Nội dung hoàn thiện pháp luật về thủ tụcgiải quyết vụ án dân sự tại Tòa án

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật Việt Nam (Trang 103 - 133)

dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm

3.3.2.1. Căn cứ phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tại Toà án cấp phúc thẩm

Theo pháp luật hiện hành, thì tất cả những đương sự ( nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) đều được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm trong đó có quyền kháng cáo các phần của bản

án và các quyết định của Toà là quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Như vậy không phân biệt vụ án dân sự đó là vụ án gì, quy mô tranh chấp ra sao miễn là đã được cấp sơ thẩm xem xét thì các đương sự đều có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm đó. Thực tế số lượng án kháng cáo tại các Toà án phúc thẩm quá lớn, nhất là các Toà án lớn như TAND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh như Bình Dương, Vĩnh Long hay Thành phố Hải Phòng... lượng án kháng cáo lớn, số lượng Thẩm phán có hạn dẫn đến tình trạng quá tải, án tồn đọng nhiều. Qua nghiên cứu pháp luật một số nước như Thuỵ Điển hay Đan Mạch thì pháp luật chỉ cho phép các đương sự được quyền kháng cáo đối với vụ án có giá ngạch dưới 35.000 Curon Thuỵ Điển ( ở Thuỵ Điển) hoặc 10.000 curon Đan Mạch (ở Đan Mạch), khi được sự đồng ý của Hội đồng cấp phép kháng cáo. Pháp luật Phần Lan không cho phép kháng cáo phúc thẩm về vấn đề sự kiện vụ án, nếu giá trị tranh chấp hoặc giá ngạch vụ án dưới 50.000 baht ( tương đương 2.000 USD). Nhưng đương sự có quyền kháng cáo về vấn đề áp dụng pháp luật. Hoặc tại Pháp cụ thể được quy định tại Nghị định ngày 28/12/1998, thì đối với các vụ án có giá trị dưới 25.000 frăng thì xét xử theo thủ tục rút gọn, các bên không có quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Khi dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (dự thảo VI) các nhà xây dựng pháp luật có hướng đã đưa vào trong BLTTDS thủ tục giải quyết rút gọn vụ án dân sự từ Điều 251 đến Điều 257 chương XV. Theo hướng quy định những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì không có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nhưng rất tiếc qua các lần sửa đổi, vấn đề này đã không được xem xét, thông qua. Việc quy định theo thủ tục rút gọn theo chúng tôi là cần thiết, để bảo đảm cho hiệu lực xét xử của Toà án sớm đi vào thực tế đời sống xã hội, với những việc không lớn, mâu thuẫn không căng thẳng, vấn đề chứng cứ, chứng minh đã khá rõ ràng thì việc không cần thiết cứ phải tuần tự, thực hiện các thủ tục tố tụng thông thường cũng là điều phù

hợp. Cũng có những ý kiến cho rằng hạn chế quyền kháng cáo là vi phạm nguyên tắc định đoạt của đương sự, làm mất khả năng bảo vệ, chứng minh cho quyền lợi chính đáng của họ khi bị xâm phạm. Nhưng theo chúng tôi mục đích của xét xử vụ án dân sự nói chung, xét xử phúc thẩm dân sự nói riêng là đưa bản án, quyết định Toà án có hiệu lực sớm để vào thực tế xã hội và là chuẩn mực cho các xử sự trong xã hội. Hiện đã có những quy định hạn chế quyền kháng cáo như trong việc giải quyết một số việc dân sự (như yêu cầu công nhận sự thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn hoặc yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về sự thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (khoản 2, khoản 3 Điều 28, Điều 316 BLTTDS). Nhưng thực tế trong những trường hợp này thì xảy ra không nhiều mà phần lớn lượng án kháng cáo trong các vụ án có tính chất tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ. Như đã nói ở trên nếu áp dụng thủ tục rút gọn và vấn đề hạn chế quyền kháng cáo có thể tránh được việc: vì lý do nào đó mà các đương sự cố tình lẩn tránh, trách nhiệm thi hành án, gây khó khăn cho đương sự khác, cho cơ quan tiến hành tố tụng nên mới kháng cáo. Do vậy việc quy định hạn chế quyền kháng cáo là cần thiết. Như thế theo chúng tôi pháp luật thực định cần quy định các vần đề về hạn chế quyền kháng cáo của đương sự trong các vụ án cụ thể. Như: các vụ án về tranh chấp, dân sự có giá ngạch dưới 500.000đ hoặc những tranh chấp mà tình tiết đơn giản, chứng cứ, chứng minh rõ ràng. Để hạn chế việc lạm quyền kháng cáo phúc thẩm, làm giảm tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị đối những vụ án mà có giá trị tranh chấp không lớn.

Ngoài ra trong cơ chế bảo đảm cho quyền kháng cáo, kháng nghị được đúng đắn, phát huy tính tích cực của việc kháng cáo, kháng nghị. Pháp luật của tố tụng dân sự Việt Nam cũng cần có cơ chế xử lý đối những hành vi lạm dụng quyền kháng cáo, kháng nghị, gây khó khăn, kéo dài cho việc thi hành án.

Ở một số nước như cộng hòa Pháp có quy định: Trong trường hợp kháng cáo phúc thẩm nhằm mục đích trì hoãn hoặc mang tính lạm dụng thì người kháng cáo có thể bị phạt tiền (phạt mang tính dân sự) từ 100 Frăng đến 10.000 Frăng và có thể phải bồi thường thiệt hại nếu có yêu cầu.

Việc đặt ra hình thức phạt đối với người kháng cáo khi mà chứng minh được mục đích kháng cáo không đúng đắn là cần thiết. Bởi việc cố tình kháng cáo không có căn cứ là nhằm mục đích trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, trì hoãn việc thi hành án. Tại Điều 285 và Điều 305 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 có quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ, do đó tương tự như vậy Bộ luật tố tụng dân sự cũng cần có quy định về trách nhiệm của người lạm quyền kháng cáo nhằm trốn tránh trách nhiệm thi hành. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cũng như lý luận.

Đối với trường hợp nguyên đơn rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm:

Theo chúng tôi một trong những nguyên tắc cần tuân thủ chặt chẽ là: Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm chỉ có, khi có kháng cáo, kháng nghị. Còn theo hướng dẫn tại tiểu mục 4.2 mục 4 phần III của Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04.8.2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm”, là chỉ đúng trong một số trường hợp và để giải quyết các tình huống thực tế phát sinh đó là trong thời hạn kháng cáo, mà nguyên đơn không kháng cáo, lại có đề nghị rút yêu cầu khởi kiện. Trên thực tế thì có khá nhiều trường hợp như vậy và Toà án cấp phúc thẩm vẫn phải thụ lý xem xét giải quyết, nhưng có khá nhiều lúng túng trong việc yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Thường thì các Toà án vẫn cho nguyên đơn đi nộp tiền tạm ứng án phúc thẩm, điều này là trái với quy định tại khoản 1 Điều 130 BLTTDS và khoản 2 Điều 9 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của chính phủ quy định về án phí, lệ phí

là: chỉ khi có kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm “thì mới” phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Như vậy người rút đơn khởi kiện họ không phải là người kháng cáo mà vẫn phải nộp tiền tạm ứng án phí là không đúng. Còn nếu họ không nộp thì lại không được bởi họ vẫn “phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 269 BLTTDS). Do đó theo chúng tôi việc quy định tại tiểu mục 4.2 mục 4 phần 3 của Nghị quyết 05 của Hội đồng thẩm phán TANDTC và quy định tại Điều 269 BLTTDS là chưa phù hợp, làm phát sinh thêm một việc mà bắt buộc Toà án cấp phúc thẩm phải xem xét, giải quyết, phát sinh nhiều tình huống mà Toà án cấp phúc thẩm khó giải quyết đó là tình huống nếu có sự thay đổi của nguyên đơn hoặc bị đơn về đề nghị rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trong giai đoạn kháng cáo.

Do vậy, kiến nghị sửa quy định tại tiểu mục 4.2 mục 4 phần III của Nghị quyết là: “trong thời hạn nguyên đơn có quyền kháng cáo, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Toà án cấp sơ thẩm cần giải thích cho họ biết hậu quả của việc không kháng cáo, mà chỉ có yêu cầu rút đơn khởi kiện

Nếu họ thực hiện việc giải thích của Toà án sơ thẩm đề nghị được kháng cáo bản án thì xem xét, thực hiện các thủ tục kháng cáo theo thủ tục chung. Nếu họ không chấp nhận việc giải thích của Toà án cấp sơ thẩm và vẫn chỉ có đề nghị rút đơn khởi kiện thì Toà án sơ thẩm không xem xét, trả lại đơn rút yêu cầu khởi kiện của họ”.

Và đề nghị quy định lại khoản 1 Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự cho rõ ràng là: “Trong quá trình xem xét vụ án của Toà án phúc thẩm do có kháng cáo, kháng nghị, nếu trước khi ở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a. Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.

b. Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án”...

3.3.2.2. Vấn đề cung cấp chứng cứ

Với cơ chế hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cho phép các đương sự được cung cấp chứng cứ trong tất cả các giai đoạn giải quyết vụ án. Về mặt tích cực thì việc cung cấp chứng cứ trong các giai đoạn tố tụng sẽ làm cho việc giải quyết vụ án được đầy đủ, nhưng bên cạnh đó cơ chế này cũng làm cho tình trạng án cải sửa, thậm trí là bị huỷ ngày càng gia tăng, làm cho hoạt động xét xử của cơ quan Toà án ảnh hưởng nghiêm trọng, uy tín của ngành trước nhân dân không được tốt.

Thực tiễn có tình trạng đương sự không xuất trình ngay, hết các chứng cứ tại giai đoạn sơ thẩm vì nhiều lý do trong đó có lý do không cần thiết phải xuất trình ngay để đến cấp phúc thẩm cũng không muộn, không ảnh hưởng gì. Thậm trí họ lại cho rằng xuất trình tại cấp phúc thẩm lại là điều kiện rất tốt để đảm bảo tính bí mật, bất ngờ đối với đương sự phía bên kia, làm cho phía bên kia không có thời gian để chuẩn bị đối phó, dùng những chứng cứ để lại này làm “đòn quyết định” đối với đối phương của mình. Bởi bản án, quyết định của Tòa án phúc thẩm mới có hiệu lực pháp luật ngay.

Pháp luật một số nước quy định rất chặt chẽ về vấn đề thời hạn cung cấp chứng cứ. Như pháp luật tố tụng của Mỹ là: “Một nguyên tắc ở Mỹ là Toà án phúc thẩm chỉ xem xét vụ kiện trên cơ sở hồ sơ xử sơ thẩm mà thôi và có nghĩa là không bao giờ có chứng cứ mới. Nếu trong giai đoạn phúc thẩm có một chứng cứ mới nào đó có liên quan đến vụ kiện được trình lên Toà phúc

thẩm thì có nghĩa là toàn bộ vụ kiện sẽ được gửi lại Toà sơ thẩm để giải quyết” [ 37, tr 8]

Hay trong pháp luật tố tụng của Đan Mạch hoặc Thụy Điển thì quy định rất chặt chẽ đó là: “các bên đương sự chỉ có thể xuất trình chứng cứ trong một thời hạn nhất định do Toà án ấn định, thời hạn cụ thể được thẩm phán phụ trách hồ sơ vụ kiện xác định hợp lý, phù hợp cho vụ án cụ thể mà mình đang giải quyết chứ không ấn định chung cho tất cả các loại vụ án. Sau khi hết thời hạn trên, Toà án chỉ chứng nhận những chứng cứ mới trong trường hợp đương sự đã không thể biết hoặc không phải biết về việc có chứng cứ mới đó”. Quy định này nhằm mục đích tăng trách nhiệm của các bên trong việc chứng minh cho yêu cầu của mình trong khoảng thời gian nhất định, hợp lý.

Đối với quy định hiện hành của tố tụng dân sự nước ta thì các đương sự có thể và có quyền xuất trình chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào từ sơ thẩm, phúc thẩm hoặc thậm trí ở giai đoạn giám đốc thẩm. Dẫn đến tình trạng xuất trình chứng cứ một cách tuỳ tiện, gây khó khăn cho quá trình xét xử, dẫn đến hậu quả làm mức độ án cải sửa, thậm trí án bị huỷ nhiều gây tốn kém cho nhân dân, người tham gia tố tụng. Xuất phát từ thực tế và các cơ sở lý luận như đã phân tích ở trên chúng tôi đề nghị cần thêm vào đoạn 2 Điều 242 BLTTDS là: “Toà án cấp phúc thẩm chỉ xét xử những bản án, phần bản án, quyết định mà cấp sơ thẩm đã xem xét và các đương sự đã đưa ra các chứng cứ tại giai đoạn này. Cấp phúc thẩm không chấp nhận những chứng cứ mới xuất trình sau khi Toà án cấp sơ thẩm đã có quyết định đưa vụ án xét xử, hoặc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Trừ trường hợp người đưa ra chứng cứ mới chứng minh được ở giai đoạn trước họ không thể biết và không buộc phải biết về việc có chứng cứ mới đó”.

Mặt khác, pháp luật tố tụng dân sự có quy định quyền, trách nhiệm xem xét các chứng cứ cũ và chứng cứ mới để giải quyết vụ kiện. Trước đây tại pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có quy định rõ ràng: “Khi xét xử Toà án cấp phúc thẩm có thể sử dụng chứng cứ mới do các đương sự cung cấp, hoặc do Toà án, Viện kiểm sát thu thập thêm, chứng cứ cũ và chứng cứ mới đều phải được xem xét tại phiên toà” (khoản 2 Điều 63). Trong BLTTDS năm 2004 mặc dù không còn quy định cụ thể như thế nhưng thực tiễn xét xử thì Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng phải xem xét, thu thập chứng cứ để làm cơ sở cho phán quyết của mình bởi nếu không thu thập chứng cứ và chứng minh đầy đủ thì sẽ là căn cứ để Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án phúc thẩm (khoản 1 Điều 229 BLTTDS). Những điều bất cập này làm cho việc xét xử của Toà án phụ thuộc vào đương sự, chạy theo đương sự. Hoặc gắn trách nhiệm của Toà án vào nhiệm vụ chứng minh, thu thập chứng cứ. Mà lẽ ra phải tạo ra cơ chế để Toà án chỉ là người đứng giữa, là trọng tài phân định những căn cứ, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình để trên cơ sở pháp luật đưa ra các phán quyết, quyết định. Còn hậu quả của việc không đưa ra được các căn cứ, chứng cứ thì do các đương sự phải tự chịu. Khi họ không đưa ra các căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho mình thì họ phải nhận phần thiệt thòi về họ, khi nào họ đưa ra được đầy đủ các chứng cứ thì họ lại tiếp tục khởi kiện để đề nghị Toà án giải quyết. Lúc đó Toà án lại thụ lý, giải quyết bằng vụ kiện khác để xem xét trên yêu cầu của họ, chứ không thể để cơ chế không thu thập đầy đủ chứng cứ, chứng minh làm cơ sở để Toà án của cấp trên huỷ bản án, quyết định của Toà án cấp dưới.

Việc Bộ luật TTDS 2004 quy định tại khoản 1 các Điều 277 và Điều 299 đã gắn trách nhiệm của Toà án trong việc chứng minh, thu thập chứng cứ. Điều đó theo chúng tôi là cần phải xem xét lại bởi Điều 6 BLTTDS quy định về của nguyên tắc cơ bản thì: “ Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp

chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Do vậy nghĩa vụ cung cấp và chứng minh thuộc về các đương sự

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật Việt Nam (Trang 103 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)