Thực trạng về công tác phòng, chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

thông

Xác định công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị

của toàn ngành. Vì vậy sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua (ngày 29/11/2005). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình hành động của Bộ

thực hiện Luật Phòng Chống, tham nhũng, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức, và phương pháp tổ chức thực hiện; có văn bản hướng dẫn toàn ngành thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng; đồng thời thành lập Ban chỉđạo thực hiện phòng, chống tham nhũng do Bộ trưởng làm Trưởng ban. Trong thời gian qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nỗ lực và thể hiện rõ ý chí quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục bằng những hành động cụ thể sao:

Nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực làm phát sinh tham nhũng, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai các cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư

trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên.

Từ năm học 2006-2007 đến nay, toàn ngành tích cực triển khai Chỉ thị số

33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cuộc vận động “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Các cuộc vận động và phong trào thi đua này mang dấu ấn

đặc thù của ngành Giáo dục, do có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sựđồng lòng ủng hộ của toàn xã hội, cùng với quyết tâm cao của các nhà trường, nhờđó, trật tự kỷ cương trong toàn ngành có sự chuyển biến căn bản, môi trường sư phạm lành mạnh được thiết lập lại, tạo bước đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Để triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành rà soát và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo của ngành, từ năm 2006 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 347 văn bản (2 Luật, 1 Nghị quyết của Quốc hội; 6 Nghị định; 1 Nghị quyết của Chính phủ; 21 Quyết định và 4 Chỉ thị của Thủ tướng; 35 văn bản liên tịch; 277 văn bản của Bộ trưởng). Một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng như: công tác tuyển sinh, việc thành lập các cơ sở giáo dục, phân bổ kinh phí, các khoản thu trong nhà trường, dạy thêm, học thêm, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng ban hành các văn bản quy định cụ thể như:

Quy định dạy thêm, học thêm (ban hành theo thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT), trong đó quy định rõ trách nhiệm Ủy ban nhân dân các cấp, của các cơ quan quản lý giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc quản lý dạy thêm, học thêm; Quy định vềđạo đức nhà giáo (ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008)

đã đưa ra những yêu cầu chuẩn mực rõ ràng về: Phẩm chất chính trị, đạo đức ngề nghiệp, lối sống, tác phong, truyền thống đạo đức nhà giáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (ban hành kèm theo Thông tư số

09/2009/TT-BGDĐT) yêu cầu các cơ sở giáo dục: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng thực tế, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục, và công khai thu, chi tài chính, kiểm tra mức chi cho giáo dục từ ngân sách địa phương, kiểm tra việc thu và sử dụng học phí, kiểm tra sử dụng ngân sách giáo dục, kiểm tra việc sử dụng kiên cố hóa trường, lớp và xây nhà công vụ. Các quy định trên đã góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi tham nhũng xảy ra trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Ngoài ra, trong lĩnh vực công tác cán bộ, để phòng ngừa tham nhũng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Bộ; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; chú trọng đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; triển khai trong toàn ngành Nghị định số 02/NĐHN-BNV quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn

định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ sở giáo dục và trong cơ quan Bộ; thực hiện trả lương qua tài khoản đối với 100% cán bộ công chức tại cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân tại các cơ quan Bộ và chỉđạo toàn ngành thực hiện đối với các đối tượng theo quy định của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập.

Thực hiện công khai, minh bạch góp phần hạn chế và đẩy lùi tham nhũng, Bộ

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

dự toán theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính để quản lý và sử dụng kinh phí hoạt

động thường xuyên đảm bảo công khai, minh bạch. Đồng thời, Bộ đã tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán về quản lý sử dụng nguồn thu học phí, lệ phí; sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử

dụng vốn, tài sản tại các công ty khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong những năm qua, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện kiểm toán sử dụng ngân sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sử dụng tốt việc phân bổ, quản lý kinh phí, không có sai xót đề nghị xử lý.

Để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, hàng năm, Thanh tra Bộ xây dựng lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở

hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và lồng ghép một số nội dung khác như: Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố

cáo năm 2011; thực hiện “quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ

thống giáo dục quốc dân”. Ngoài việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Bộ còn triển khai kế hoạch thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, tập trung vào một số lĩnh vực như: Sử dụng vốn cấp cho các dự án, việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị trường học, công tác tuyển sinh, công tác tổ chức đào tạo và thực hiện các khoản thu, chi.

Riêng năm 2009, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng được 24 đơn vị; từđầu năm 2010 đến nay đã tiến hành thanh tra được 10 đơn vị và hàng chục các cuộc thanh tra chuyên ngành. Nhìn chung, các cuộc thanh tra đã góp phần giúp các cơ sở giáo dục thấy rõ được những kết quảđã làm được và những hạn chế, thiếu sót, trên cơ sởđó chấn chỉnh các hoạt động ở tất cả các khâu trong quá trình tổ chức giáo dục đào tạo đơn vị, kịp thời khắc phục những sai sót và những hành vi vi phạm pháp luật. Công tác phòng chống tham nhũng đã thực hiện có hiệu quả ngay trong cơ sở ngành. Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế công khai đối với cơ

sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cùng với việc triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính, thực hiện cơ chế hành chính “một cửa”, đặc biệt là cải cách, đơn giản hóa thủ

tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và cơ sở giáo dục, nhờ đó đã hạn chế và từng bước đẩy lùi tiêu cực làm phát sinh tham nhũng trong giáo dục.

Đến tháng 5/2010, 100% các cơ sở giáo dục đã công khai thực hiện 3 công khai trên mạng thông tin của trường và gửi báo cáo về Bộ. Báo cáo của các trường đã cung

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

cấp những thông tin cơ bản về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ; về

quy mô đào tạo; về diện tích đất đai; về diện tích sàn xây dựng phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy và học tập; về tình hình tài chính; về chuẩn đầu ra, đây là những thông tin rất thiết thực cung cấp cho học sinh và các bậc cha mẹ học sinh biết, đồng thời cũng là kênh quan trọng để các cơ sở giáo dục chịu sự giám sát của xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ, bao gồm 9 nhóm công việc, bắt đầu từ tháng 5/2007; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành (thiết lập ổn định hệ thống địa chỉ email, giao dịch văn bản điện tử, đăng tải văn bản quy phạm pháp luật lên website của Bộ, tổ chức hội nghị qua mạng) được tăng cường. Bộđã ban hành Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (bao gồm 154 thủ tục, trong đó, số thủ tục hành chính do Bộ trực tiếp giải quyết là 67, do Ủy ban nhân cấp tỉnh giải quyết là 45, do Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết là 29 và do Ủy ban nhân cấp xã giải quyết là 4). Bộ thủ tục hành chính này được đăng tải tại chuyên mục Cải cách hành chính trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí tại các cơ sở giáo dục

đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định. Từ năm 2006 đến nay đã có 08 cơ sở trực thuộc Bộ, 2 cơ sở thuộc quản lý của các Bộ, ngành khác và 13 cơ sở thuộc quản lý của địa phuơng đã xử lý kỷ luật hoặc đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý theo quy định hiện hành.

3.2. Các dạng sai phạm và những sơ hở trong cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục phổ thông được phát hiện qua các cuộc thanh tra trong những năm

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)