Về sự tham gia của Viện kiểm sát tại Tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 68)

Từ trước đến nay pháp luật TTDS Việt Nam luôn quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát đối với hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Tại công văn số 07/NCPL ngày 30.9.1966 của TANDTC về xét xử việc ly hôn đối với người mất trí có nêu: ‘‘khi xử tại phiên tòa cần có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát (đối Viện kiểm sát thì đây là loại việc mà Viện kiểm sát cần tham gia tố tụng ngay từ lúc thụ lý đơn khởi tố)’’ [53, tr

nhân dân tối cao có nêu: ‘‘Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những trường hợp xét thấy cần thiết phải bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, của nhân dân’’ . Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của nhà nước, của tập thể, của nhân dân hay của một chủ thể đặc biệt nào khác như người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên thì vai trò của Viện kiểm sát như là người đại diện cho các chủ thể này tham gia tố tụng để đòi lại sự công bằng.

Điều 11, Điều 15 luật tổ chức TAND, được Quốc hội thông qua ngày 03/7/1981 hay năm 1988 đều có quy định: "...Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật, đối với những bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố trước Tòa án nhân dân bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân, khởi tố vụ án dân sự trong những trường hợp cần thiết, tham gia tố tụng tại phiên tòa và kháng nghị theo quy định của pháp luật, đối với những bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân".

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1998 có quy định "Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự theo quy định tại các điều 12, 13a, 13b của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và những quy định của pháp lệnh này" (Điều 9).

Khoản 2 Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Viện kiểm sát có nhiệm vụ tham gia tố tụng đối với những vụ án mà Viện kiểm sát đã khởi tố. Đối với những vụ án khác Viện kiểm sát có thể tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết".

Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đều có quy định "Trong quá trình giải quyết vụ án lao động (kinh tế), Viện kiểm sát có quyền tham gia tố tụng từ

bất cứ giai đoạn nào, nếu xét thấy cần thiết. Tòa án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp các bản sao bản án, quyết định của Tòa án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho Viện kiểm sát hồ sơ vụ án để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo yêu cầu của Viện kiểm sát". Theo các văn bản pháp luật, theo quy định của các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động trước đây thì Viện kiểm sát có vai trò rất lớn trong kiểm sát họat động xét xử của Tòa án. Là người khởi tố vụ án đối với những yêu cầu để bảo vệ quyền lợi ích tập thể, nhà nước, công dân và các chủ thể khác cần phải có sự bảo vệ của pháp luật. Là người có quyền kháng nghị đối với tất cả các bản án, quyết định khi phát hiện thấy các bản án, quyết định đó có sai lầm, có sự vi phạm pháp luật và việc tham gia của Viện kiểm sát là rất rộng, có quyền tham gia, tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào nếu xét thấy cần thiết. Thực tế trước khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời đã có thời kỳ Viện kiểm sát nhân dân đã tham gia 100% các vụ án dân sự, kinh tế, lao động từ giai đoạn sơ thẩm đến giai đoạn phúc thẩm. Việc tham gia của Viện kiểm sát từ việc lập hồ sơ của Tòa án. Yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần phải làm sáng tỏ để bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án; yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật ; tham gia phiên tòa đưa ra các quan điểm về việc giải quyết vụ án; thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm.

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005 đã bỏ các quy định về quyền khởi tố các vụ án Dân sự, Kinh doanh thương mại, Lao động của Viện kiểm sát nhân dân. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước sẽ thuộc về các cơ quan, tổ chức sau :

1. Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong các trường hợp do Luật Hôn nhân và gia đình quy định;

2. Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định;

3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 162 BLTTDS).

Xét đến cùng mỗi chủ thể tồn tại trong xã hội đều có những cơ quan, tổ chức đứng đằng sau chủ thể ấy, đại diện bảo vệ cho các chủ thể đó. Lợi ích của nhà nước, của tập thể, cũng đều có những cơ quan, tổ chức đại diện quản lý, chịu trách nhiệm ở một góc độ nhất định đối với quyền lợi của nhà nước, tập thể do vậy khi có sự vi phạm thì trực tiếp tổ chức, cơ quan đại diện có quyền trực tiếp hoặc có uỷ quyền cho ai đó đứng ra khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mình, đề nghị Tòa án giải quyết bảo vệ lợi ích chính đáng cho mình.

Để thực sự tạo điều kiện cho Viện kiểm sát tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp trong đó có kiểm sát họat động xét xử. Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định:

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.

Không phải trực tiếp tham gia vào các họat động tố tụng của Tòa án, mà thông qua các văn bản, tài liệu trong quá trình tác nghiệp, Tòa án phải gửi cho Viện kiểm sát các văn bản, quyết định tố tụng như : thông báo thụ lý, quyết định thu thập chứng cứ, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản sao án văn, quyết định sơ thẩm.... Viện kiểm sát đã nắm được các kết quả, nắm được toàn bộ các hoạt động của Tòa án do đó việc kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát đã có cơ sở để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị của mình.

Thực tiễn việc tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm dân sự trong thời gian gần đây (kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực thi hành) là không nhiều. Phần lớn sự tham gia của Viện kiểm sát là tham gia vào việc giải quyết các yêu cầu dân sự. Còn việc có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án là không nhiều bởi theo quy định Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh là của các đương sự nên việc thu thập chứng cứ của Tòa án là rất hạn chế và việc khiếu nại cũng ít xảy ra. Do quy định Viện kiểm sát cấp phúc thẩm chỉ tham gia khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên toà sơ thẩm, do đó sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại cấp phúc thẩm lại càng ít. Phần lớn sự tham gia, các kháng nghị của Viện kiểm sát đều mang lại hiệu quả nhất định trong việc giải quyết các vụ án dân sự, các kháng nghị được Tòa án chấp nhận với tỷ lệ cao, các quan điểm ý kiến của Viện kiểm sát đưa ra tại phiên tòa đều phù hợp pháp luật, giúp cho hội đồng xét xử có những phán quyết phù hợp hơn trong khi xét xử vụ án. Nhưng thực tế cũng có những kháng nghị, quan điểm đưa ra còn có nhiều ý kiến khác nhau như: kháng nghị số 03/KN-LHST ngày 20.3.2006 của Viện kiểm sát nhân dân huyện M kháng nghị đối bản án số 35/2006/HN&GĐ- ST ngày 13.3.2006 của Tòa án nhân dân huyện M.

Kháng nghị về vụ án ly hôn giữa anh Đinh Văn Tr và chị Hoàng Thị Mai A. Anh Tr và chị Mai A kết hôn hợp pháp ngày 17.5.2001 anh chị có một con chung là cháu Đinh Thị V. Sinh ngày 19.7.2002 do mâu thuẫn vợ chồng anh Tr đã làm đơn xin ly hôn chị Mai A và có nguyện vọng nuôi cháu V. Chị Mai A cũng nhất trí xin ly hôn và cũng đề nghị xin được nuôi con chung, đề nghị anh Tr cấp dưỡng nuôi con. Các bên đương sự cùng thống nhất không đề nghị Tòa án xem xét về các quan hệ tài sản, nhà đất, công nợ khác, đều thỏa thuận xin được ly hôn. Tại phiên tòa sơ thẩm chị Mai A và anh Tr đều đề nghị xin được nuôi con. Chị Mai A có ý kiến: việc đóng góp phí tổn nuôi con là tuỳ ở anh Tr quyết định, tuỳ theo khả năng và lương tâm của anh Tr. Anh Tr đóng góp nuôi con cũng được, không đóng góp nuôi con cũng được. Đóng nhiều đóng ít, tùy anh Tr quyết định, chị không đòi hỏi gì.

Tòa án sơ thẩm đã xử công nhận sự thỏa thuận ly hôn giữa anh Tr và chị Mai A. Giao cháu V cho chị Mai Anh nuôi dưỡng. Buộc anh Tr phải đóng góp nuôi con mỗi tháng 150.000đ kể từ tháng 3 năm 2006 đến khi cháu V thành niên.

Sau khi xử sơ thẩm anh Tr có kháng cáo xin được nuôi con chung. Viện kiểm sát nhân dân huyện M có kháng nghị, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm về phần phí tổn nuôi con vì Toà án cấp sơ thẩm quyết định mức đóng góp nuôi con giữa anh Tr và chị Mai A không đúng pháp luật.

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát huyện M có 2 ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất, cho rằng việc chị Mai A chỉ đề nghị anh Tr góp phí

tổn nuôi con theo khả năng và trách nhiệm của anh Tr do đó Toà án cấp sơ thẩm căn cứ vào điều kiện thực tế của anh Tr và quyết định mức đóng góp như vậy là không sai. Cả hai anh chị cũng đều không có ý kiến gì, không kháng cáo về phần này. Do đó đây là sự tự nguyện của hai anh chị cần được

chấp nhận, bởi thậm trí chị Mai A còn có ý kiến là nếu anh Tr không đóng góp thì chị cũng vẫn nhất trí .

Ý kiến thứ 2, cho rằng theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về

việc cấp dưỡng nuôi con tại công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999, thì nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định nhưng không được thấp hơn 1/2 mức lương tối thiểu. Thực tế là không có sự thỏa thuận cụ thể của anh Tr và chị Mai A mà chỉ trên yêu cầu chung chung của chị Mai A. Do đó trong trường hợp này không thể coi là các bên đã thoả thuận được về phí tổn đóng góp nuôi con, nên Toà án phải quyết định và khi Toà án đã quyết định thì phải trên cơ sở của các văn bản pháp luật để quyết định và không được thấp hơn mức 1/2 tháng lương tối thiểu. Lương tối thiểu hiện nay là 450.000đ/1tháng, do đó đề nghị cải sửa án sơ thẩm buộc anh Tr phải đóng góp phí tổn nuôi con mỗi tháng là 225.000đ/1 tháng thì mới đảm bảo quyền lợi cho cháu Vân A.

Hay kháng nghị số 07/KN-DSST ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân huyện T đối bản án số 46/2006/DSST ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Tòa án nhân dân huyện T trong vụ ‘‘kiện đòi tài sản’’ giữa nguyên đơn ông Trần Văn K và các bị đơn anh Nguyễn Văn T và anh Dương Văn N. Năm 2002 giữa ông K, anh T và anh N có thỏa thuận việc sấy long nhãn, theo đó ông K là người ứng tiền cho anh T, anh N đi thu mua nhãn về để sấy thành long nhãn rồi đóng gói chuyển lên Lạng Sơn cho ông K bán sang Trung Quốc. Các bên làm ăn đến tháng 12 năm 2003 thì không tiếp tục làm ăn nữa vì thua lỗ, do giá long nhãn xuống thấp. Tháng 4 năm 2004 ông K, anh T, anh N về chốt sổ với nhau. Trong đó tổng số tiền ông K ứng ra cho các anh là 670.000.000đ và tổng số các anh đã chuyển lên cho ông K tổng giá trị của long nhãn là 480.000.000đ. Ngoài ra anh T, anh N còn phải chi phí các khoản khác như tiền thuê xe, tiền lệ phí giao cho lái xe khi đi trên đường tổng là 60.000.000đ. Sau khi đối trừ các khoản giữa anh T và anh N đã ký sổ nợ ông

K tổng là 130 triệu đồng. Hẹn đến tháng 7/2004 hai anh phải thanh toán hết cho ông K. Sau khi chốt nợ anh T, anh N lại tìm ra một số chứng từ giao hàng khác để đề nghị ông K xem xét lại khoản nợ nhưng ông K không thừa nhận các chứng từ này. Đến hạn anh T, anh N không trả được nợ cho ông K nên ông K đã khởi kiện ra Toà án để đòi nợ các khoản tiền trên. Tại Tòa án sơ thẩm ông K, anh T thoả thuận ông K chỉ yêu cầu anh T phải thanh toán cho ông K tổng số tiền 50 triệu đồng. Số còn lại ông tự nguyện cho anh T coi là khoản bù lỗ cho anh T. Còn vẫn yêu cầu anh N phải trả đủ 1/2 số tiền 130 triệu đồng bằng 65 triệu như đã chốt nợ với ông bởi thái độ không thiện chí trả nợ của anh N, nên ông K không giảm trừ phần nợ cho anh N.

Án sơ thẩm số 46/DS-ST ngày 6.4.2006 của TAND huyện T đã xử công nhận sự thỏa thuận của ông K và anh T buộc anh T phải trả ông K 50.000.000đ buộc anh N phải trả ông K là 65.000.000đ.

Sau khi xét xử sơ thẩm các bên đương sự không kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân huyện T có kháng nghị đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không công nhận sự thỏa thuận của ông K và anh T, xem xét lại trách nhiệm trả nợ của anh N đối với ông K vì trong phần thanh toán khi chốt công nợ các bên đã đưa cả phần tiền dùng để làm lệ phí đi đường( tiền làm luật cho cơ quan chức năng kiểm tra an toàn giao thông trên đường) là 20 triệu đồng vào thanh toán

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật Việt Nam (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)