Vẫn còn có sự khác biệt trong CSTM chung điều chỉnh thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn điều chỉnh chính sách thương mại của việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 61 - 62)

Các ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện vẫn đang tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập; mỗi ngành dịch vụ có những chính sách pháp luật quy định riêng. Một thời gian dài, thương mại dịch vụ chưa được đưa vào phạm vi điểu chỉnh đầy đủ của Luật Thương mại ban hành năm 1997 một cách rõ ràng với những nguyên tắc chung nhất của lĩnh vức này [82]. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoa 11 đã thông qua Luật Thương mại sửa đổi (tháng 5/2005) đã giúp cải thiện những bất cập và thiếu sót hệ thống trong lĩnh vức thương mại dịch vụ, song, hiện nay Luật sửa đổi còn quá mới mẻ và chưa kịp có các văn bản hướng dẫn nên còn cần thòi gian để được chuyển hoa một cách nhuần nhuyễn trong thức tiễn đòi sống thương mại dịch vụ ở Việt Nam.

- Chưa triệt để thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử

Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng như dịch vụ cung cấp của họ vẫn có những quy định riêng trong các văn bản quy định về chính sách. Trong các văn bản quy định, giống như một thói quen, lâu nay các nhà lập pháp Việt Nam vẫn dành những phần riêng cho quy định "giao dịch có yếu tố nước ngoài". Các quy định riêng này thường liên quan đến vấn đề giá cả (giá cao hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước) hoặc điều kiện về vốn pháp định, một số các tiêu chuẩn nghiệp vụ, kỹ thuật, sứ hiện diện của các thương nhân nước ngoài trong các lĩnh vức

tư vấn luật, tư vấn xây dựng, kiểm toán. Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng để thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác song trôn thực tế Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được liu ái hơn về lĩnh vực dịch vẳ khi vẫn nắm phần lớn vốn và chi phối các dịch vẳ chủ yếu như ngân hàng, viễn thông, hàng không Chẳng hạn trong lĩnh vực viễn thông, ngoài Pháp lệnh Bưu chính viễn thông ban hành năm 2002, Việt Nam vẫn chưa có đủ môi trường pháp lý về viễn thông và kinh doanh viễn thông. Hiện nay, tình trạng độc quyền kinh doanh viễn thông đã dần được nói lỏng vói những cải thiện cho phép có nhiều hơn các nhà cung cấp dịch vẳ. Tuy nhiên, việc cung cấp đường truyền của xa lộ viễn thông và hạ tầng cơ sở viễn thông hiện nay vẫn nằm trong cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Bưu chính Viễn thông. Các nhà cung cấp dịch vẳ viễn thông thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam chưa được bình đẳng về dịch vẳ công về viễn thông (ví dẳ như mạng viễn thông phẳc vẳ Nhà nước, mạng có mẳc đích truyền thông công cộng). Dịch vẳ công về viễn thông chưa tách khỏi chức năng quản lý nhà nước m à vẫn được tiếp tẳc sử dẳng để cạnh tranh với dịch vẳ viễn thông kinh doanh thông thường. Các nhà cung cấp viễn thông nước ngoài cũng như trong nước luôn gặp khó khăn trong việc đối phó vói vị thế mạnh của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Công ty SLD Telecom là bên nước ngoài của dịch vẳ di động S-Fone thừa nhận VNPT thực sự có mọi thứ liên quan đến cơ sở hạ tầng viễn thông; các doanh nghiệp mới trong ngành này phải mượn hoặc thuê của họ; việc mượn hay thuê luôn luôn khó khăn, đôi khi mất rất nhiều thời gian và phải trả chi phí cao; đàm phán với VNPT cũng là một vấn đề nan giải. Nếu có trạm phát sóng rồi m à VNPT không cho kết nối, tắc ở đường truyền dẫn thì có nhiều vốn đến mấy, nhà cung cấp dịch vẳ nước ngoài cũng bó tay. Điều này cho thấy vị thế độc quyền của VNPT còn nhiều vấn đề phải bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn điều chỉnh chính sách thương mại của việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)