Bản chất pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2.Bản chất pháp lý

“Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách

lành mạnh và an toàn”. Như vậy, quan hệ pháp luật về quyền trẻ em bao gồm tổng thể

các quyền và nghĩa vụ của trẻ em được cụ thể hóa thành các quy định pháp luật điều

chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến chu cầu cho cuộc sống của trẻ em. Và vì trẻ em

cũng là những con người cụ thể, do đó bản chất các quan hệ pháp luật về quyền trẻ em

cũng chính là các quan hệ pháp luật điều chỉnh về con người.

Trẻ em được pháp luật trao cho những quyền cụ thể và khi đó trẻ em sẽ vừa là những chủ thể của quyền vừa là những chủ thể đặc biệt trong hệ thống pháp luật. Vì vậy,

các quyền trẻ em sẽ mang những giá trị pháp lý nhất định được pháp luật quốc tế và pháp luật mọi quốc gia quy định.Do mang những giá tri pháp lý nhất định nên quyền trẻ em sẽ là cơ sở pháp lý làm căn cứ để xử lý những hành vi vi phạm đến việc bảo vệ trẻ em, bên cạnh đó còn quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ và thực hiệnquyền trẻ em.

Trong hệ thống pháp luật quốc tế, quyền trẻ em được quy định ngay trong những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em - Convention on the Rights of the Child (viết tắt CRC) được thông qua ngày 20/11/1989,

đây được coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay nhằm đảm bảo những lợi ích cần thiết cho trẻ em và bảo vệ trẻ em được phát triển an toàn, lành mạnh.

Riêng đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, ngay từ khi ra đời quyền trẻ em đã

được quy định trong Hiến pháp 1946, đây là hiến pháp đầu tiên của nước ta và là văn bản

có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Và trải qua các giai đoạn khác nhau,

quyền trẻ em vẫn được tiếp tục đề cập trong những bản Hiến pháp tiếp theo, đó là: Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và cho đến nay quyền trẻ em

lại được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục quy định trong Hiến pháp năm 2013. Chẳng những

vậy, để nâng cao hơn giá trị pháp lý của quyền trẻ em, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể

hóa quyền trẻ em vào những văn bản quy phạm pháp luật khác của nước ta như: Bộ luật

dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hôn nhân và gia đình...Riêng trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, quyền trẻ em được quy định cụ thể,

rõ ràng và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, Luật còn quy định rõ trách nhiệm của gia đình, Nhà

nước, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em, bảo đảm lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 29 - 30)