MÔI TRƢỜNG PHÁP LÍ HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 74 - 91)

I V ĐÁNH GÁ CHUNG

1. NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƢỢC

1.4. MÔI TRƢỜNG PHÁP LÍ HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN

Đó là những gì mà Luật Ngân hàng nhà nƣớc và Luật các tổ chức tín dụng đã làm đƣợc. Thêm vào đó là một loạt các hệ thống văn bản dƣới luật đối với từng lĩnh vực đƣợc ban hành nhƣ: Nghị định số 64/2001/CP về quy chế thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 1627/2001/NHNN về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. Tiến tới đây để tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng trong việc hội nhập, Chính phủ đang tiến hành thảo luận lấy ý kiến về việc sửa đổi bổ sung hai luật trên.

Ngoài ra còn phải kể đến Chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 đƣợc Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc phê duyệt ngày 19/08/2005, đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ thể chế về dịch vụ ngân hàng nhằm định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia thị trƣờng.

1.5. Tăng cƣờng áp dụng công nghệ hiện đại và phát triển đƣợc nhiều loại hình dịch vụ

Nhờ có hệ thống ứng dụng công nghệ hiện đại, khách hàng càng ít phải đến ngân hàng hơn. Thay vào đó khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua mạng, qua hệ thống máy tự động và các ứng dụng trên nền tảng công nghệ - viễn thông. Còn về phía ngân hàng, các ngân hàng ngày càng chuyên biệt hoá sản phẩm của mình với những gói sản phẩm dành riêng cho từng nhóm đối tƣợng khách hàng khác nhau với mục tiêu khác nhau.

thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Việc xây dựng hệ thống ứng dụng lõi (core banking) làm nền tảng chính phục vụ cho các hoạt động là đang đƣợc thực hiện ở các NHTM đặc biệt là các NHTMCP. Hầu hết các ngân hàng này đều đang triển khai ứng dụng lõi (Symbols, Temenos T24...). Đây chính là cơ sở tiền đề cho phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng qua viễn thông nhƣ e - banking; mobile- banking...

Không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngân hàng còn cung cấp thêm rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhƣ bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, cho thuê tài chính. Tại các dịch vụ này, các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt nhằm tăng thêm doanh thu.

1.6. Nhiều liên doanh liên kết đƣợc hình thành

Trở thành ngân hàng đa năng là mục tiêu của tất cả các ngân hàng tuy nhiên do năng lực tài chính của một số ngân hàng vẫn chƣa đủ để tự mình phát triển các dịch vụ nhƣ bảo hiểm, bất động sản, thuê tài chính ... cho nên các ngân hàng có xu hƣớng liên kết với các tổ chức, định chế tài chính khác để phát triển các dịch vụ này. Bởi vậy cho nên thời gian qua chúng ta chứng kiến hàng loạt các liên kết đƣợc hình thành giữa ngân hàng và các đối tác khác. Với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lƣợc, góp vốn hình thành công ty liên doanh liên kết, thậm chí còn có cả mua lại và sáp nhập. Điều này thể hiện sự năng động của các NHTM Việt Nam trong quá trình phát triển theo hƣớng đa năng hoá dịch vụ ngân hàng.

Tuy nhiên không vì thế mà các NHTM không bộc lộ những nhƣợc điểm cần khắc phục, đó là những hạn chế sẽ đƣợc đề cập đến trong phần 2.

2. Những hạn chế

Các ngân hàng đều muốn tìm lợi thế riêng cho mình trong quá trình phát triển bởi vậy mỗi ngân hàng lại có những chiến lƣợc riêng. Tuy nhiên trong một số loại sản phẩm có những điểm tƣơng đồng nhƣ dịch vụ của hệ thống ATM thì việc mỗi ngân hàng đầu tƣ vào một hệ thống riêng lại bộc lộ những nhƣợc điểm. Trƣớc hết là lãng phí trong đầu tƣ bởi đầu tƣ hệ thống máy ATM chi phí không phải là nhỏ, thêm vào đó là việc quản lí, vận hành, bảo dƣỡng... cũng là một nhân tố làm tăng chi phí. Bên cạnh đó cũng tạo sự bất lợi cho khách hàng khi thực hiện giao dịch phải tìm đến đúng địa điểm đặt ATM của ngân hàng mình hoặc của ngân hàng khác trong liên minh. Việc liên kết giữa các liên minh thẻ với nhau còn tiến hành hết sức chậm chạp. Điều này rất dễ hiểu vì đây là một vấn đề nhạy cảm đối với các ngân hàng bởi các ngân hàng lớn không muốn chia sẻ thị phần với các ngân hàng nhỏ hơn khi tham gia liên minh. Bởi vậy trong liên minh cũng chỉ là sự liên kết dè dặt và thận trọng.

2.2. Quy mô, chủng loại sản phẩm vẫn còn đơn điệu

Mặc dù đã có sự đa dạng hóa về các loại dịch vụ cung cấp nhƣng thị trƣờng cung cấp dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng đa năng tại Việt Nam vẫn còn rất đơn điệu. Theo những con số thống kê của Intelligent Economic Unit thì trung bình một ngân hàng đa năng trên thế giới có khả năng cung cấp cho khách hàng một danh mục khoảng trên 2 triệu sản phẩm. Nhƣng tại Việt Nam thì danh mục đó không quá 3 con số. Do chƣa phát triển đƣợc cả về chiều sâu và chiều rộng cho nên số lƣợng dịch vụ cung cấp ra vẫn còn thấp và hầu hết vẫn là quy mô tín dụng, chƣa đáp ứng thoả mãn nhu cầu của đa dạng xã hội về dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng đa năng chủ yếu vẫn tập trung vào mảng tín dụng và chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất và mở rộng mạng lƣới chi nhánh. Hình thức cạnh tranh này rất nguy hiểm và gây bất lợi cho chính ngân hàng.

2.3. Chi phí đầu tƣ phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại lớn nhƣng hiệu quả chƣa cao và các tiện ích chƣa đƣợc khai thác triệt để

Đầu tƣ vào dịch vụ ngân hàng hiện đại yêu cầu phải có một nguồn vốn lớn tuy nhiên do sự triển khai chậm và thiếu đồng bộ thêm vào đó là phạm vi sử dụng của khách hàng ít, uy tín sản phẩm không cao. Các sản phẩm dịch vụ đang khai thác chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trƣờng. Cũng bởi các dịch vụ chƣa đƣợc phát triển theo chiều sâu cho nên khi áp dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại lại không khai thác đƣợc triệt để các tiện ích của dịch vụ.

2.4. Phƣơng thức tiếp cận sản phẩm dịch vụ cho khách hàng còn đơn giản thuần túy

Các phƣơng thức tiếp cận dịch vụ tiên tiến nhƣ Internetbanking, home banking... còn chƣa phổ biến mà chủ yếu vẫn là kênh phân phối mang tính truyền thống. Một phần cũng do hạn chế về mặt công nghệ cũng nhƣ thói quen sử dụng dịch vụ truyền thống vẫn chƣa đƣợc thay đổi. Các ngân hàng đang từng bƣớc tiến hành thay đổi thói quen này và tiến tới sử dụng những dịch vụ tiện ích và hiện đại hơn nữa.

Để có thể khắc phục những hạn chế đồng thời tận dụng những cơ hội và lợi thế do ngân hàng đa năng đem lại, các NHTM Việt Nam đã có những định hƣớng và một số giải pháp nhƣ sau.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM

I. ĐỊNH HƢỚNG

1. Những cam kết hội nhập về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam tham gia

Việt Nam tham gia rất nhiều các cam kết quốc tế cả song phƣơng và đa phƣơng trong đó có 3 cam kết quan trọng nhất đó là: Hiệp định khung về hợp tác và thƣơng mại dịch vụ AFAS của ASEAN đƣợc kí ngày 15/12/1995 tại Băng Cốc - Thái Lan; Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ và các cam kết trong khuôn khổ các cam kết gia nhập WTO. Trong mỗi cam kết này đều có quy định về lĩnh vực ngân hàng.

Cam kết trong Hiệp định khung về hợp tác và thƣơng mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN: Tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ giữa các nƣớc thành viên đồng thờiloại bỏ phần lớn hạn chế về thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên. Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ cao hơn các cam kết trong khuôn khổ hiệp định chung về thƣơng mại của WTO (GATS) tiến tới thành lập khu vực tự do thƣơng mại dịch vụ vào năm 2020

Cam kết trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA)

Hiệp định đƣợc đại diện hai nƣớc kí kết giữa hai chính phủ kí kết tại Washington ngày 13/07/2002 có hiệu lực ngày 10/12/2002. Đây là cam kết pháp lí đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. BTA của Việt Nam - Hoa Kì có tính bao quát rộng bao gồm cả thƣơng mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ, thƣơng mại dịch vụ và phát triển quan hệ đầu tƣ. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - Hoa Kì đã có những cam kết:

√ Cam kết về hình thức pháp lí của các tổ chức tín dụng Hoa Kì đƣợc hoạt động tại Việt Nam:

- Chi nhánh ngân hàng Hoa Kì

- Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kì

- Ngân hàng con 100% vốn Hoa Kì

- Công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kì

- Công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam - Hoa Kì

Các tổ chức trên sẽ đƣợc cam kết về Đối xử quốc gia và không hạn chế với những quy định ràng buộc về cấp giấy phép và vốn.

√ Cam kết về các loại hình dịch vụ ngân hàng và tài chính các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kì đƣợc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: có 14 loại hình dịch vụ mà nhà cung cấp Hoa Kì đƣợc phép cung cấp quy định tại phụ lục G 4. 14 loại hình dịch vụ ngân hàng này đều là những loại hình dịch vụ ngân hàng mà các ngân hàng đa năng Việt Nam đã và đang hƣớng đến. Thậm chí còn có những lĩnh vực khá mới mẻ tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ quản lí quỹ hƣu trí, quản lí tài sản... Cũng có rất nhiều những dịch vụ mới chỉ phát triển gần đây. Nếu các ngân hàng Việt Nam không có những bƣớc phát triển kịp thời và nhanh chóng thì phần lớn thị trƣờng dịch vụ ngân hàng sẽ về tay của các đối thủ nƣớc ngoài. Bằng ƣu thế về đa dạng dịch vụ, công nghệ hiện đại cũng nhƣ tiềm lực tài chính lớn các tập đoàn tài chính ngân hàng Mĩ sẽ vào thị trƣờng Việt Nam theo quy chế Tối huệ quốc và sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng Việt Nam thông qua tín dụng tiêu dùng và cho thuê tài chính.

√Cam kết về lộ trình thực hiện các dịch vụ ngân hàng và tài chính cho phía Hoa Kì hoạt động tại Việt Nam: Lộ trình thực hiện mở cửa cho lĩnh vực tài chính ngân hàng trong hiệp định quy định là 3 - 10 năm. Đây không phải là một quãng thời gian dài và cho đến 10 năm sau khi BTA có hiệu lực thì Việt Nam phải cho Hoa Kì hƣởng đầy đủ quy chế Đối xử quốc gia.

Cam kết trong biểu cam kết dịch vụ của WTO

Việt Nam cam kết cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nƣớc ngoài muốn thành

lập chi nhánh tại Việt Nam nhƣng chi nhánh đó không đƣợc phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập. Đồng thời Việt Nam cũng vẫn giữ hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%).

Đối với dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán, Việt Nam cam kết sau 5 năm gia nhập sẽ cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh cũng nhƣ cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.

2. Chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO [37]

2.1. Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo về việc phát triển hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập

Ngày 26/06/2003 kèm theo Quyết định số 663/QĐ-NHNN là bản Kế hoạch hội nhập quốc tế của Ngành ngân hàng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc kí, chỉ rõ nguyên tắc chỉ đạo trong lộ trình hội nhập đó là:

- Quán triệt quan điểm và chủ trƣơng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục nhƣợc điểm của hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội , nhanh chóng hoà nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế và khu vực.

- Tận dụng tối đa vị thế của một nƣớc đang phát triển trong đàm phán song phƣơng và đa phƣơng để hƣởng những ƣu đãi hoặc nhƣợng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên để có thời gian tái cơ cấu và tăng cƣờng sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng

- Chấp nhận cạnh tranh và mở cửa để phát triển hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bình đẳng cùng có lợi. Trong đó cải cách

đó là cơ sở để nhanh chóng củng cố và tăng cƣờng sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Lộ trình mở cửa thị trƣờng tài chính phải tiến hành trên cơ sở xem xét những hạn chế và lợi thế cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời phải tuân thủ theo nguyên tắc của WTO và các tổ chức trong khu vực mà chính phủ đã cam kết. Việc xóa bỏ bảo hộ và phân biệt đối xử trong lĩnh vực ngân hàng trong nƣớc phải đi trƣớc một bƣớc so với co chế tự do hoá áp dụng chung đối với các định chế tài chính nƣớc ngoài. việc mở cửa nới lỏng các ràng buộc tài chính đối với ngân hàng nƣớc ngoài nên đƣợc tiến hành với quy trình thích hợp bắt đầu từ các quy định về tín dụng.

Dựa trên các nguyên tắc này Thủ tƣớng Chính phủ đã đề ra Chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hƣớng 2020 tại Quyết định số 112/2006/QQĐ-TTg ngày 24/5/2006.

Phát triển hoạt động ngân hàng gắn liền với tăng cƣờng năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng, toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Hoàn thiện nâng cao chất lƣợng dịch vụ truyền thống, đồng thời mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới.

Phát triển dịch vụ ngân hàng là nội dung quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của các tổ chức tín dụng và là mục tiêu trong chính sách quản lí, giám sát của ngân hàng nhà nƣớc. Các tổ chức tín dụng chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trƣờng, không trái pháp luật và phù hợp năng lực của tổ chức tín dụng

Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng hƣớng tới mở rộng khả năng cung dịch vụ ngân hàng đồng thời góp phần kích cầu dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế .

2.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hƣớng hiện đại và hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực ASEAN.

Phát triển hệ thống tín dụng an toàn và hiệu quả dựa trên trình độ công nghệ và quản lí tiên tiến, áp dụng theo đúng các chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lƣợng cao và mạng lƣới phân phối phát triển hợp lí nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 74 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)