- vẫn còn nhiều vi phạm trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
3.3.3.2. Tăng cường thực thi có hiệu quả bảo hộ QSHTT
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nếu có Luật m à không thực thi được hoặc thực thi không hiệu quả thì Luật cũng trở nên vô nghĩa. Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý khoảng 5.000 vụ sản xuất và tiêu thụ hàng giả, trong đó hình thức "mượn" nhãn hiệu có tên tuổi chiếm phần lớn. Thực trạng này đang gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp cảvề uy tín và doanh thu Những đối tượng v i phạm ngày càng có nhiều hành v i tinh v i hơn, thậm chí hành vi của nhiều đối tượng có một lực lượng "tu vấn" hậu thuẫn giúp 'lách luật". Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO vì QSHTT là một tài sản lớn của bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, để đảm bảo năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhu đảm bảo uy tín về một môi trường thương mại với doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần tăng cường thực thi có hiệu quả QSHTT với những chế tài nghiêm khục. Vào ngày 28/5/2004, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng chính
thức đi vào hoạt động. Tổ chức này giúp các doanh nghiệp, người tiêu dùng phối hợp với các cơ quan có liên quan phát hiện, ngăn chặn và chống hàng giả, cung cấp thông tin về chủ trương chính sách các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu. Việc thành lập Hiệp hội này cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo QSHTTT được bảo hộ một cách hợp pháp, ngăn chặn mằi hành vi thương mại QSHTT bất hợp pháp. Tuy nhiên, Hiệp hội mới thành lập và việc triển khai hoạt động của Hiệp hội cần được trợ giúp của Chính phủ nhằm đảm bảo có hiệu quả. Vói khả năng phải thực hiện TRIPS ngay sau khi gia nhập, Việt Nam nên tranh thủ quy chế được ưu đãi đối với các nước đang phát triển để có được các chương trình hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực về vật chất, kỹ thuật, con người về vấn đề bảo hộ QSHTT và nâng cao sự hiểu biết chung của toàn xã hội. Các hoạt động hợp tác cần đẩy mạnh bao gồm các hoạt động như trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ nhằm tăng cường khuôn khổ pháp luật về sở hữu trí tuệ, tăng cường hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ và tăng cường việc thực thi có hiệu quả pháp luật về lĩnh vực này.
3.3.3.3. Tăng cường công tác thông tin về bảo hộQuyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, trong đầu năm 2005 trong số các doanh nghiệp đến đăng ký bản quyền về sở hữu trí tuệ tại Cục thì có đến 9 5 % là các doanh nghiệp nước ngoài còn các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm có 5%. Điều này cho thấy một thực tiễn là các doanh nghiệp trong nước còn quá thờ ơ đối với lĩnh vực này. Điều này cũng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó. Về mặt khách quan, các văn bản pháp lý quy định về chế độ xác lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quá phức tạp, phiền hà, thòi gian kéo dài gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp biết nhưng ngại. Hơn nữa Chính phủ cũng chưa có sự quan tâm đúng mức để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và có đủ kiến thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyên lợi cho mình. về mặt chủ quan, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ những kiến thức cơ bản trong khi những quan hệ sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế đã có những bước tiến rất xa và những diễn biến rất phức tạp, đồng thời chưa ý thức được những quyền lợi của mình khi tự bảo vệ mình thông qua đăng ký bảo hộ
những tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cũng như chưa lường trước được những thua thiệt m à doanh nghiệp sẽ gặp phải do việc không quan tâm đến việc bảo hộ QSHTT. Bởi vậy, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với khả năng phải thực thi ngay Hiệp định TRIPS, Việt Nam cần tăng cuông các chương trình đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thc về lĩnh vực này nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh và
KẾT LUẬN
Thông qua 3 Chương, Luận văn với đề tài "Điều chỉnh chính sách thương mại
của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO " đã đạt được những kết quả sau: 1. Trong Chương Ì, Luận văn đã trình bày vài nét về sự ra đòi và chức nâng hoạt động của WTO đồng thòi dành phần chủ yếu nêu những nội dung cơ bản trong CSTM của WTO trên ba lĩnh vực: thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ và những khía cạnh liên quan đến thương mại của QSHTT.
2. Tại phần 2 của Chương Ì, Luận văn trình bày nội dung cơ bản về CSTM
hàng hoa qua chính sách thuế quan, các biện pháp phi thuế quan và một số quy định khác về các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, dệt may, một số quy định dành riêng cho các nước đang phát triửn và các nước có nền kinh tế chuyửn đổi qua GATT và một số hiệp định liên quan. Luận văn cũng phân tích CSTM dịch vụ trong GATS như các phương thức trao đổi dịch vụ, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, vấn đề cam kết mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia, yêu cầu về tính minh bạch của pháp luật, vấn đề tự do hoa từng bước và những quy chế dành riêng cho các nước đang phát triửn và các nước có nền kinh tế chuyửn đổi. CSTM liên quan QSHTT trong Hiệp định TRIPS được Luận văn chú trọng là các nguyên tắc cơ bản về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, các nguyên tắc chung cũng như thời hạn bảo hộ tối thiửu đối với các lĩnh vực của QSHTT như quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoa, chỉ dẫn địa lý, một số quy định m à TRIPS dành riêng cho các nước đang phát triửn và các nước có nền kinh tế chuyửn đổi.
3. Trên cơ sở những nội dung cơ bản về CSTM trình bày ở Chương Ì, Chương 2 của Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng về CSTM Việt Nam thông qua việc phân tích những điều chỉnh trong chính sách về các lĩnh vực: thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại liên quan đến QSHTT m à Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Luận văn cũng khẳng định, mặc dù đã có nhiều điều chỉnh đáng kử trong CSTM đặc biệt trong việc việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp lý điều chỉnh CSTM về các lĩnh vực hàng hoa, dịch vụ và QSHTT làm cho thương mại Việt Nam ngày càng tiếp cận với các thông lệ quốc tế, song CSTM
Việt Nam còn những điểm bất cập và yếu kém. Luận văn cũng nêu rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan về những bất cập đó.
4. V ớ i những nội dung có tính lý luận nền tảng của Chương Ì và những hiện trạng cụ thể về CSTM của Việt Nam nêu tại Chương 2, trong Chương 3, Luận văn đã đề xuất các phương hướng và giải pháp điều chỉnh CSTM của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc điều chỉnh CSTM hàng hoa được thực hiện theo hai kênh là chính sách thuế quan và các biện pháp phi thuế quan nhằm đảo bảo yêu cầu mờ cửa thị trường cũng như bảo hộ sản xuất trong đó điều quan trọng là phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước đáp ứng như nhu cầu và yêu cẩu của hội nhập quốc tế, cải tổ hệ thống doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo năng lực hội nhập một cách lâu dài, đặc biệt chú trọng đến các ngành xuất khẩu m ũ i nhọn m à dệt may là một ví dụ. Về CSTM dịch vụ, các giải pháp điều chỉnh gồm có tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ theo hướng đơn giản và minh bạch, thực hiện chính sách mờ cửa thị trường có chọn lọc và nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội địa trong điều kiện hội nhập.về CSTM liên quan đến QSHTT, yêu cầu bức thiết phải có Luật sờ hữu trí tuệ làm nền tảng điều chỉnh lĩnh vực này
cũng như hệ thống xác lập QSHTT phải được đơn giản, khoa học. Luận văn cũng
nhấn mạnh vai trò của việc thực thi có hiệu quả chính sách bảo hộ QSHTT trong thương mại và vấn đề tăng cường công tác thông tin nhằm nâng cao ý thức và kiến thức cho doanh nghiệp về lĩnh vực này.
5. N h ư vậy, mặc dù đề tài tương đối rộng bao trùm nhiều lĩnh vực và khó tránh khỏi những thiếu sót và phiến diện ờ một số phần, Luận văn cũng đã cố gắng trình bày được những điểm cơ bản trong CSTM của WTO, phân tích khá chi tiết về thực trạng CSTM của Việt Nam trên cả ba lĩnh vực từ đó đề xuất những phương hướng và các giải pháp cụ thể để tiếp tục điều chỉnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc thực thi các giải pháp đó một cách có hiệu quả sẽ góp phần làm cho Việt Nam thực hiện tốt các cam kết của mình sau khi đã trờ thành thành viên chính thức của WTO.