chiến lược tổng thể toàn diện, lâu dài cho phát triển dịch vụ theo ưu tiên thổ tự trọng điểm khiến cho hệ thống chính sách còn nhiều chồng chéo, hạn chế nên tự nó đã có nhiều điểm không phù hợp với những thông lệ quốc tế nói chung và với các quy định của GATS cũng vậy. Những tổn tại trong chính sách cần được điều chỉnh, hoàn thiển bởi sự cải tiến về nhận thổc trước những đòi hỏi của hội nhập thương mại quốc tế và sự đổi mới, hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp trên cơ sở nghiên cổu kỹ các quy định của WTO nói chung, GATS nói riêng nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và bắt tay vào thực hiện các cam kết cụ thể. 2.3. Đ Á N H GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH T H Ư Ơ N G MẠI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỂN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM

2.3.1. Những k ế t quả trong điều chỉnh Chính sách thương mại liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ

2.3.1.1. Đã tích cực điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp lý về QSHTT

Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền tác giả có thể kể đến chủ yếu gồm các văn bản sau đây:

- Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994

- Bộ Luật dân sự được Quốc hội khoa I X kỳ hợp thổ 8 thông qua ngày 28/10/1995 (phần I V - 61 điều quy định về sở hữu trí tuệ)

- Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (Nghị định số 06/CP ngày 01/02/2001 sửa đổi Nghị định 63/CP)

- Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả

- Thông tư 3055/TT-SHCN của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác tại Nghị định 63/CP

- Nghị định 60/CP ngày 06/6/1997 hướng dẫn thi hành quy địnhvề quyền tác

giả

- Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt v i phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền

chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp

- Nghị định 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

- Thông tư 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 về hướng dẫn thực hiện các thủ tẩc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

- Thông tư 30/2003/TT-BHKCN ngày 05/11/2003 về hướng dẫn thực hiện các thủ tẩc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối vói sáng chế/giải pháp hữu ích

- Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004 về

việc thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối vói hàng hoa xuất nhập khẩu [4], [51, [61 UI [36], [37], [38], [41], [42], [43], [47], [81],

[115].

Ngoài ra, các quy định về bảo hộ QSHTT còn nằm rải rác trong một số văn

bản pháp luật khác như Luật Khoa học công nghệ năm 2000, Luật đầu tu nước ngoài năm 1996 (sửa đổi 2000), Bộ luật hình sự năm 1999, Luật Hải quan năm

2001.

Nội dung các QSHTT nêu trong TRIPS của WTO gồm có 8 mẩc: quyền tác

giả và các quyền có liên quan, thương nhãn, chỉ dẫn địa lý, kiêu dáng công nghiệp,

văn bằng bảo hộ sáng chế, thiết k ế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật, kiểm soát các hoạt động chống cạnh tranh trong hợp đồng li xăng. Danh mẩc các

văn bản pháp luật kể trên cho thấy hiện nay Việt Nam đã có đủ khung pháp lý điều

chỉnh tám nội dung của quyền sở hữu trí tuệ nêu trong TRIPS bắt đầu từ Bộ Luật Dân sự cho đến các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Cùng với thương mại hàng hoa và thương mại dịch vẩ, thương mại QSHTT

cũng được điều chỉnh trong Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002.

2.3.1.2. Đã ký kết và tham gia các điêu ước quốc tế về QSHTT

Các quan hệ về sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn được điều chỉnh bởi các điều

ước quốc tế m à Việt Nam đã tham gia gồm: Công ước Paris về sở hữu công nghiệp năm 1967; Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT 1984; Thoa ước Mandrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoa 1979; Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới; Hiệp định Việt Nam - Thúy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ; Hiệp định khung về tâng cưầng hợp tác sở hữu trí tuệ giữa các nước ASEAN 1995; Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Gần đây nhất vào nửa cuối năm 2004, Việt Nam đã tham gia Công ước Beme về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật- công ước về quyền tác giả là khung pháp lývề quyền tác giả và các quyền liên quan được quy định trong Hiệp định TRIPS m à các thành viên của WTO phải áp dụng (theo

Quyết định 332/2004/QĐ-CTN ngày 7/6/2004 của Chủ tịch nước) [57]. Trong số này đáng chú ý là những cam kết của Việt Nam về thương mại QSHTT trong Hiệp định Thương mại Việt M ỹ vì đây là bước tiếp cận theo các quy định chuẩn của WTO m à nhầ việc phải thực hiện các cam kết điều chỉnh chính sách, tham gia công ước quốc tế trong Hiệp định, Việt Nam đã có được một số cải cách trong hệ thống pháp luật điều chỉnh về QSHTT nêu trên.

2.3.1.3. Đã tiếp cận ngày càng sát hon các qui định của WTO về sỏ hữu trí tuệ và

vấn đề thực thi

Trong một thầi gian dài trước đây, kể cả khi đã có một số văn bản pháp lý về

sở hữ trí tuệ ra đầi, đầi sống thương mại ở Việt Nam nói chung và trong quan hệ thương mại quốc tế nói riêng hầu như không có khái niệm về vấn đề QSHTT nhưng trong vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Hiệp định Thương mại Việt M ỹ có hiệu lực, nhầ có hệ thống pháp lý đầy đủ hơn điều chỉnh các nội dung về QSHTT, vấn đề

thực thi đã được chú trọng nâng cao hiệu quả. Đổng thầi cũng nhầ những bài học kinh nghiệm đắt giá trong nhận thức về QSHTT từ vấn đề thương hiệu của Cà phê Trung Nguyên, Võng xếp Duy Lợi, thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc .... m à Việt Nam đã tiếp cận ngày một sâu sát hơn những thông lệ quốc tế về vấn đề này và

nhận thức một cách sâu sắcvề sự cần thiết phải thực thi hiệu quả QSHTT trong thương mại. Nhiều vụ vi phạm bản quyền tác giả trong âm nhạc, sáng tác tranh cổ động, tác phẩm văn học, ghi âm thu thanh, thương hiệu.... m à trước đây ngưầi ta

không mấy khi chú ý vì không có khái niệm hoặc không đủ cơ chế pháp lý để điều chỉnh thì nay đã được đưa ra trước pháp luật để xử lý và đã trở thành hành trang trong nhận thức của các cá nhân, thể nhân và pháp nhân khi tham gia vào đời sống thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Bộ Khoa hực công nghệ đã có những nỗ lực phối hợp với các ngành công an, hải quan để ngăn chặn tình trạng vi phạm QSHTT.Bộ luật Hình sự cũng đã có một chương quy định việc vi phạm sở hữu trí tuệ

ở mức độ nghiêm trựng có thể được coi là cấu thành tội phạm hình sự và bị phạt

tiền, phạt tù.

Trên thương trường quốc tế, có những doanh nghiệp Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuốc đấu tranh giành giữ thương hiệu cũng như đi đầu trong phong trào tiếp cận những giao dịch về thương mại QSHTT như trường hợp của Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên. Sau hai năm đàm phán và thương lượng, Trung Nguyên đã giành lại được thương hiệu của mình tại M ỹ đã từng bị công ty đối tác là Rice Field (Mỹ) nhanh chân đăng ký bảo hộ thương hiệu trước vào tháng 7/2000. Nhượng quyền thương hiệu (íranchising) đã bắt đầu được doanh nghiệp Việt Nam đón nhận. Tại Việt Nam, Trung Nguyên đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh này từ đầu những năm 1990 và được đánh giá là rất thành công. Ngoài đại lý nhượng quyền ở Tokyo, cà phê Trung Nguyên đã xuất hiệu ở Singapore, Bangkok, Campuchia, đang nhắm đến Thượng Hải và những thành phố khác dực bờ biển phía đông của Trung Quốc và các nước Australia, Canada, Pháp, M ỹ [65]

2.3.2. Những bất cập, tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những bất cập, tồn tại

- Cơ cấu pháp lý điều chỉnh lĩnh vực QSHTT chưa hợp lý

Nhược điểm quan trựng trong hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay là cấu trúc của hệ thống quy phạm pháp luật vé sở hữu trí tuệ là không hợp lý. Danh mục rất dài những văn bản pháp luật nêu ở phần trên đã cho thấy điều đó. Việt Nam hiện chưa có luật gốc về Sở hữu trí tuệ (dự kiến sẽ xây dựng xong vào cuối năm 2005), vì vậy các quy định quan trựng về thủ tục xác lập cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp chế tài để bảo vệ và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị "dồn" xuống văn bản hướng dẫn luật. Vì lý do này nên có quá nhiều văn bản dưới luật hiện đóng vai trò của văn bản luật nên cấu trúc hệ

thống quy phạm trở nên quá cồng kềnh, phức tạp, đồng thời lại không ổn định, dễ bị thay đổi do đó không đảm bảo tính minh bạch trong chính sách.

- Còn nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS

Theo khoản 3 Điều ì: " Đố i với từng loại QSHTT tương ứng, công dân của các Thành viên khác được hiểu là những thể nhân hoấc pháp nhân đáp ứng các điều kiện được bảo hộ theo quy định của Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971),

Một phần của tài liệu Luận văn điều chỉnh chính sách thương mại của việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)