5. Bố cục của luận văn
2.2.5. Quyền được chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong học đường
Trẻ em nói chung và học sinh nói riêng là đối tượng đang ở trong giai đoạn phát
triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó, muốn có một thế hệ tương lai vừa khỏe mạnh, vừa
thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho
các em ngay từ tuổi đến trường. Đây chính là thời gian học sinh gặp phải khá nhiều bệnh
tật, bị ảnh hưởng bởi các tai nạn, thương tích hoặc bệnh tật có cơ hội phát sinh, lây nhiễm ở trường học... Nếu không có sự chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, của ngành y tế và ngành giáo dục đào tạo nói riêng thì những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
của học sinh là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề rất lớn của xã hội. Vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia y tế, y tế học đường là một dự án thành phần đã 60Khoản 1 điều 13 Hiến pháp năm 2013.
được xác định tầm quan trọng để nâng cao vai trò và vị trí công tác theo Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011.
Bên cạnh đó, nội dung công tác y tế học đường cho trẻ em cũng được quy định tại
Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT quy định các nội dung đánh giá công
tác y tế tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học và thông tư liên tịch số22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT
quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non. Theo đó, y tế học đường
còn gọi là sức khỏe trường học bao gồm cả hai nội dung hoạt động là vệ sinh trường học
và y tế trường học.Như vậy, mọi trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non hay học sinh tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học sẽ được quản lý, chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe, có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe cho cả
cấp học; được truyền thông giáo dục sức khoẻ về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường,
phòng chống dịch bệnh, bệnh tật học đường, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS,
tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, kỹ năng sống và hành vi lối sống có hại cho sức khỏe; được phòng chống trước những dịch bệnh truyền nhiễm; được bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn, thương tích và vệ sinh, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng; đồng thời, được đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầy đủ và tốt
nhất trong quá trình học tập và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong những giai đoạn nhất định. Cụ thể là
Chương trình số 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16 tháng 11 năm 2012 phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012 –
2020 và Kế hoạch số 997/KH-BYT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 thực hiện “Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012-2020” giai đoạn 2012-2015. Mục tiêu chung của cả chương trình và kế hoạch trên là tăng cường bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là học sinh, sinh viên) trong các trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục); bảo đảm cho
học sinh, sinh viên được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; giảm tỉ lệ