Quyền được tiếp cận thông tin, giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của luận văn

2.1.5.Quyền được tiếp cận thông tin, giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

Việc bảo đảm cho trẻ em có quyền được thông tin, giáo dục về sức khỏe là một

trong những mục đích cơ bản mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra nhằm đảm bảo cho trẻ em được hưởng mức độ cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, được quy định cụ thể tại điểm

e khoản 2 điều 24 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 “Bảo đảm rằng

43Điểm d khoản 2 điều 24 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.

mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt những người làm cha mẹ và trẻ em, được thông tin, được

học hành và được hỗ trợ trong việc sử dụng kiến thức cơ bản về sức khỏe và dinh dưỡng

của trẻ em, những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, giữ vệ sinh và vệ sinh môi trường và phòng ngừa các tai biến”45. Theo điều này, trẻ em sẽ được quyền học hành,

được hỗ trợ những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe, được tiếp cận với những

thông tin mới nhất về các loại bệnh, cách phòng tránh, phát hiện cũng như cách chữa trị để từ đó có được các biện pháp thích hợp để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân. Chẳng

những vậy, để trẻ em có thể có được sự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt nhất thì pháp luật

quốc tế còn bảo đảm cho các bậc làm cha mẹ cũngsẽ được biết những thông tin về chăm

sóc sức khỏe cho con cái của họ, ngoài những kiến thức trên họ còn được giáo dục và hỗ

trợ những kiến thức cơ bản và tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng đặc biệt là các kiến

thức về dinh dưỡng và những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ...Như vậy, với mục đích chính là bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em thì quyền được được thôngtin, giáo dục về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là quyền rất cần thiết, bởi vì: khi quyền này được

thực hiện tốt sẽ hỗ trợ cho trẻ em và cha mẹ trẻ những kiến thức cơ bản và tối thiểu về

một số loại bệnh thường gặp để họ có thể tự phòng bệnh và có cách xử lý đúng khi mắc

bệnh; đồng thời, họ cũng sẽ cập nhật đượcnhững thông tin mới nhất về các loại bệnhmới như: nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh, phát hiện bệnh...từ đó mọi người sẽ có được những kiến thức đúng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và cả gia đình mình,

tránh xa được những hành vi cũng như tác nhân gây hại cho sức khỏe...

Bên cạnh đó, tại điều 17 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy địnhthì Liên Hợp Quốc đã công nhận vai trò của của các phương tiện thông tin đại chúng

và bảo đảm cho trẻ em quyền được thu nhận thông tin và những tư liệu nhằm những mục đích có lợi nhất định, trong đó có mục đích sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em,

cụ thể là “Các Quốc gia thành viên công nhận chức năng quan trọng của các phương

tiện thông tin đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu

từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc biệt là những thông tin tư liệu nhằm

mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em...”46. Như vậy, pháp luật quốc tế đã khẳng định cụ thể hơn nữa

quyền được thông tincủa trẻ em đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe, đây sẽ là những cơ sở để quyền này được tôn trọng vàđẩy mạnh thực hiện ở các quốc gia.

2.1.6. Quyền được bảo vệ trước những tập tục có hại cho sức khỏe của trẻ em

Phong tục là nét đặc trưng riêng về văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới, trở thành luật tục đi sâu vào đời sống của nhân dân. Văn hóa phong tục giúp ta hiểu được tình cảm,

45Điểm e khoản 2 điều 24 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.

tinh thần, quá khứ và hiện tại của dân tộc đó. Tuy nhiên, bên cạnh những phong tụcmang ý nghĩa văn hóa, truyền thống thì vẫn có nhiều tập tục lạc hậu đang tồn tại song songảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mọi người. Trong số đó, phải kể đến những tập tục có

hại trong chăm sóc sức khỏe cho mọi người nói chung và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

nói riêng, cóảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triểncủa trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì lẽ đó, nhằm mục đích giúp cho trẻ em có được sức khỏe tốt nhất có thể, pháp luật

quốc tế đã bảo đảm cho trẻ em quyền được bảo vệ khỏi những tập tục có hại cho sức

khỏe được quy định tại khoản 3 điều 24 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 “Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp và có hiệu quả

nhằm xoá bỏ những tập tục có hại cho sức khỏe của trẻ em”47. Theo đó, mọi trẻ em sẽ được bảo vệ khỏi những tập tục lạc hậu gây hại cho sức khỏe của trẻ, đồng thời các quốc

gia cũng phải thực hiện những biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ trẻ em trước

những tập tục như vậy.

Hiện nay, ở nhiều quốc gia, công tác bài trừ những tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến

sức khỏe của trẻ em đang được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, do đã trở thành những

luật tục đi sâu vào tiềm thức của mọi người từ lâu đời nên việc bài trừ những tập tục này gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy nhiều tập tục có hại cho sức khỏe của trẻ em vẫn tồn tại như: tập tục chăm sóc sức khỏe các bà mẹ trong lúc mang thaihay những tập tục về sinh đẻ và nuôi dạy con cái hoặc giết trẻ em gái...Đây là những tập tục đang đè nặng tư tưởng

của mọi người vàảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con cái của họ, một số tập tục cụ thể như: khi mang thai và sau khi sinh, bà mẹ phải phải kiêng cữ nhiều điều, phải kiêng ăn

nhiều loại thức ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡngsẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai

nhi và nguồn sữa sau khi trẻ ra đời; đồng thời mẹ và bé còn phải nằm than để giữ ấm cơ

thể, tuy nhiên làm như vậy bé có thể sẽ bị ngộ độc do khí CO từ than, bị bỏng, hoặc

mụn mủ, viêm mô tế bào vùng lưng rất nguy hiểm;và còn một tập tục khá phổ biến khi trẻ bị bệnh sẽ mời thầy cúng làm lễ để chữa trị, vì vậy đã làm chậm trễ việc điều trị bệnh

cho trẻ, bệnh của bé có thể sẽ nặng hơn... Như vậy, với những tập tục lạc hậu sẽ là nguyên nhân gâyra tác động xấu đến sức khỏe của trẻ em,ảnh hưởng đến sức khỏevà sự

phát triểncủa trẻ sau này. Do đó, các quốc gia cần phải đẩy mạnh công tác bài trừ những

tập tục lạc hậu và có những biện pháp hiệu quả để đảm bảo cho sức khỏe cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 36 - 38)