Trách nhiệm của nghàn hY tế

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.1.Trách nhiệm của nghàn hY tế

Trách nhiệm thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trước hết thuộc

trách nhiệm của ngành y tế. Theo điều 32 Nghị định 71//2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 08 năm 2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì Bộ Y tế có trách nhiệm :

- Hướng dẫn việc củng cố và nâng cao chất lượng của mạng lưới khám bệnh, chữa

bệnh cho trẻ em; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh

cho trẻ em; từng bước thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ và lập sổ theo dõi sức khỏe

cho trẻ em; đặc biệt quan tâm đến trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn

nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện

ma túy, trẻ em bị tai nạn, thương tích.

- Bảo đảm việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng phục vụ việc phòng bệnh, chữa

bệnh, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, số lượng và chất lượng cán bộ y tế nhi khoa.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào

tạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em;

bảo đảm trẻ em dưới sáu tuổi được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về

bảo hiểm y tế; khám bệnh định kỳ cho những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc

với trẻ em; hướng dẫn cha, mẹ, người giám hộ phòng bệnh cho trẻ em.

- Công bố một số chỉ tiêu thống kê quốc gia về y tế và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại điều 2 Quyết định số 1555/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2012 Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020 cũng đã chỉ ra trách nhiệm của Bộ Y tế “Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với

các Bộ, ngành, địa phương tuyên truyền và thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng, chăm

sóc sức khỏe cho trẻ em, xây dựng các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em do

ngành quản lý; xây dựng các chương trình về dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em;

chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới

6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng

cho trẻ em khuyết tật; thí điểm các loại hình dịch vụ y tế đặc thù cho trẻ em; tổ chức triển

khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012), các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn

2012 - 2015 về dân số và kế hoạch hoá gia đình (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1199/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012), y tế (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012),

phòng, chống HIV/AIDS (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012); củng cố, kiện toàn mạng lưới chăm sóc sức

khỏe trẻ em từ trung ương đến cơ sở”.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn quy

địnhtrách nhiệm của các cơ sở y tế công lập như sau“Cơ sở y tế công lập có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng bệnh, chữa bệnh

cho trẻ em”68. Theo quy định của pháp luật, cơ sở y tế công lập có trách nhiệm toàn diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến sức khỏe, đặc biệt

là y tế cơ sở và y tế thôn bản. Trong cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Y tế

và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh), Chính phủ dành riêng một khoản ngân sách để bảo đảm cho việc

khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới sáu tuổi ở các cơ sở y tế công

lập trung ương và địa phương.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 52 - 54)