NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 36 - 39)

I. TÍNH TẤT YẾU VÀ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA

2.NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN

2.1. Thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại đƣợc áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng vực ngân hàng

Là một trong số ít ngành tiến hành ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sớm tại Việt Nam, ngành ngân hàng Việt Nam đang từng bƣớc tập trung hoá dữ liệu và tài khoản khách hàng toàn hệ thống. Các NHTM đã có những nỗ lực lớn trong việc đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và dịch vụ ngân hàng điện tử. Thanh toán không dùng tiền mặt đang đƣợc tích cực triển khai để giảm dần tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” do WB tài trợ đã đƣợc NHNN triển khai thành công giai đoạn I và đang thực hiện tốt việc triển khai giai đoạn II với khoản tín dụng ƣu đãi trị giá 105 triệu USD để hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kết quả đáng kể nhất mà Dự án mang lại là việc ngân hàng giảm thời gian thanh toán từ 30 ngày (từ năm 1995 trở về trƣớc) xuống còn 10 giây - tức là thanh toán đƣợc thực hiện ngay tức thời theo thời gian thực hiện giao dịch trực tuyến online và đã đƣợc WB đánh giá là dự án thành công nhất từ trƣớc đến nay tại Việt Nam.

Các ngân hàng Việt Nam đã triển khai thực hiện một số công nghệ ngân hàng có thể kể đến nhƣ liên kết mạng thanh toán quốc gia giữa các ngân

đƣợc thực hiện từ tháng 5/2002, đây là hệ thống thanh toán trực tuyến tự động đƣợc xây dựng theo chuẩn quốc tế. Tại các NHTM lớn, hệ thống CNTT đã đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngành và đƣợc kết nối với NHNN, các tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế.

Hệ thống IPCAS (The modernization of Interbank Payment and Customer Accounting System – Hiện đại hóa Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) đƣợc xây dựng trên nền công nghệ tiên tiến nhất ứng dụng trong quản lí điều hành ngân hàng nhằm hiện đại hoá hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng. Bên cạnh đó còn có hệ thống mạng WAN (wide area network – mạng diện rộng) là hệ thống đa dịch vụ nhƣ tích hợp dữ liệu, voice, video cho phép tích hợp nhiều dịch vụ trong cùng một lúc ở cùng một cơ sở hạ tầng. Cùng với hệ thống chuyển tiền điện tử qua hệ thống xử lí trung tâm với máy chủ và mạng WAN kết nối với các chi nhánh trong ngân hàng để thay thế hoàn toàn chuyển tiền thủ công. Có thể kể thêm hệ thống kho dữ liệu và báo cáo phục vụ việc chỉ đạo điều hành và thiết lập hệ thống báo cáo thống nhất; hệ thống kết nối khách hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng về tra cứu thông tin, thanh toán điện tử kết nối host to host với các tổng công ty và các tổ chức tài chính qua đó tạo kênh phân phối mới cho khách hàng đồng thời giúp tập trung nguồn vốn cho khách hàng.

Đó là một số những công nghệ ngân hàng hiện đại đƣợc áp dụng tại lĩnh vực ngân hàng Việt nam. Việc phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại này đƣợc coi nhƣ nền móng và điều kiện tiền đề cho việc phát triển các ngân hàng đa năng tại Việt Nam đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập.

2.2. Môi trƣờng kinh tế và kinh doanh ngân hàng có nhiều đổi mới

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến đổi, đáng kể nhất đó là việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 07/11/2006. Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trƣởng và ổn định. Cùng với

sự phát triển của các ngành dịch vụ khác, dịch vụ tài chính cũng đòi hỏi ngày càng đa dạng hoá để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu trong thời kì hội nhập của đất nƣớc.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đƣợc thực hiện từ nhiều năm trƣớc đây. Từ năm 1993, Việt nam đã hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhƣ IMF, WB, ADB. Đến năm 1995 gia nhập ASEAN đồng thời gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA. Tháng 11/1998, Việt nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng APEC và gần đây nhất là trở thành thành viên của WTO. Việc trở thành thành viên WTO đã giúp cho Việt Nam tận dụng đƣợc nhiều cơ hội và lợi thế nhƣng cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức cho nền kinh tế. Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó, tuy nhiên có cạnh tranh thì mới có thể phát triển mạnh. Để tạo thuận lợi cho ngành ngân hàng có thể phát triển chính phủ đã ban hành hai Luật quan trọng đó là Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các tổ chức tín dụng. Việc ban hành luật và các văn bản dƣới luật đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng nói chung và ngân hàng đa năng nói riêng.

2.3. Những thuận lợi riêng từ phía các NHTM

Trƣớc hết, các NHTM Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng cao, chiếm vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực huy động vốn và sử dụng vốn cả về ngoại tệ và nội tệ là các NHTMNN với thị phần trên 70% sẽ là nền tảng vững chắc cho ngành ngân hàng Việt Nam [1]. Tất cả các NHTMNN đều xác định rõ mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng do đó mà việc phát triển thành ngân hàng đa năng là bƣớc đệm quan trọng để phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Hiện nay các ngân hàng đang tiến hành tổ chức theo mô hình hiện đại và hƣớng theo khối khách hàng và sản phẩm. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên những mô hình quản lí thực hiện dịch vụ một cửa

hay mô hình ngân hàng một cửa của VietinBank, VCB, BIDV. Một số ngân hàng cũng đang nghiên cứu triển khai mô hình tách bạch giữa khối quản lí và hành chính với khối kinh doanh nhƣ mô hình của BIDV. Đây là mô hình tiên tiến, đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng và cho phép quản lí hiệu quả hơn.

Một đặc điểm đem lại lợi thế cho NHTM đó là có hệ thống mạng lƣới giao dịch phân bố hầu khắp trên các tỉnh thành trong cả nƣớc, ngay cả những vùng sâu vùng xa và miền núi. Điều này phải kể đến mạng lƣới chi nhánh của Agribank, với đặc thù là phục vụ cho những vùng nông thôn, giúp cho ngƣời nông dân và ngƣời nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn cho nên ngân hàng đã thành lập mạng lƣới chi nhánh rộng khắp đến tất cả các thôn bản. Hiện nay Agribank có tới hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch trên cả nƣớc [24], Vietinbank có 3 sở giao dịch; 137 phòng giao dịch và 700 điểm giao dịch [30]. Các NHTMCP cũng có mạng lƣới chí nhánh tƣơng đối tập trung ở các thành phố lớn trong cả nƣớc. Nhƣ ACB đến nay đã có 121 phòng và điểm giao dịch trên cả 3 miền [31], Ngân hàng Đông Á có hơn 100 điểm giao dịch [32], MB có hơn 65 chi nhánh [34] ... Với lợi thế về mạng lƣới chi nhánh nhƣ vậy thì các NHTM có thể phát huy thế mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ đòi hỏi sự tiếp cận trực tiếp tới quảng đại quần chúng. Việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ là bƣớc chuyển đổi quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành ngân hàng đa năng.

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 36 - 39)