Về nguyên liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy sản tân phong phú bạc liêu (Trang 73)

- Công ty cần kiểm tra kỹ trong quá trình thu mua nguyên liệu. Đầu tƣ trang thiết bị hiện đai có thể phát hiện các dƣ lƣợng kháng sinh hóa chất với tỷ lệ cao.

- Thƣờng xuyên cập nhật thông tin, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất.

- Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc vào chế biến. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hóa chất, kháng sinh. Trong trƣờng hợp chƣa có phiếu kiểm tra, phải đƣợc lấy mẫu kiểm tra để biết chắc lô nguyên liệu đó không chứa kháng sinh cấm.

- Xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chuẩn chất lƣợng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu.

- Khai thác tốt nguồn nguyên liệu trong khu vực đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định ngoài ra còn tránh đƣợc tình trạng thiếu hàng làm mất uy tín của công ty. 5.3.2 Về nguồn lực

- Cần tăng cƣờng công tác đào tạo cho cán bộ nhân viên chức lao động kể cả đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao tay nghề.

- Tăng cƣờng kiểm soát sản phẩm không phù hợp trong quá trình sản xuất chế biến, hạn chế thấp nhất sản phẩm sai lỗi.

- Kiểm soát quá trình sản xuất giảm các chi phí quản lý, sản xuất và các chi phí khác nhƣ: điện, nƣớc, hóa chất... nhằm tăng hiệu quả lợi nhuận.

- Đào tạo đội ngũ bán hàng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm qua các kênh thông tin liên lạc, có chiến lƣợc giới thiệu quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trƣờng.

- Đội ngũ xuất nhập khẩu tăng cƣờng công tác xuất nhập khẩu đúng thời gian và yêu cầu đối tác tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc giao hàng.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận công ty. Chính mối liên hệ hợp tác gắn kết này là nhân tố góp phần cho sự thành công trong hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Duy trì một chính sách lƣơng công bằng, rõ ràng hợp lý, đảm bảo cuộc sống cho nhân viên, có đầy đủ các chế độ bảo hiểm, các quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động. Ngoài chính sách lƣơng nên có kế hoạch khen thƣởng cho nhân viên về hiệu quả làm việc, thƣởng nhân viên khi giải quyết tốt các khiếu nại của khách hàng, thƣởng cho những ý tƣởng đóng góp vì sự phát triển của công ty. Có nhƣ vậy họ mới có động lực phát huy tối đa năng lực để tạo hiệu quả cao nhất trong công việc.

5.3.3 Về chiến lƣợc Giá cả

* Ổn định giá cả

Trong giai đoạn hiện nay giá cả có vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng, khách hàng thƣờng so sánh, đối chiếu giá cả nhiều nơi để lựa chọn điểm mua với mức giá phù hợp nhất. Vì vậy công ty phải biết cân bằng giá với thị trƣờng, không để giá quá cao so với đối thủ cạnh tranh. Xác định khung giá cả hợp lý từ thấp lên cao, phù hợp từng thị trƣờng. Vấn đề giá vốn phải đƣợc xem xét cần thận hạn chế sự lệ thuộc từ nhà cung cấp, có kế hoạch trữ hàng hợp lý để tránh bị ảnh hƣởng của tình trạng lạm phát cao đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trƣờng.

Chi phí vận chuyển là vấn đề phải đƣợc giải quyết nhanh chóng. Công ty nên có kế hoạch vận chuyển tối ƣu, tận dụng tối đa phƣơng tiện vận chuyển để tiết kiệm nguyên liệu, nhân lực. Tình trạng giá nguyên liệu tăng cao nhƣ hiện nay là vấn đề đáng lo ngại cho chính sách tiết kiệm này.

5.3.4 Ổn định chất lƣợng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuân thủ tuyệt đối về quy định quản lý chất lƣợng: HACCP, EU code,

BRC. Tuyệt đối không bán hàng kém chất lƣợng, nâng cao tầm kiểm soát, đánh giá việc thực hiện theo quy định ISO.

Tiến hành kiểm nghiệm vệ sinh, chất lƣợng thực phẩm, nhiệt độ bảo quản và lƣu trữ thành phẩm.

Có kế hoạch kiểm tra tốt chất lƣợng đầu vào, đồng thời yêu cầu nhà cung cấp phải có “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm” để tạo thuận lợi cho việc chế biến xuất khẩu.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Thủy sản Việt Nam đã thật sự tạo đƣợc uy tín về sản phẩm và chất lƣợng nên số lƣợng xuất khẩu và giá trị ngoại tệ thu vào hàng năm của ngành và công ty nói riêng tăng lên đáng kể. Đối với mặt hàng thủy sản tôm đã và đang là mặt hàng then chốt trong việc đẩy mạnh tiến trình xuất khẩu cũng nhƣ đẩy mạnh tốc độ phát triển của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng đã không ngừng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lƣợng chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nhằm hạn chế những rào cản kỹ thuật, những rũi ro trong hoạt động xuất khẩu. Công ty cũng cố gắng đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo hàng xuất khẩu của công ty luôn đạt đƣợc sự tín nhiệm đối với khách hàng. Việc kinh doanh xuất khẩu còn giúp công ty góp phần vào việc xây dựng đất nƣớc thông qua các khoản thuế đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc và giải quyết việc làm cho lao động tại dịa phƣơng. Tuy còn non trẻ nhƣng công ty Tân Phong Phú đã tìm đƣợc cho mình một chổ đứng trên thị trƣờng quốc tế.

Ngoài những thành tựu đạt đƣợc thì hoạt động xuất khẩu của công ty cũng gặp không ít khó khăn nhƣ thị trƣờng xuất khẩu chƣa đƣợc mở rộng còn thụ động trong việc khai thác thị trƣờng tiềm năng đặc biệt là thị trƣờng nội địa. Hoạt động marketing chƣa mang lại hiệu quả cao cho việc quảng bá sản phẩm cũng nhƣ hình ảnh công ty cho ngƣời tiêu dùng.

Tóm lại, muốn đứng vững và phát triển thì công ty cần phải dựa vào những ƣu điểm của mình đang có để đề ra những chiến lƣợc phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng luôn thay đổi của khách hàng và một thị trƣờng đầy dãy những khó khăn thách thức.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nƣớc

Tuy nổ lực tạo ra sản phẩm tốt nhƣng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản vẫn cần Nhà nƣớc tạo điều kiện phát triển các dự án nuôi trồng thủy sản, có những chính sách thích hợp hơn với những kế hoạch trọng điểm của quốc gia và cơ sở hạ tầng phù hợp.

Xây dựng điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu làm bất ổn thị trƣờng xuất khẩu và thị trƣờng nguyên liệu.

Các cơ quan chuyên ngành nên hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng những mô hình quản lý chuyên nghiệp những trang trại lớn, nhất là kinh nghiệm thực hiện quy trình xây dựng hệ thống sản xuất theo mô hình phát triển bền vững, khép kín từ nuôi trồng tới chế biến, hƣớng tới mô hình sản xuất khép kín nhằm quản lý chi phí sản xuất và chất lƣợng sản phẩm đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cƣờng tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong bảo quản, sơ chế nguyên liệu hải sản.

6.2.2 Đối với công ty

Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để kịp thời hỗ trợ tốt cho việc kinh doanh của công ty.

Kiểm soát chặt chẽ từ khâu đặt hàng đến khâu giao hàng.

Tham gia các hội chợ trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc là những cơ hội có thể thu thập nhiều thông tin, nhận ra nhu cầu thay đổi của khách hàng, đồng thời cũng là nơi cho công ty tìm đối tác mới mở rộng thị phần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diễn đàn du lịch Việt Nam, 2012. Các phương thức thanh toán quốc tế dân sale cần biết. [online]

<http://diendandulich.vn/sales/cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te-dan-sale- can-biet-t6000.html> [Ngày truy cập: 01/10/2013]

2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2013. Xuất khẩu tôm có thể lập kỷ lục mới. [online]

<http://cafef.vn/nong-thuy-san/xuat-khau-tom-co-the-lap-ky-luc-moi- 201308231523282073ca52.chn> [Ngày truy cập: 17/10/2013]

3. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2012. Năm 2012: Xuất khẩu tôm không đạt mục tiêu 2,4 tỷ USD. [online]

<http://www.vasep.com.vn/Bao-cao-xuat-khau-thuy-san/253_22793/Nam- 2012-Xuat-khau-tom-khong-dat-muc-tieu-24-ty-USD.htm> [Ngày truy cập: 15/10/2013]

4. Liêu Kim Thúy, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công Cổ phần Phú Cường Jostoco. Luận văn đại học. Đại học Cần Th ơ.

5. Trần Thị Ngọc Hân, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy sản tân phong phú bạc liêu (Trang 73)