MÔ HÌNH THEO KIỂU CÔNG TY SỞ HỮU NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 28)

II. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRÊN THẾ

2.3.MÔ HÌNH THEO KIỂU CÔNG TY SỞ HỮU NGÂN HÀNG

2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG ĐIỂN HÌNH

2.3.MÔ HÌNH THEO KIỂU CÔNG TY SỞ HỮU NGÂN HÀNG

2.3.1. Đặc trƣng của mô hình

Đây là mô hình ngân hàng đa năng của Mỹ và Nhật Bản. Lo lắng về sự bất ổn khi để ngân hàng tham gia hoạt động thƣơng mại và hoạt động đầu tƣ nên Mĩ và Nhật Bản đã tách biệt về mặt pháp lí giữa hai ngành ngân hàng và ngành chứng khoán, thể hiện ở Luật Glass - Steagall của Mĩ và mục 65 của Luật chứng khoán Nhật Bản. Tuy có sự tách biệt giữa ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ nhƣng cùng với xu hƣớng phát triển đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng nhƣ sự phát triển của ngân hàng đa năng; rất nhiều hoạt động mua lại và sáp nhập của các công ty và tập đoàn kinh tế đã diễn ra tại các quốc gia này. Chính đó đã tạo ra mô hình ngân hàng đa năng dƣới sự điều hành của tập đoàn theo kiểu công ty mẹ - công ty con hoặc là theo hình thức công ty sở hữu ngân hàng.

Mô hình ngân hàng đƣợc thể hiện qua sơ đồ:

Nguồn: [14] 2.3.2. Mô hình ngân hàng J.P Morgan Chase & Co (Mỹ)

a. Sự tách biệt giữa ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ ở Mỹ

Luật Glass – Steagall 1933 là luật ngân hàng liên bang quan trọng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ. Chƣơng 16 của luật, cấm các ngân hàng quốc gia đầu tƣ vào cổ phiếu, hạn chế hoạt động của họ với tƣ cách là một tổ chức đại lí bán chứng khoán, cấm các hoạt động bảo lãnh phát hành và kinh doanh “chứng khoán công ty không đủ tiêu chuẩn”. Chƣơng 20 cấm các ngân hàng thƣơng mại thành viên Hệ thống dự trữ liên bang có các công ty con hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán. Chƣơng 21 cấm các công ty kinh doanh chứng khoán nhận tiền gửi của công chúng, chƣơng 32 không cho phép nhân viên, giám đốc hoặc ngƣời đang làm việc cho ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hay bảo lãnh phát hành chứng khoán. Luật chỉ miễn trừ đối với một số “chứng khoán đủ tiêu chuẩn” nhƣ trái phiếu chính phủ Mỹ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng, giấy nợ ngắn hạn và trái phiếu bảo đảm bằng các khoản cho vay mua nhà thế chấp.

Năm 1996 cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nới lỏng kiểm soát nhằm tạo cho công ty chứng khoán tự do hơn bằng việc sử dụng chung giám đốc, nhân viên văn phòng giữa các công ty con và chinh nhánh chứng khoán đã đƣợc cho phép. Fed còn cho phép việc thực hiện giao dịch giữa chi nhánh ngân hàng và công ty chứng khoán với điều kiện là các tài sản có thể dễ dàng

đƣợc xác định và đƣợc công khai trên thị trƣờng. Các ngân hàng thƣơng mại vẫn có thể tham gia hoạt động của ngân hàng đầu tƣ thông qua công ty con gần giống nhƣ mô hình ngân hàng ở Anh và một số nƣớc Châu Âu.

b. Mô hình ngân hàng J.P.Morgan Chase & Co [22]

Là một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất nƣớc Mỹ sở hữu tài sản lên đến 1,6 nghìn tỉ USD và hoạt động tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Cuối năm 2000, tập đoàn tài chính J.P.Morgan & Co đã chính thức sáp nhập với Chase Manhattan Corporation trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng J.P.Morgan Chase & Co. Tập đoàn này gồm: Ngân hàng J.P. Morgan Chase (J.P.Morgan Chase Bank), Ngân hàng Chase Manhattan USA (Chase USA). Công ty phi ngân hàng thành viên của tập đoàn là công ty chứng khoán J.P.Morgan Securities Inc (JPMSI).

JPM hoạt động trên 6 lĩnh vực:

Ngân hàng đầu tƣ (Investment Bank)

Dịch vụ tài chính bán lẻ: Mạng lƣới chi nhánh với 2500 ngân hàng bán lẻ ở 17 bang đã giúp cho JPMC trở thành ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh bán lẻ lớn thứ 4 tại Mỹ. JPMC là một trong những nhà cung cấp dịch vụ cầm cố thế chấp, cho vay vốn cũng nhƣ cho thuê tài chính lớn nhất Mỹ.

Dịch vụ thẻ (Card Service): Với gần 98 triệu thẻ lƣu thông, JPMC trở thành nhà phát hành thẻ tín dụng lớn thứ 2 Mỹ

Dịch vụ ngân hàng thƣơng mại (commercial Banking): Cung cấp 2 dòng dịch vụ và sản phẩm là cho vay và cho thuê dựa trên cơ sở đánh giá tài sản (Asset based lending and leasing ) cho 3 hạng khách hàng đó là: Ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: phục vụ các công ty có doanh thu từ 10 triệu đến 500 triệu USD; Ngân hàng của các doanh nghiệp lớn: Phục vụ các công ty có doanh thu lớn hơn và các khách hàng có nhu cầu đầu tƣ lớn; và

cuối cùng là Ngân hàng bất động sản: Phục vụ các khách hàng kinh doanh bất động sản.

Dịch vụ kho bạc và chứng khoán (Treasury & Sercurities Service):

JPMC là nhà cung cấp dịch vụ quản lí tiền mặt lớn nhất nƣớc Mỹ với 2,5 nghìn tỉ USD giao dịch mỗi ngày, đồng thời là công ty quản lí tài sản lớn nhất thế giới với lƣợng tài sản quản lí lên tới 9,7 nghìn tỉ USD. JPMC cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua 3 công ty con là:

√ Công ty Institutional Trust Service: chuyên cung cấp dịch vụ uỷ thác đa dạng từ dịch vụ nhận làm đại lí uỷ thác và trả tiền truyền thống cho đến các dịch vụ chứng khoán toàn cầu và các dịch vụ quản lí khác.

√ Công ty Investor Services: Cung cấp dịch vụ lƣu kí chứng khoán và các dịch vụ liên quan nhƣ cho vay chứng khoán và thực hiện phân tích đầu tƣ cho các quỹ tƣơng hỗ, các nhà quản lí đầu tƣ, quỹ hƣu trí, công ty bảo hiểm và ngân hàng trên khắp thế giới.

√ Công ty Treasury Service: Cung cấp dịch vụ quản lí tín phiếu và tiền mặt cũng nhƣ dịch vụ quản lí thanh toán và tài chính thƣơng mại cho hàng loạt khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tài chính và chính phủ trên khắp thế giới.

Quản lí tài sản (Asset & Wealth Management): Cung cấp dịch vụ quản lí đầu tƣ và quản lí của cải cho các nhà đầu tƣ giàu có và cho gia đình của họ. JPMC cung cấp dịch vụ kế hoạch hƣu trí và môi giới cho khách hàng nhỏ.

2.3.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của mô hình

Ƣu điểm

Do có cấu trúc tƣơng tự nhƣ mô hình trên của Anh, ngoài những ƣu điểm ở trên thì mô hình của Mỹ còn có thêm ƣu điểm:

Đa dạng hoá về vị trí địa lí: Bởi JPMC sở hữu và thành lập các ngân hàng tại nhiều thị trƣờng bao gồm cả ngân hàng ở trong và ở ngoài bang.

Thêm vào đó JPMC cũng mở rộng thị trƣờng thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập nên việc đa dạng hoá thị trƣờng về mặt địa lí rất dễ dàng.

Đa dạng hoá về loại hình sản phẩm: Hoạt động theo mô hình công ty sở hữu ngân hàng nên JPMC có thể hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và cung cấp nhiều loại hình sản phẩm có thể bị cấm cung cấp nếu là một ngân hàng đơn lẻ ví dụ nhƣ: dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán...

Ngoài ra mô hình này còn tạo ra năng lực mới cho công ty, theo đó JPMC có thể cung cấp dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ vốn với chi phí thấp hơn cho bất cứ ngân hàng nào mà nó kiểm soát nếu chúng gặp khó khăn, điều chuyển vốn bên trong hệ thống cho các tổ chức có triển vọng thành công nhất hoặc đang gặp vấn đề cấp bách.

Nhƣợc điểm

Mô hình này không đem lại sự thuận tiện cho khách hàng nhƣ mô hình của Đức bởi mức đa dạng về vị trí của các công ty con không cho phép công ty cung cấp cho khách hàng tất cả các dịch vụ ở cùng một địa điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua các mô hình ngân hàng đa năng kể trên có thể dễ dàng nhận thấy sự đa dạng trong cấu trúc cũng nhƣ sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng đa năng trên thế giới. Việc phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng đã mang lại những lợi ích to lớn trong dài hạn tạo ra những thế mạnh cần thiết trong môi trƣờng cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng. Nắm bắt đƣợc những lợi ích nhƣ vậy, các NHTM Việt Nam đã tiến hành đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình theo định hƣớng phát triển ngân hàng đa năng. Điều này sẽ đƣợc đề cập đến ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM

I. TÍNH TẤT YẾU VÀ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

1. Tính tất yếu

1.1. Phát triển ngân hàng đa năng là kết quả của quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng trong nền kinh tế thị trƣờng

Quy luật cạnh tranh là quy luật cơ bản và là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng. Nền kinh tế thị trƣờng tự do cạnh tranh đã tạo cho các ngân hàng động lực để phát triển theo kịp với tốc độ của các ngành kinh tế khác cũng nhƣ buộc ngân hàng phải thay đổi để có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh. Ngân hàng nhƣ một cầu nối giữa các thực thể kinh doanh trong nền kinh tế vì nó nắm giữ một phần rất quan trọng mà tất cả các thực thể kinh doanh trong nền kinh tế đều cần có đó là nguồn vốn. Tuy nhiên không chỉ cần có nguồn vốn, các thực thể này còn có nhu cầu về các dịch vụ khác cũng liên quan đến tài chính. Cùng lúc này áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính khác nhƣ các công ty môi giới tài chính, bảo hiểm... ngày càng gia tăng và họ cũng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng làm cho các ngân hàng phải luôn nỗ lực để giữ chân khách hàng. Chính những nhân tố này đã thúc đẩy ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ mới ban đầu là các dịch vụ tài chính và sau là các dịch vụ khác dịch vụ tài chính.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất là trong thị trƣờng tài chính tiền tệ. Bởi vậy với chiến lƣợc bù trừ rủi ro thông qua hình thành ngân hàng đa năng kinh doanh đa dạng các loại hình theo nhiều lĩnh vực sẽ là một phƣơng hƣớng phát triển an toàn mà vẫn hiệu quả.

1.2. Phát triển ngân hàng đa năng xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Xu hƣớng hình thành và phát triển ngân hàng đa năng đã xuất hiện từ rất sớm trên thế giới tuy nhiên tại Việt Nam xu hƣớng này mới đƣợc chú ý và tập trung phát triển gần đây. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn, nguồn thu giảm và những rủi ro của thị trƣờng ngày càng nhiều. Các ngân hàng Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng với những đối thủ có lợi thế rất lớn về nhiều mặt nhƣ tài chính, kinh nghiệm quản lí, công nghệ, hệ thống chi nhánh. Cộng thêm những thách thức về công nghệ, nguồn nhân lực, công tác tổ chức và quản lí... làm cho các ngân hàng nƣớc ta càng lúc càng phải đa dạng hoá sản phẩm để có thể tồn tại và cạnh tranh. Bởi lẽ nguồn lực trong khu vực ngân hàng không đáp ứng đƣợc hết nhu cầu phát triển do vậy mà các ngân hàng phải tăng cƣờng liên kết và hợp tác với các tổ chức tài chính và phi tài chính khác trong nền kinh tế. Sự thành lập các công ty chứng khoán, bảo hiểm trực thuộc các NHTM ngày càng nhiều, sự liên minh liên kết các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng đó là những nhân tố cần và đủ cho sự hình thành ngân hàng đa năng. Trong quá trình mở rộng và phát triển cũng nhƣ tận dụng tối đa hiệu suất của các kênh phân phối đã tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động cạnh tranh bằng cách phát triển sang nhiều hoạt động bảo hiểm, môi giới, chứng khoán, bất động sản... Và chính sự đa dạng hóa dịch vụ này đã tạo điều kiện cho sự hình thành của các ngân hàng đa năng.

1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ vào quá trình hình thành ngân hàng đa năng trình hình thành ngân hàng đa năng

Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là khoa học ứng dụng đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố quyết định sự thành bại, năng

nhân ra đời của một loạt các hình thức mới của hoạt động ngân hàng nhƣ ngân hàng điện tử (e-banking), ngân hàng tại nhà (home-banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (mobile banking)... Sự phát triển của thƣơng mại điện tử đem lại nhiều thuận lợi khiến cho các dịch vụ đƣợc tiến hành đơn giản gọn nhẹ đồng thời cũng kéo các dịch vụ lại gần nhau hơn, làm cho ngân hàng càng có điều kiện để phát triển thêm các dịch vụ mới tiến hành cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác nhau.

1.4. Ngân hàng đa năng đã thể hiện rõ ƣu thế của mình trong quá trình phát triển phát triển

Những ƣu thế mà ngân hàng đa năng có đƣợc đã giúp ngân hàng phát triển một cách hiệu quả và tạo nguồn thu lớn. Với những dịch vụ truyền thống thì chỉ đƣa lại nguồn thu nhập ở mức độ giới hạn còn khi cung cấp thêm sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lƣợng và sản phẩm cung cấp ra với giá rẻ sẽ đa dạng hoá nguồn thu do vậy mà lợi nhuận thu đƣợc sẽ tăng.

Các ngân hàng đa năng có nhiều lợi ích nổi bật nhƣ khả năng bù trừ rủi ro cao, mở rộng cơ hội kinh doanh cũng nhƣ có thể phân bổ chi phí vào nhiều đơn vị kinh doanh chiến lƣợc. Ngoài ra ngân hàng đa năng còn có thể tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc phối kết hợp các hoạt động đa năng của mình với nhau.

Với những ƣu điểm của ngân hàng đa năng nhƣ vậy thì trong bối cảnh hội nhập đầy tính cạnh tranh nhƣ hiện nay thì tất yếu một ngân hàng muốn trụ vững và phát triển thì phải đổi mới hoạt động theo hƣớng đa năng hóa.

1.5. Xuất phát từ nhu cầu cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại của ngƣời dân dân

Nhu cầu của khách hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con ngƣời càng phong phú và khắt khe hơn. Để đáp ứng những nhu cầu này, các ngân hàng đã không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm, tung ra nhiều sản

phẩm tiện ích. Đặc biệt với xu hƣớng cung cấp sản phẩm trọn gói của khách hàng từ quản lí ngân quỹ, ngoại hối cho đến kinh doanh chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ... Nhiều ngân hàng đã cho ra đời các sản phẩm trọn gói thuận tiện. Xuất phát từ những nhu cầu trên của khách hàng nên việc hình thành ngân hàng đa năng là tất yếu. Nhu cầu đa dạng của ngƣời dân là động lực để ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng và với hàng loạt sản phẩm mới sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân trong cuộc sống hiện đại.

2. Những tiền đề phát triển

2.1. Thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại đƣợc áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng vực ngân hàng

Là một trong số ít ngành tiến hành ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sớm tại Việt Nam, ngành ngân hàng Việt Nam đang từng bƣớc tập trung hoá dữ liệu và tài khoản khách hàng toàn hệ thống. Các NHTM đã có những nỗ lực lớn trong việc đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và dịch vụ ngân hàng điện tử. Thanh toán không dùng tiền mặt đang đƣợc tích cực triển khai để giảm dần tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” do WB tài trợ đã đƣợc NHNN triển khai thành công giai đoạn I và đang thực hiện tốt việc triển khai giai đoạn II với khoản tín dụng ƣu đãi trị giá 105 triệu USD để hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kết quả đáng kể nhất mà Dự án mang lại là việc ngân hàng giảm thời

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 28)