THƢƠNG MẠI VIỆT NAM:
1. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ đa năng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thƣơng mại Việt Nam
1.1. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống
Huy động vốn là một trong những hoạt động đặc thù của ngân hàng và là tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa ngân hàng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Để huy động vốn trong dân các NHTM có thể đƣa ra các phƣơng thức và hình thức khác nhau nhƣ huy động qua tiền gửi tiết kiệm; qua tiền gửi không kì hạn thông qua việc mở tài khoản cá nhân, tiền gửi thanh toán, sử dụng thẻ ngân hàng...; huy động qua tiền gửi có kì hạn thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi. Khối NHTMNN vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trƣờng huy động vốn cho dù tỉ trọng này có giảm đi một chút từ 66,6% năm 2006 xuống còn khoảng 61,6% năm 2007 nhƣng con số tuyệt đối thì vẫn tăng lên. Trong khi đó thị phần của khối NHTMCP thì dần tăng lên từ 21,3% vào cuối năm 2006 lên 24,2% vào năm 2007 [1] [7]. Đây có thể coi là thành công đáng ghi nhận của khối NHTMCP vào thời điểm kênh huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua thị trƣờng chứng khoán có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng nói chung.
Biểu 4: Thị phần tại thị trƣờng huy động vốn của các ngân hàng ở Việt Nam năm 2006 66.60% 21.30% 12.10% NHTMNN NHTMCCP NH khác Nguồn: [1], [17]
Biểu 5: Thị phần tại thị trƣờng huy động vốn của các ngân hàng ở Việt Nam năm 2007
61.60% 24.20% 14.20% NHTMNN NHTMCCP NH khác Nguồn: [1], [17]
Thực trạng hoạt động huy động vốn của một NHTM còn đƣợc thể hiện qua hệ số tạo vốn hay còn gọi là hệ số đòn bẩy tài chính. Hệ số tạo vốn này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng lớn gấp bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu. Theo đó thì hệ số tạo vốn của 4 NHTMNN năm 2005 bình quân đạt 14,26 lần còn 2006 đã tăng lên 16,30 lần còn con số này của 6 NHTMCP lớn nhất là 11,62 lần năm 2005 và 11,89 lần năm 2006. Hệ số tạo vốn của NHTMNN nhƣ vậy là cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 12,5 lần còn của NHTMCP thì thấp hơn một chút so với trung bình của thế giới [7].
Một điều đáng lƣu ý là nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là từ khu vực dân cƣ. Để cạnh tranh về huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng, các NHTMCP đã tiến hành cuộc đua về lãi suất bên cạnh đó là hàng loạt các chiêu khuyến mại và quà tặng, tiết kiệm dự thƣởng, du lịch, trúng vàng, trúng ô tô... Nhờ đó mà khối này luôn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng bình quân cao. Tuy nhiên chính bởi có sự chạy đua về lãi suất đã làm cho thị trƣờng tiền tệ nƣớc ta nóng lên trong thời gian qua với mức lãi suất huy động vốn lên tới 12%/năm cao kỉ lục trong 10 năm qua ở nƣớc ta diễn ra từ ngày 18/02/2008 khi NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc. Cuộc cạnh tranh tăng lãi suất diễn ra ban đầu chỉ ở các NHTMCP nhƣng sau đó đã lan sang các NHTMNN cũng phải tăng lãi suất huy động vốn lên 12%/năm, nếu không tăng thì khách hàng sẽ rút tiền từ ngân hàng này gửi qua ngân hàng khác. Trong hơn một tháng qua, cho đến nay các ngân hàng đã
nhận ra rằng cuộc chạy đua lãi suất chỉ làm cho tiền chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác chứ tổng nguồn vốn của tất cả các ngân hàng tăng không nhiều so với trƣớc mà chỉ làm cho chi phí đầu vào tăng thêm. Trƣớc tình hình đó Hiệp hội ngân hàng đã tiến hành họp và đi đến quyết định từ ngày 2/4/2008 trần lãi suất huy động vốn đồng Việt nam đối với kì hạn 12 tháng sẽ giảm xuống còn 11%/năm; kì hạn từ 6 tháng trở xuống là 10,5%/năm; đối với lãi suất đôla Mỹ lãi suất huy động tối đa sẽ là 6%/năm. Đồng thời các ngân hàng thành viên cũng cam đoan không sử dụng các hình thức khuyến mại ẩn dấu sau lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng. Điều này cho thấy rõ nhận thức của các ngân hàng đối với vấn đề huy động vốn và cạnh tranh đã có nhiều thay đổi.
Ngoài nguồn vốn huy động trong dân là chủ yếu thì các ngân hàng còn có thể huy động vốn thông qua việc vay trên thị trƣờng liên ngân hàng. Có thể xem xét cơ cấu nguồn vốn của một số NHTMCP nhƣ: VIB tính đến cuối năm 2007, tổng vốn huy động từ khách hàng là 17.686,7 tỉ đồng tăng 1,7 lần so với mức 9.813,5 tỉ đồng. Tổng vốn huy động của VIB năm 2007 là 27.500,2 tỉ đồng thì vốn huy động trên thị trƣờng liên ngân hàng chiếm 46,7%. Cũng nằm trong nhóm này, Techcombank có vốn huy động từ khách hàng là 24.476,6 tỉ đồng tăng khoảng 2,5 lần so với 9.566 tỉ đồng cuối năm 2006. Tổng vốn huy động năm 2007 là 32.934,9 tỉ đồng trong đó nguồn vốn huy động trên thị trƣờng liên ngân hàng chiếm 25,7%. Đối với NHTMCP nhà Hà Nội thì tỉ lệ nguồn vốn vay trên thị trƣờng liên ngân hàng còn lớn hơn rất nhiều chiếm tỉ trọng 70,7% trong số 15.290,3 tỉ đồng vốn huy động năm 2007 [7]. Việc tỉ lệ đi vay ngắn hạn trên thị trƣờng liên ngân hàng chiếm tỉ lệ quá cao nhƣ vậy đã làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng dẫn đến sự phát triển không bền vững của ngân hàng. Bởi lẽ chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trên thị trƣờng tiền tệ nhƣ NHNN tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hay các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc hoặc các NHTM cho vay ngừng cho vay
thu hồi nợ thì khi đó các ngân hàng đi vay lại phải đi vay của các ngân hàng khác với bất kì lãi suất nào để trả.
1.1.2. Dịch vụ cho vay
Hiện nay thị phần của các NHTMNN đã có xu hƣớng giảm dần. Tính đến tháng 11/2007 thị phần của các NHTM NN đạt 435,6 ngàn tỉ chiếm gần 70% còn các NHTMCP đạt 180,4 ngàn tỉ chiếm 27,7% [9]. Những diễn biến hiện nay về cơ cấu thị phần huy động vốn và thị phần cho vay trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam báo hiệu sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này khi thị trƣờng ngân hàng Việt Nam mở cửa và hội nhập. Các NHTM nhà nƣớc đang nắm lợi thế về quy mô vốn, tài sản, mạng lƣới chi nhánh tuy nhiên thị phần này đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi các NHTMCP và các NHTM nƣớc ngoài.
Các NHTMCP đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm nợ xấu, nợ tồn đọng. Đến nay hầu hết các NHTMCP có tỉ lệ nợ xấu thấp, tính đến năm 2005 bình quân chỉ là 2,0% trong tổng dƣ nợ. Nhiều NHTM tỉ lên này dƣới 1,2% nhƣ VPBank tỉ lệ nợ quá hạn dƣới 0,8%; Eximbank có tỉ lệ nợ xấu dƣới 3%. Năm 2005 dƣ nợ tín dụng đạt 164.600 tỉ đồng tăng 32,3% so với cùng kì trong đó sƣ nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 49% tổng dƣ nợ. Cho vay khu chế xuất - khu công nghiệp tăng 38,7% so với cùng kì. Cho vay thông qua chƣơng trình kích cầu qua đầu tƣ tăng 5,1% [12]. Tuy nhiên hoạt động tín dụng của NHTM trong thời gian qua cho thấy chất lƣợng tín dụng chƣa tốt, hiệu quả tín dụng chƣa cao, tỉ lệ nợ quá hạn cao, bình quân trong những năm gần đây khoảng 5% và chƣa có khuynh hƣớng giảm vững chắc. Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn. Hiện nay các NHTM đang mở rộng các phƣơng thức cho vay mới nhƣ tín dụng thấu chi, chiết khấu thƣơng phiếu và chứng từ có giá, cho vay trả góp, bao thanh toán và cho vay mua cổ phần, bảo lãnh và hình thức tín dụng theo dự án.
Xu thế mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động phi tín dụng nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng đang là mục tiêu của các NHTM. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì dịch vụ thanh toán qua ngân hàng lại càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong giao thƣơng quốc tế. Do có lợi thế là tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch và tiện lợi, an toàn cho nên trong thời gian qua thanh toán qua ngân hàng đã thực sự có tiến bộ. Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống từ 21,4% năm 2005 xuống còn 18,8% năm 2006 còn dịch vụ thẻ có xu hƣớng tăng mạnh năm 2006 tăng 30% so với năm 2005 [3].
Trong giao dịch nội địa khách hàng thƣờng yêu cầu ngân hàng thanh toán bằng các phƣơng tiện nhƣ uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, thẻ thanh toán,...mặt khác cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nhƣ internet, web, mạng di động đã làm thay đổi truyền thống về giao dịch qua ngân hàng qua quầy giao dịch (counter). Bên cạnh ngân hàng truyền thống đã xuất hiện các khái niệm ngân hàng điện tử và các hình thức thanh toán điện tử hiện đại nhƣ thanh toán qua mạng - internet banking; thanh toán qua mạng điện thoại - phone banking; thanh toán qua mạng điện thoại di động - mobile banking; thanh toán qua truyền hình tƣơng tác - iTV banking. Cùng với quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ của các NHTM, dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán giai đoạn 2 đang đƣợc khẩn trƣơng thực hiện. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng mỗi ngày thực hiện đƣợc 12.000 đến 13.000 giao dịch với giá trị giao dịch bình quân 8.000 tỉ đồng/ngày. Trong 2 năm 2005 và 2006 tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ 78,6% lên 81,2%. Số lƣợng dân cƣ mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng tăng 130-150%. Tính đến cuối năm 2006 tổng số thẻ phát hành là 3,5 triệu thẻ với gần 60 thƣơng hiệu và 17 ngân hàng phát hành, trên 20 ngân hàng làm đại lí thanh toán [3]. Tuy nhiên tính liên kết lại thể hiện ở sự co cụm ở 4 liên minh thẻ trên thị trƣờng: VCB với 21 NHTMCP,
Việt Nam) do Agribank đứng đầu, Liên minh thẻ ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn thƣơng tín - ANZ. Cho đến nay hầu hết các ngân hàng đều tham gia vào Hiệp hội thẻ Việt Nam, điều này đã thể hiện sự hợp tác cũng nhƣ sự năng động của các ngân hàng khi tham gia vào thị trƣờng thẻ. Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2003 tốc độ tăng trƣởng bình quân của thị trƣờng luôn đạt 300%. Không chỉ thẻ nội địa gia tăng mà doanh số sử dụng thẻ quốc tế trong giai đoạn 2002-2006 ƣớc tính cũng tăng 50 lần. Hệ thống máy ATM, POS đã đƣợc triển khai rất nhanh chóng với công nghệ hiện đại, nổi bật trên thị trƣờng thanh toán thẻ là VCB, Đông Á và VPBank. Chỉ riêng đến tháng 5/2007 đã phát hành đƣợc 6,5 triệu thẻ tăng 185% so với năm 2006; số thẻ quốc tế đạt gần 500.000 thẻ nâng số thẻ phát hành (cả nội địa và quốc tế ) lên gần 7 triệu thẻ, tăng 140% so với cuối năm 2006. Với gần 60 thƣơng hiệu, 16 ngân hàng phát hành và hơn 20 ngân hàng đại lí làm đại lí thanh toán. Tổng số máy ATM trong toàn hệ thống ngân hàng có gần 3.500 máy tăng 150% so với 2006, máy POS có gần 20.000 máy tăng 170% so với 2006 [3]. Trong thời gian ngắn đây thì trƣờng thẻ chắc chắn sẽ gia tăng bởi quyết định mới của Chính phủ trả lƣơng vào tài khoản. Hiện nay không chỉ tăng về số lƣợng mà các ngân hàng cũng đang cố gắng tăng thêm nhiều tiện ích cho các loại thẻ thanh toán nhƣ gửi tiền tiết kiệm qua ATM, thanh toán cƣớc phí điện thoại di động, tiền điện, tiền nƣớc, Internet, thanh toán tiền tại các siêu thị và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ, góp từ thiện...
Sự tăng trƣởng của hoạt động XNK đã tạo động lực cho các ngân hàng Việt Nam phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong năm 2005 tổng doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế qua hệ thống NHTM đạt 69 tỉ USD trong đó thị phần của NHTMNN chiếm 55,4% tƣơng đƣơng 38,2 tỉ USD còn các NHTMCP khoảng 27,6% tƣơng đƣơng 19,1 tỉ USD còn lại là thị phần của NHTMLD và chi nhánh nƣớc ngoài [1]. Trong khối NHTMNN thì VCB vẫn tiếp tục dẫn đầu ngành trong hoạt động thanh toán quốc tế, tiếp đó là BIDV.
Các NHTMCP từ chỗ chỉ có chƣa đầy 10 ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này năm 2000 cho đến nay hầu hết tất cả các ngân hàng đã tham gia cung cấp dịch vụ này. Có thể kể nhƣ Ngân hàng Đông Á có tổng doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 là 1,3 tỉ USD thì cho đến năm 2007 đã tăng lên 2,03 tỉ USD [32]... Lĩnh vực thanh toán quốc tế cũng đƣợc ghi nhận là lĩnh vực phát triển với nhịp độ nhanh nhất của các NHTMCP.
Bên cạnh dịch vụ thanh toán quốc tế thì lĩnh vực chi trả kiều hối hiện nay cũng là một dịch vụ thu hút sự quan tâm của khách hàng do lƣợng kiều hối của ngƣời Việt Nam đang làm việc và sinh sống tại nƣớc ngoài gửi về nƣớc ngày càng tăng. Lƣợng kiều hối chảy vào Việt Nam năm 2007 ƣớc tính trên 7,5 tỉ USD vƣợt khá nhiều so với năm 2006, trong khi lƣợng kiều hối trong năm 2004 khoảng 4 tỉ USD [10]. Để chuyên nghiệp hoá hoạt động chi trả kiều hối, các ngân hàng Việt Nam đã thành lập những công ty Kiều hối nhƣ của Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn thƣơng tín. Điều này đã tạo hiệu quả nhất định khi trong năm 2007 Ngân hàng Đông Á đã tiếp tục dẫn đầu thị trƣờng về hoạt động chi trả kiều hối với doanh số 1 tỉ USD [10]. Đông Á là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động chi trả kiều hối tại Việt nam. Kiều hối Đông Á cung cấp các dịch vụ nhƣ chi trả bằng tiền đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; dịch vụ chi trả tại nhà nhanh chóng.
1.2. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây đây
1.2.1. Dịch vụ cho vay tiêu dùng
Trƣớc đây với hoạt động ngân hàng truyền thống khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn nhìn chung khách hàng phải có dự án khả thi, thể hiện rõ đối tƣợng đầu tƣ vốn vào sản xuất kinh doanh, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay và thời gian quay vòng vốn bao lâu... Tuy nhiên hiện nay, trong xu hƣớng hội nhập
NHTMCP, công ty tài chính... đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau và phát triển các dịch vụ tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng, không phải mục đích kinh doanh sản xuất. Đây là hình thức phát triển rất lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển mạnh và có sức cạnh tranh rất cao. Thực ra dịch vụ tín dụng tiêu dùng đã phát triển từ 10 năm qua ở nƣớc ta mà khởi nguồn từ hệ thống của Agribank. Các chi nhánh của ngân hàng đã triển khai cho vay tiêu dùng đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên lực lƣợng vũ trang trên địa bàn các huyện miền núi, vùng nông thôn. Với cách làm này, có nhiều chi nhánh của ngân hàng đạt mức dƣ nợ cho vay tiêu dùng lên tới 40-50% tổng dƣ nợ [1]. Cho đến nay, tất cả các NHTM đều triển khai nhiều giải pháp cạnh tranh phát triển dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Năng động nhất đó là các NHTMCP, các ngân hàng này liên tục đƣa ra các sản phẩm tiện ích nhƣ cho vay siêu tốc, đăng kí vay qua Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kì hạn cho vay dài,... đồng thời còn chủ động tiếp thị qua nhiều kênh. NHTMCP An Bình tung ra sản phẩm vay tín chấp đối với khách hàng thể nhân tối đa hơn 200 triệu cho mục đích tiêu dùng thời hạn tối đa lên tới 5