- vẫn còn nhiều vi phạm trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
3.2. KINH NGHIỆM ĐIỂU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC
Có thể nói Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, đặc biệt có cùng một định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng có một thời gian dài trải qua nền kinh tế kế hoạch hoa tập trung quan liêu bao cấp. Có nhỏng kinh nghiệm trong và sau quá trình gia nhập, cả thành công và nhỏng khiếm khuyết của Trung Quốc cần được Việt Nam gạn lọc, học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho chính mình để trước mắt là có thể gia nhập được WTO và sau đó là thực thi một CSTM hợp lý sau khi được trở thành thành viên của WTO.
Ngày 10/11/2001, các nước thành viên của WTO đã nhất trí thông qua việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sau 15 năm kiên trì đàm phán. Trong 15 năm phấn đấu gia nhập WTO, Trung Quốc luôn giỏ vỏng 3 quan điểm có tính chất nguyên tắc trong vấn đề gia nhập WTO, trong đó nhấn mạnh sân chơi thương mại toàn cẩu sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của nước đang phát triển lớn nhất như Trung Quốc; Trung Quốc cần tham gia WTO với tư cách là một nước đang phát triển và cuối cùng là Trung Quốc tham gia WTO với nguyên tắc cân bằng giỏa quyền lợi và nghĩa vụ [74].
Trang Quốc đã đạt được nhỏng thoa thuận chủ yếu cuối cùng với WTO như
sau:
- Không hỗ trợ xuất khẩu nông sản, khống chế trợ giá ở mức tối đa 8,5% giá trị hàng nông sản; giảm hàng rào thuế quan đối với hàng nông sản trung bình từ mức 3 0 % xuống còn 12%; các hạn ngạch nhập khẩu từ bèn ngoài với nhiều nông sản được tăng dần lên, chẳng hạn hạn ngạch nhập khẩu lúa mì năm 2000 là 7 triệu tấn; năm 2004 sẽ là l o triệu t ố i
- Đố i với các sản phẩm phi nông nghiệp, mức thuế quan hạn chế trung bình phải giảm xuống còn 8,9% vào năm 2004. Từ 1/1/2002 phải cắt giảm 1/3 thuế nhập khẩu đối vói các loại ô tô. Từ 2002 các công ty liên doanh xe hơi Trung Quốc và nước ngoài được phép thiết lập hệ thống tiêu thụ riêng. Hạn ngạch nhập khẩu xe hơi sẽ bãi bỏ hẳn vào năm 2005.
- Trung Quốc có thể duy trì thương mại hàng hoa của Nhà nước đối với một số mặt hàng như lương thực, thuốc lá, dầu ăn, khoáng sản và kiểm soát một phần lĩnh vực vận tải và phân phối hàng hoa trong nước. Song những hạn chế đối với các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực trên sẽ được bãi bỏ chậm nhất là trong 3 năm kể từ sau khi gia nhập WTO.
- Trong lĩnh vực năng lượng và dầu mỏ, Trung Quốc đệng ý mở cửa các ngành dầu thô và dầu chế biến cho các tư thương, giảm độc quyền mua bán dầu, chấp nhận cho tư thương mua 4 triệu tấn các sản phẩm dầu và 1 0 % dầu thô. Trung Quốc sẽ mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ mặt hàng này sau 3 năm gia nhập WTO và cho phép các công ty nước ngoài có ít nhất 3 0 % cổ phần cho mỗi trạm xăng dẫu. Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường bán buôn dầu sau 5 năm gia nhập.
- Ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh đổng nhân dân tệ với các công ty Trung Quốc sau 2 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO và vói các cá nhân Trung Quốc sau 5 năm. M ọ i hạn chế địa lý sẽ được xoa bỏ sau 5 năm. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài có thể nắm giữ 1 5 % thị trường tiền gửi là ngoại hối; 1 0 % tiền gửi là nhân dân tệ; 20-30% tiền cho vay là ngoại hối và 1 5 % tiền cho vay là nhân dân tệ
- Về phân phối, sau khi gia nhập WTO một năm, các công ty nước ngoài có thể liên doanh bán buôn, sau 2 năm họ có quyền giữ phần vốn lớn hơn đối tác Trung Quốc, mọi giới hạn về địa lý và khối lượng đều được dỡ bỏ. Trong lĩnh vực bán lẻ từ năm 2002, các công ty nước ngoài được lập tối đa 2 liên doanh ở 5 đặc khu kinh tế và ở 4 thành phố mở cửa. về bảo hiểm, ngay sau khi gia nhập WTO, các công ty nước ngoài có thể bán bảo hiểm thương mại và nhân thọ cho khách hàng Trung Quốc và nước ngoài tại Trung Quốc. Từ năm 2003 họ có thể bán bảo hiểm y tế, đến 2004 có thể bán hợp đệng bảo hiểm thân thể, trợ cấp cho tất cả khách hàng. Ban đẩu các đối tác nước ngoài có thể nắm giữ 5 1 % vốn đầu tư cho bảo hiểm thương mại, 2 năm sau tỷ lệ này sẽ là 100%.
- Về viễn thông, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, phần vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ được tăng đến 2 5 % , một năm sausẽ tăng tới 3 5 % và 3 năm sau nữa là 49%. Với các dịch vụ Internet và truyền thông, các công ty nước ngoài có thể được nắm giữ ngay 3 0 % của các công ty Trung Quốc tại Bắc
Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu; sau 2 năm, mức này sẽ tăng lên 5 0 % và mọi hạn chế về khu vực được xoa bỏ.
- Trang Quốc thực hiện các thoa thuận về bảo hộ quyền quyền sở hữu trí tuệ
ngay sau khi gia nhập WTO
- Trung Quốc sẽ bãi bỏ hệ thống quản lý bằng hạn ngạch
- WTO công nhận Trung Quốc là thành viên với tư cách một nước đang phát triển.
Trên thực tế, những điều chụnh CSTM của Trung Quốc đã diễn ra mạnh mẽ
và liên tục kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa thị trường vào năm 1978 và đặc biệt là trong tiến trình nỗ lực đàm phán gia nhập WTO. Điều này đã
giúp giảm thiểu những cú sốc m à nền kinh tế thương mại của Trung Quốc có thể gặp
phải sau khi trở thành thành viên của WTO. Sau hơn 3 năm gia nhập WTO, kinh tế
Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, các chụ tiêu kinh tế cơ bản về công nông nghiệp và dịch vụ, k i m ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng. Những điểu
chụnh và cải cách CSTM của Trung Quốc nhằm vào hai mục đích đó là làm cho chế
độ thương mại của mình thích ứng những yêu cầu của WTO và làm chonền kinh tế Trung Quốc thích ứng và tận dụng những lợi thế của quá trình tự do hoa thương mại
toàn cầu. Quan điểm của Trung Quốc là việc điều chụnh CSTM sau khi đã trở thành
thành viên của WTO không thể đi theo hướng nào khác, ngoài việc phải luôn bám
sát các cam kết gia nhập WTO để rà soát, điều chụnh chính sách giúp cân bằng giữa
quyền lợi và nghĩa vụ trong các cam kết này đồng thời kích ứng nền k i n h tế mạnh mẽ để có thể tự đứng vững trước những tác động bên ngoài từ quá trình tự do hoa thương mại. Theo đó, CSTM sẽ được điều chụnh có sự kết hợp đổng bộ giữa việc
phải thực hiện cam kết và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của sản xuất trong
nước, để tận dụng những lợi ích những cũng để giảm thiểu tác động tiêu cực từ tự do hoa thương mại.
Chẳng hạn để đối phó với những tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO
đối vói nông nghiệp, Trung Quốc thực hiện các đối sách sau:
- Vận dụng một cách linh hoạt việc thực hiện 5 loại thuế quan m à W T O cho
phân chia thời gian giảm thuế hợp lý hoặc thay đổi cách thu thuế đối với một số sản phẩm có mức thuế quan cao.
- Sử dụng một cách có hiệu quả và linh hoạt cơ chế tự bảo vệ trong khuôn khổ WTO nhằm bảo vệ thủ trường trong nước trước sự thâm nhập ồ ạt của các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài; sử dụng hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp trong các hiệp đủnh về nông nghiệp, luật chống trợ cấp xuất khẩu, chống phá giá....Đồng thời tranh thủ các quy đủnh của vòng đàm phán Uruguay đối với môi trường và kiểm dủch động thực vật. Tăng cường công tác kiểm dủch động thực vật xuất nhập khẩu bằng cách cải tiến phương pháp kiểm dủch, nâng cao trình độ kiểm dủch...
Hoặc về lĩnh vực dủch vụ, quá trình tự do hoa ngành dủch vụ của Trung Quốc được tuân theo những nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc tuần tự trong tự do hoa
- Nguyên tắc hạn chế: Thực hiện nguyên tắc này, Trung Quốc sẽ căn cứ vào các điều khoản quy đủnh của WTO để đặt ra những điều kiện hạn chế cần thiết thông qua việc đàm phán với các tổ chức tài chính và thương mại quốc tế nhằm giúp cho Trung Quốc có được sự bảo hộ hợp pháp
- Nguyên tắc bảo hộ và phát triển: Sử dụng các điều khoản đảm bảo và điều khoản ngoại lệ để bảo hộ ngành dủch vụ đặc biệt là dủch vụ tài chính trong nước; tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong nước có cơ hội tiếp cận và tham gia vào việc phát triển ngành dủch vụ giống như các nhà đầu tư nước ngoài
- Hoàn thiện các quy đủnh pháp luật và tâng cường giám sát quản lý
- Tăng cường nguyên tắc quản lý tài khoản vốn. Thực hiện nguyên tắc này, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì việc kiểm soát vốn trong một thời gian dài và điều này sẽ không mâu thuẫn với các quy đủnh của WTO [68]. Trong thời gian nửa đầu năm 2005 tói nay, Trung Quốc liên tục phải chủu sức ép căng thẳng trước việc M ỹ và EU tái áp dụng hạn ngạch đối với 3 mặt hàng dệt may của Trung Quốc là áo sơ m i sợi bông, đồ lót sợi bông và quần sợi bông nhằm cản trở hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập các thủ trường sau khi hạn ngạch được dỡ bỏ từ 1/1/2005. Trung Quốc một mặt kiên trì đàm phán nhưng đồng thòi cũng có những biện pháp cứng rắn như sẩn sàng áp dụng áp dụng trả đũa.
Thực tiễn gia nhập của Trung Quốc cho thấy với sức cạnh tranh cao và phạm vi bao quát thị trường rộng, Trung Quốc đã trở thành đối thủ đe doa thị phần của EU, M ỹ và nước này đã phải đương đầu với số vữ kiện về bán phá giá nhiều nhất trong thời gian qua (khoảng 300 vữ). Giới chức thương mại Trung Quốc cho rằng chính vì tham gia vào WTO, thông qua những tranh chấp này, Trung Quốc có thể hiểu hơn về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch muôn màu muôn vẻ, dù là chủ nghĩa bảo hộ cũ hay mới, có thể phán đoán đúng sai và trên cơ sở đó tiến hành xử lý. Người Trung Quốc hiểu rõ hơn là không có va chạm thì không có hội nhập, không có hội nhập thì sẽ không có phát triển. Điều quan trọng là hiểu rõ và vận dững được các quy tắc và trình tự giải quyết các tranh chấp của WTO để trên cơ sở đó giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp có tình, có lý và có lợi. Như vậy, sau khi đã trở thành thành viên của WTO, Trang Quốc đã tiếp tữc điều chỉnh những CSTM ngắn và dài hạn, giúp tận dững những thòi cơ và giảm thiểu những thách thức từ việc gia nhập này. Đương nhiên, những diễn biến phức tạp của nền thương mại nước này trong những năm tới sẽ đòi hỏi nước này phải tiếp tữc điều chỉnh, rút kinh nghiệm, song đây vân là những bài học m à Việt Nam có thể chọn lọc phân tích áp dững để bình tĩnh đối mặt vói những thách thức khi đã chính thức trở thành thành viên của WTO.