5. Bố cục của luận văn
3.1.1.1. Về mặt pháp lý
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emlà vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước taquan tâm, sự quan tâm này càng thể hiện rõ hơn sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của
Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1990, đó là sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo cho mọi trẻ em được đối
xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển thể chất và trí tuệ, bảo đảm được
sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, nhằm làm cho mọi trẻ em đều được hưởng
các quyền cơ bản và làm tròn bổn phận của trẻ em.
Trong những năm qua, pháp luật Việt Nam đã từng bước cụ thể hoá pháp luật quốc
tế và vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, từng bước xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật nước tanói chung, cũng như pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nói riêng. Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em đãđược thể hiệnngaytrong văn bản có giá trị pháp lý cao nhấtcủa nước ta đó là Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã kế thừa những ưu điểm của các bản Hiến pháp trước đó. Bên cạnh đó, pháp luật nước
ta còn cụ thể hóaquyền chăm sóc sức khỏe của trẻ em vào trong những văn bảnluậtnhất
định,đã có nhiều văn bản luật được Nhà nước ta xây dựng và ban hành, cụ thể như:Luật
Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Quốc
hội nước Việt Nam thông qua năm 1991 và sửa đổi năm 2004; Luật Phòng, chống
HIV/AIDS năm 2006; Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008; Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm
2009; Luật Người Khuyết tật năm 2010...
Ngoài ra, pháp luật nước ta còn ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm quy định
chặt chẽ và hướng dẫn cụ thể hơn trong việc thực hiện cũng như xử lý những hành vi vi phạm liên quan đếnquyền chăm sóc sức khỏe của trẻ em, tiêu biểu như:
- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm 2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế;
- Nghị định số 71//2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 08 năm 2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em;
- Nghị định số 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính vềBảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Nghi định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 04 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Khuyết tật;
- Nghị định số 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2013 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính về Bảotrợ, Cứu trợ Xã hội và Bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Thông tư liên tịch số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 05 tháng 02 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khám,
chữa bệnhcho trẻ em dưới sáu tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
- Thông tư 29 /2008/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương Binh Xã hội ngày
28 tháng 11 năm 2008 Về việc hướng dẫn cấp, quản lý và sử dụng thẻ khám bệnh, chữa
bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
- Chỉ thị số 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 9 năm 2009 Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em...
Như vậy, những văn bản quy phạm pháp luật trên đã tạo ra một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ về quyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, bao gồm các văn bản chuyên
nghành, không chuyên nghành, văn bản luật hoặc dưới luật... Đây sẽ là cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt các quyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
Hơn thế nữa, bên cạnh việc xây dựng và ban hành những quy định cụ thể thì Nhà
nước ta cũng đãvà đang xây dựng, triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, kế hoạch
và chiến lược liên quan đến chămsóc sức khỏe cho trẻ em như:
- Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 02 năm
2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010;
- Quyết định 35/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 03 năm
2001 Về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
2001 - 2010;
- Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 02 năm 2011
Phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015;
- Quyết định số 1555/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm
- Chương trình số 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16 tháng 11 năm 2012 Phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012 – 2020;
- Kế hoạch số 997/KH-BYT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 Thực hiện “Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012- 2020” giai đoạn 2012- 2015;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm
2013 Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìnđến năm 2030...
Các chương trình, kế hoạch và chiến lược trên đều được xây dựng dựa trên những
mục đích chủ yếu là tạo những điều kiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và quyền cơ bản
của trẻ em trong đó có quyền chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và đẩy lùi những nguy cơ đe dọa xâm hại trẻ em, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ
cũng như cách thứctiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường...tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em Việt Nam phát triển hoàn thiện, được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, có một cuộc sống tốt đẹp hơn.