Các giải pháp tiếptục điều chỉnh chính sách thương mại hàng hoa

Một phần của tài liệu Luận văn điều chỉnh chính sách thương mại của việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 82 - 96)

- vẫn còn nhiều vi phạm trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

3.3.1.Các giải pháp tiếptục điều chỉnh chính sách thương mại hàng hoa

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.3.1.Các giải pháp tiếptục điều chỉnh chính sách thương mại hàng hoa

3.3.1.1. Đối với chính sách thuế (gồm thuế quan và các sắc thuế nội địa) - Chính sách thuế quan

Thứ nhất là vẫn phải tiếp tữc điều chỉnh và sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chính sách thuế quan. Đây là biện pháp trước mắt cần thực hiện cho dù những thoa thuận về thuế quan cuối cùng của Việt Nam đạt được vói WTO khi Việt Nam được công nhận chính thức trở thành thành viên của WTO là như thế nào. Thời gian qua, mặc dù vãn bản dưới luật đã mở rộng đến nhiều phạm trù mới trong chính sách thuế quan và các chính sách liên quan đến thuế quan theo thông lệ quốc tế nhưng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì chưa được kịp thòi sửa đổi cho phù hợp. Một loạt các quy định trong Luật không còn phù hợp với những nội dung đã và sẽ cam kết trong đàm

phán quốc tế về thương mại như giá tính thuế nhập khẩu được quy định là giá mua tại cửa khẩu nhập theo hợp đồng kể cả phí vận tải, bảo hiểm hoặc giá tối thiểu do Nhà nước quy định trong khi Việt Nam sẽ phải thực hiện toàn diện nguyên tắc tính thuế theo Hiệp định trị giá tính thuế G A T T sau k h i gia nhập WTO. về chế định miễn thuế, với 5 đối tượng trong Luật thuế xuọt khẩu, thuế nhập khẩu và rải rác hàng chục đối tượng khác quy định trong Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật khoa học và công nghệ, Luật dầu khí... việc miễn thuế trở nên khó áp dụng do quy định chồng chéo, không minh bạch, có thể tạo điều kiện để các đối tượng trốn thuế . Vì vậy, cán phải cân nhắc thận trọng hơn việc qui định đối tượng được hưởng ưu đãi thuế xuọt nhập khẩu đồng thời cần đẩy nhanh hơn việc tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định ACV. Ngoài ra, Việt Nam không nên quy định "cứng" về thuế suọt đối với hàng hoa bán phá giá vào Việt Nam, nên bổ sung quy địnhvề độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong việc nộp thuế khi được ân hạn, có quy định cụ thể về các loại thuế tuyệt đối, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cọp, chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ ... phù hợp với các quy định của WTO và thoa thuận cuối cùng khi gia nhập WTO. Sau khi ban hành Luật phải đồng thời ban hành các Nghị đinh, Thông tư hướng dẫn cụ thể tránh những xung đột chính sách áp dụng vào thòi điểm chuyển tiếp Luật cũ và Luật mới [75], [77].

Thứ hai là tiếp tục điều chỉnh Danh mục biểu thuế xuọt khẩu, biểu thuế nhập khẩu theo hướng phù hợp hoàn toàn với Danh mục hàng hoa xuọt nhập khẩu của Tổ chức hải quan thế giới. Các diễn giải từng nhóm hàng, m ã hàng chịu thuế cần minh bạch, tránh tình trạng lưỡng thuế tạo điều kiện cho công chức Hải quan và doanh nghiệp thông đồng để trốn thuế. Việc quy định các m ã áp thuế thiếu tính thực tiễn, thiếu minh bạch dẫn đến hệ thống các công văn quy định, giải thích quá nhiều khiến cho hệ thống văn bản áp dụng quá cổng kềnh, các cửa khẩu áp dụng không giống nhau. Việc xây dựng Danh mục biểu thuế nói riềng và chính sách thuế quan nói chung cần đảm bảo cân đối thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách nhưng cũng đảm bảo sự ổn định kinh doanh cho Doanh nghiệp. Việc thực hiện tính thuế nhập khẩu theo trị giá giao dịch theo nguyên tắc của Hiệp định ACV đã làm phát sinh quyền yêu cầu tham vọn về giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan hải quan, song phải có biện pháp ngăn chặn động cơ công chức hải quan lạm dụng quyền yêu cầu tham vọn

để gây sức ép đối với doanh nghiệp. Đồng thời phải có cơ chế xử lý thuế nhập khẩu xác định sau thông quan để đảm bảo doanh nghiệp ổn định tiếp tục kinh doanh, không nên chỉ đảm bảo một chiều là thu đúng, thu đỡ cho Ngân sách Nhà nước m à thôi. Trường hợp tính thuế nhập khẩu ô tô thời gian qua cũng đã gây bức xúc cho nhiều doanh nghiệp. Đầu năm 2005, cơ quan Hải quan đã ra quyết định điều chỉnh giá tính thuế và quyết định truy thu thuế nhập khẩu đối với 23 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, trong khi nhiều doanh nghiệp đã tiêu thụ hết số xe và đã quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành. Số thuế truy thu và bị ra quyết định cưỡng chế cỡa một số doanh nghiệp lên tới hàng chục tỷ đồng. Nếu thực hiện cưỡng chế thuế ngay lập tức khi chưa có đỡ chứng cứ để chứng minh doanh nghiệp có trốn thuế hay không, như cách m à hải quan đang làm thì đến k h i phân định được rõ, doanh nghiệp cũng

đã phá sản [120].

Thứ ba là, căn cứ trên những cam kết về mức thuế quan cần được cắt giảm xuống theo thoa thuận cuối cùng với WTO để xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan hợp lý. Mức thuế suất trung bình m à các nước đang phát triển phải cam kết với WTO thường ở mức dưới 1 0 % vì vậy Việt Nam chắc chắn sẽ khó có thể thoa thuận được một mức thuế quan cao hơn. Bởi vậy, việc xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan phải được nghiên cứu kỹ lưỡng thận trọng nhưng hợp lý, để đảm bảo tránh tổn thương mạnh cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm cam kết. Điều chỉnh sau khi gia nhập sẽ không giống như những gì đã làm trước đây và trước thềm gia nhập. Từ năm 1997 đến nay Việt Nam đã nâng mức thuế nhập khẩu thực tế từ

1 2 % năm 1996 đến 1 6 % năm 2001, và nâng mức thuế nhập khẩu quân bình lên tới 2 6 % để đàm phán giảm dần [68]. Cách làm này đã gây ra những ấn tượng không tốt đối với các đối tác đàm phán và họ đã từng cho rằng Việt Nam chưa đỡ quyết tâm để tham gia vào WTO. Nhưng sau khi gia nhập, con đường duy nhất chỉ có thể là giảm thuế nhập khẩu bình quân theo l ộ trình đã cam kết, vì vậy cần căn cứ trên cơ sở xác định đúng khả năng cạnh tranh và mức độ cần thiết phải bảo hộ đối với từng sản phẩm từng ngành hàng để quyết định một cơ cấu thuế quan với mức hợp lý.

Đổng thời, xây dựng l ộ trình cắt giảm và mức thuế quan cũng cần được cân đối với các loại thuế khác như thuế V Á T , thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo thu ngân sách (vì có thể thuế nhập khẩu giảm nhưng lượng hàng nhập khẩu tăng hơn làm cho

thu từ thuế V Á T và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên làm cho thu ngân sách không bị biến động mạnh).

- Đối với các sắc thuế nội địa

Thứ nhất là, rà soát tổng thể và xoa bỏ mọi điểm phân biệt đối xử trong các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhủp doanh nghiệp, thuế sử dụng đất....nhằm đảm bảo thục hiện nguyên tắc đối xử quốc gia theo quy định của WTO trong thương mại hàng hoa. Sẽ không còn trường hợp bông sản xuất từ bông sơ chế trong nước có thuế V Á T là 5 % trong k h i đó bông sản xuất từ bông nhủp khẩu lại có thuế suất V Á T 10%; hay thuốc lá điếu sản xuất từ nguyên liệu trong nước có thuế tiêu thụ đặc biệt là 4 5 % , trong khi đó thuốc lá điếu sản xuất từ nguyên liệu nhủp khẩu có thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%; .v.v...

Thứ hai là, tiếp tục ban hành, bổ sung, hoàn thiện và cơ cấu lại các sắc thuế nội địa nhằm đảm bảo góp phần bù đắp được khả năng có thể giảm thu trong Ngân sách Nhà nước khi Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế quan.

Thứ ba là, rà soát và minh bạch hoa chính sách miễn giảm thuế vốn đang rất chồng chéo và khó áp dụng như hiện nay cũng như các thủ tục để thực hiện chính sách miễn giảm này. Các điều chỉnh cụ thể đối với chính sách thuế quan và thuế nội địa được thực hiện căn cứ trên phương hướng cải cách ngành thuế đã nêu ở trên.

3.3.1.2 .Đối với chính sách phi thuế quan

Theo yêu cầu của WTO, các nước thành viên sẽ không được phép duy trì bảo hộ bằng các biện pháp không phải là thuế quan, trừ những trường hợp nhất định. Vì vủy, dù được hưởng cơ chế dành cho nước đang phát triển ở trình độ phát triển thấp, Việt Nam vần sẽ phải thực hiện cam kết xoa bỏ dần các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Vấn đề là Việt Nam sẽ phải phối hợp khéo léo lộ trình xoa bỏ hàng rào phi thuế quan với lộ trình cất giảm thuế quan theo kiểu so le nhằm giảm bớt rủi ro đồng thòi trên cơ sở tủn dụng những ngoại lệ và các biện pháp tự vệ được phép đã quy định trong WTO để kịp thòi tái lủp cơ chế bảo hộ ngay khi cần thiết.

- Đối với các biện pháp quản lý định lượng

Thứ nhất, về biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhủp khẩu, sau khi gia nhủp WTO Việt Nam phải công khai hoa danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhủp khẩu được xây dựng hợp lý và khi cần có thể biện minh nhờ sử dụng những ngoại lệ trong

GATT như để tránh ảnh hưởng đến văn hoa, đạo đức công cộng, đến an ninh quốc gia. (nhu vũ khí đạn dược, ma tuy, các sản phẩm văn hoa đồi truy ), bảo vệ sức khoe con người, cuộc sống của động vật....Ngoài ra, các mặt hàng thực tế chúng ta muốn ngăn ngỹa việc nhập khẩu nhưng không biện minh theo những ngoại lệ của WTO thì nên chuyển sang việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chặt chẽ như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường

Thứ hai, về chế độ hạn ngạch, sau khi gia nhập WTO, những quy định dù là "hạn ngạch mềm" vẫn bị coi là trái quy định của WTO, vì vậy Việt Nam phải sớm ban hành bổ sung (ngoài Pháp lệnh tự vệ và Nghị định hướng dẫn thi hành) các vãn bản pháp quy về các tình huống hạn chế nhập khẩu để bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ an ninh lương thực. Đặc biệt, lĩnh vực nông sản là lĩnh vực rất nhạy cảm m à hầu hết các nước, kể cả các nước phát triển cũng ra sức bảo hộ. Đố i với các sản phẩm nông sản được xác định cần bảo hộ, Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan. Đầu năm 2005 Chính phủ đã xoa bỏ chế độ hạn ngạch thuế quan đối với sữa, bông và ngô hạt chủ yếu để vỹa lòng các đối tác trên bàn đàm phán gia nhập WTO với Mỹ, Australia và Newzealand là những nước có nhiều thế mạnh về các mặt hàng này. Hiện nay chỉ còn 3 mặt hàng là trứng gia cầm, muối và thuốc lá nguyên liệu. Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, căn cứ trên những kết quả cam kết và thực tiễn xuất nhập khẩu, Việt Nam sẽ phải xây dựng lại danh mục các mặt hàng (chủ yếu là nông sản) được điều chỉnh bởi hạn ngạch thuế quan và sẽ phải được công bố cho các thành viên trước khi áp dụng.

Về hạn ngạch xuất khẩu, trỹ EU và Canada đã xoa bỏ cơ chế hạn ngạch dệt may, hàng dệt may của Việt Nam vẫn bị điều tiết bằng hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường như Mỹ. Tỹ 1/1/2005, theo Hiệp định dệt may, các nước thành viên WTO phải xoa bỏ hạn ngạch dệt may. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, M ỹ vẫn yêu cầu Việt Nam phải thực hiện theo l ộ trình dỡ bỏ hạn ngạch dệt may xuất khẩu chứ không ngay lập tức được hưởng cơ chế xuất khẩu phi hạn ngạch sau khi gia nhập. Vấn đề dỡ bỏ hạn ngạch không đơn giản như quy định trong Hiệp định ATC. Thực tế hiện nay, trước sự tràn ngập của hàng dệt may giá rẻ tỹ Trung Quốc sau khi xoa bỏ hạn ngạch tỹ 1/1/2005, M ỹ cho rằng sự gia tăng nhập khẩu đã đe doa nghiêm trọng ngành sản xuất dệt may của họ nên đã quyết định tái áp dụng cơ chế hạn

ngạch dệt may đối vói Trung Quốc từ tháng 5/2005. Bởi vậy Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó với việc không thể ngay lập tức được hưởng chế độ phi hạn ngạch sau khi gia nhập WTO.

- Các biện pháp quản lý về giá (định giá hải quan và phụ thu)

Thứ nhất là, bãi bờ hoàn toàn việc sử dụng bảng giá tối thiểu trong công tác tính thuế tiến tới áp dụng hoàn toàn Hiệp định trị giá hải quan. Thòi gian áp dụng thí điểm vừa qua cho thấy có rất nhiều bức xúc từ phía cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan vốn chưa quen với cơ chế xác định giá mới đòi hời trình độ nghiệp vụ, chuyên môn trong vấn đề thẩm định giá doanh nghiệp khai báo. Chính vì vậy, thời gian từ năm 2004 đến nay, Tổng cục Hải quan đã liên tục phải đưa ra các Công văn, Thông báo giải thích về đối tượng áp dụng của Thông tư 118 (hướng dẫn thực hiện Nghị định 60 về áp dụng trị giá hải quan), về các quy trình thủ tục, nguồn để công chức hải quan tiến hành thẩm định giá và tham vấn giá sau thông quan; số lượng công văn hướng dẫn, giải thích nhiều chưa từng thấy khiến các doanh nghiệp cần tìm giải thích, hướng dẫn cho trường hợp của mình cũng rất hoang mang. Những bất cập, bức xúc của giai đoạn đầu mới thực hiện cũng là điều dễ hiểu song nó cũng cho thấy công tác chuẩn bị thực thi chưa được tốt, chưa được thấu đáo. Đổng thời tình trạng "bám vào câu chữ " để hành doanh nghiệp vẫn xảy ra. Trong công văn giải thích của Hải quan thì hàng khuyến mại miễn phí, gửi kèm hàng nhập khẩu thì không bị tính thuế. Nhưng trên chứng từ của doanh nghiệp ghi số hàng (gồm các gói mẫu nhờ dùng để phát cho khách dùng thử miễn phí) này là "advertising materials" được Hải quan cảng Hải phòng dịch ra là"Tư liệu quảng cáo" cho dù việc kiểm hoa xác định đó đúng là những gói mẫu nhờ miễn phí do đó đã không cho doanh nghiệp này được hưởng quyền miễn thuế m à phải nộp thuế cho số hàng không hề có giá trị thương mại đó theo trị giá do Hải quan áp vì cho rằng hàng "tư liệu quảng cáo" thì không có trong công văn hướng dẫn của Hải quan. Điều này cho thấy những cứng nhắc trong việc áp dụng m à cần có những quy định rõ ràng, minh bạch hơn để việc thực thi giảm thiểu các bất cập m à những bất cập đó có thể bị các thành viên coi là rào cản thương mại.

Thứ hai là, về vấn đề phụ thu, chính sách phụ thu hay thu chênh lệch giá đối với hàng nhập khẩu cũng cần được rà soát đổ cắt giảm dần tiến tới bãi bờ. Các loại

phí và lệ phí m à hiện bản thân Chính phủ Việt Nam cũng phải thừa nhận là không thể kiểm soát nổi đã dần được lập lại trật tự và cắt giảm cho hợp lý từ năm 2003 đến nay. Vấn đề là sau những điều chỉnh ban đầu đó, Việt Nam cần đua Pháp lệnh phí và lệ phí vào cuộc sằng, phải kiểm soát đuợc các loại phí sẽ được phát sinh đảm bảo môi trường thương mại minh bạch.

- Đối với các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Thứ nhất là, hiện nay, Việt Nam đã ban hành được Pháp lệnh về chằng bán phá giá năm 2004. Tuy nhiên, Pháp lệnh này được nằm trong chương trình ban hành và sửa đổi luật pháp phục vụ việc đàm phán gia nhập WTO nên nó cũng chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện. Vì vậy Việt Nam cần nhanh chóng ban hành văn bản pháp quy chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này.

Thứ hai là, Việt Nam cần xoa bỏ hình thức trợ cấp bị cấm và chuyển đổi linh hoạt chúng sang các hình thức trợ cấp được phép theo quy định của WTO. Các hỗ trợ ữong nước và trợ cấp xuất khẩu sẽ phải bị xoa bỏ là: trợ giá trực tiếp, thưởng xuất khẩu theo sằ lượng và giá trị. Hướng về xuất khẩu là chính sách m ũ i nhọn của tất cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, vì vậy hỗ trợ cho xuất khẩu là không thể không có song nó nên được duy trì nhằm có tác dụng lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua trợ cấp nghiên cứu giằng mới, phương pháp sản xuất mới, nâng cao mức sằng cho nông dân, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ

Một phần của tài liệu Luận văn điều chỉnh chính sách thương mại của việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 82 - 96)