Quyền tiếp cận thông tin phù hợp và bày tỏ các ý kiến, nguyện vọng của trẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3.Quyền tiếp cận thông tin phù hợp và bày tỏ các ý kiến, nguyện vọng của trẻ

em trong vấn đề chăm sóc sức khỏe

Trên nguyên tắc dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định, chính sách cụ thể cho trẻem về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Tuy nhiên,

để trẻ em được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất thì chúng ta cũng cần phải cho trẻ tiếp cận

với những thông tin cần thiết và lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng về vấn đề mà trẻ quan tâm. Có được như vậy thì chúng ta mới hiểu hết được những gì trẻ đang cần, biết được những điều gì là tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, tại khoản 1 điều 20 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quyđịnh“Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình

quan tâm”59. Theo đó, trẻ em sẽ được quyền được tiếp cận với những thông tin và bày tỏ

ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề mà trẻ quan tâm, trong đó có vấn đề chăm sóc sức

khỏe.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của cả xã hội, để trẻ em có được sự chăm sóc tốt nhất thì việc lắng nghe những ý kiến, nguyện

vọng của trẻ là rất quan trọng. Có lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng mà trẻ bày tỏ

mới biết được những nhu cầu thực sự về sức khỏe của trẻ, biết được cách chăm sóc phù 59Khoản 1 điều 20 Luật Bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em năm 2004.

hợp và hiệu quả nhất cho trẻ, từ đó sẽ tạo cho trẻ sự thoải mái trong chăm sóc sức khỏe, tránh được những sự áp đặt, quy định bắt buộc mà gây bất lợi cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ

em cũng cần được tiếp cận với những thông tin phù hợp trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ

nhằm giúp trẻ có những hiểu biết cần thiết về sức khỏe của bản thân, biết được những

cách bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh cụ thể hay dấu hiệu của bệnh để thông báo kịp

thời cho gia đình và được chữa trị sớm nhất.

Như vậy, pháp luật nước ta đã trao cho trẻ em tiếp cận thông tin phù hợp và bày tỏ

các ý kiến, nguyện vọng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Và để quyền này được đảm

bảo thực hiện, pháp luật cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của cácchủ thể tại điều 19 và điều 20

Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo đó:

- Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận

các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em và được

bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề trẻ em quan tâm.

- Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch

vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm công khai thông tin về tổ chức, hoạt động của đơn vị mình thông qua các hình thức phù hợp.

Các thông tin mà trẻ em được tiếp cận, được cung cấp phải vì lợi ích của trẻ em, không

xâm hại, không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.

- Cơ quan xây dựng pháp luật, chính sách về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em

phải nghiên cứu, tham khảo ý kiến của trẻ em. Diễn đàn trẻ em là hoạt động để đại diện

của trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của trẻ em về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

- Các ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi đến cơ quan, tổ chức, cơ sở có liên quan phải được trả lời, được giải thích, được đáp ứng trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn

của cơ quan, tổ chức, cơ sở đó. Các hoạt động bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phải

vì lợi ích của trẻ em và phù hợp với sự phát triển của trẻ em.

2.2.4. Quyềnbìnhđẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cho trẻ em

Cùng với sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay đã tạo nên sự phân hóa xã hội

sâu sắc, bên cạnh đó là sự phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội khác nhau ở những

vùng miền khác nhauvẫn đang tồn tại đã phần nào dẫn tới sự không ngang bằng nhau về

chất lượng cuộc sống nói chung và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội của những nhóm người trong xã hội nói riêng, trong đó có sự tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Khả

năng tiếp cận các dịch vụ y tế khác nhau phụ thuộc vào mức thu nhập, điều kiện địa lý,

dân tộc và nhiều yếu tố khác, do đó vấn đề bìnhđẳng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc

y tế đang ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn Vì vậy, tại khoản 1 điều 38 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình

đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”60.

Theo quy định trên thì tất cả mọi người đều có quyền được bìnhđẳng trong tiếp cận

và sử dụng các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe cho bản thân và trẻ em cũng không

ngoại lệ. Trên nguyên tắc trẻ em cũng là con người nên mọi trẻ em sẽ đều được quyền

bình đẳng như nhau và như tất cả mọi người. Đồng thời, bình đẳng cũng là nguyên tắc hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và trẻ em có quyền bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế đã thể hiện được

phần nào nội dung nguyên tắc này. Theo đó, mọi trẻ em sẽ được tạo điều kiện tiếp cận

vớinhững dịch vụ y tếcần thiết và được sử dụng những dịch vụ y tế có chất lượng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhằm đảm bảo trẻ em có được sức khỏe tốt

nhất.

Như vậy, để nguyên tắc này được phát huy và việc thực hiện quyền bình đẳng của

trẻ em trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế đạt hiệu quả thì Đảng và Nhà nước ta

cần xây dựng nhiều chính sách và đầu tư hơn nữa vào hệ thống y tế, cần xây dựng mạng lưới bao phủ y tế toàn dân, đặc biệt là việc phân bổ mạng lưới y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi...nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em đều dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y

tế có chất lượng khi cần thiết.Ngoài ra, cũng cần cải thiện điều kiện xã hội ở những vùng

khó khăn để tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, tăng cường đào tạo đội

ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ y tế hướng đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, không phân

biệt đối xử.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam vê quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em (Trang 43 - 45)