gần đây
Giáo dục và đào tạo sự nghiệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, có vai trò quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn, chất lượng và hiệu quả về đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ trí thức hiện tại, có tư duy sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước,
đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý đã tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục của đất nước, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế
giới. Để quản lý công tác giáo dục, Nhà nước đã ban hành các quy định để nâng cao chất lượng giáo dục như: Luật Giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nhằm góp phần
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
và đào tạo, hàng năm ngành Thanh tra đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra việc chấp hành chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục cụ thể là: Trong việc dạy thêm, học thêm, công tác tuyển sinh đầu cấp; trong việc tổ chức thi học sinh giỏi; trong việc chuyển trường, chuyển lớp; tuyển sinh trái tuyến; mở trường, mở ngành; thực hiện các khoản thu đầu năm, đầu cấp; thi, kiểm tra, đánh giá; trong quá trình xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh.
Các sai phạm xảy ra trong giáo dục mặc dù là cá biệt song cũng đã gây nên hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục, làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm chất vốn có của một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý trong ngành, tạo nên những vật cản cho quá trình phát triển của giáo dục nước nhà.
Qua công tác thanh tra đã phát hiện một số dạng sai phạm cơ bản sau:
Trong dạy thêm, học thêm
Công tác tổ chức dạy thêm, học thêm để thu tiền trở thành một phong trào tại một số thành phố, thị xã, trường nào cũng tổ chức dạy thêm, học thêm giáo viên nào cũng có thể tổ chức dạy thêm, bằng nhiều hình thức huy động sự tham gia học và đóng góp của học sinh cho các buổi dạy thêm. Hiện tượng dạy thêm tràn lan, xuất hiện hiện tượng buộc học sinh đi học thêm.
Ví dụ cho trường hợp này Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã thành lập 20 đoàn kiểm tra các trường ở Thủ đô và phát hiện những sai phạm về tình trạng dạy thêm, học thêm tại một số cơ sở giáo dục như: Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh, trường trung học cơ sở Thanh Mai-Hà Đông, trường trung học phổ thông Trung Giả-Sóc Sơn, trường trung học cơ sở Phụng Thượng-Phúc Thọ.20
Trong công tác tuyển sinh và công tác đào tạo Công tác tuyển sinh
Các hành vi vi phạm thường xảy ra ở công tác tuyển sinh nói chung và tuyển sinh
đầu cấp nói riêng như: Gian lận về hồ sơ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, tiêu cực trong việc tuyển sinh trái tuyến, ở một số thành phố, thị xã; gian lận về tuyển sinh các lớp hệ không chính quy ở một số cơ sở giáo dục; mở một số lớp đào tạo không đúng quy định về địa
điểm đặt lớp tại địa phương; một số cơ sở tuyển sinh hàng năm vượt chỉ tiêu hoặc chưa có văn bản phê duyệt chỉ tiêu đã ra thông báo tuyển sinh.
Công tác đào tạo
20
Hà Nội phát hiện nhiều sai phạm về dạy thêm, học thêm, http://citinews.net/xa-hoi/ha-noi-phat-hien-nhieu-sai-
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
Trong công tác quản lý, một số trường chưa thực hiện tốt quy định về việc ra đề
thi, bảo quản bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ bài thi sau khi chấm thi; một số trường còn chưa thực hiện đúng quy định về quản lý đào tạo trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, đề cương chi tiết môn học; tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không
đúng quy định để thu lợi bất chính.
Hiện tượng thi lộ, thi kèm vẫn xảy ra ở một số cơ sở giáo dục. Một số cán bộ
giáo viên lợi dụng trách nhiệm được phân công có hành vi vi phạm pháp luật mua điểm, bán điểm, đã đánh mất tư cách, phẩm chất nhà giáo của mình trước học sinh và các bậc cha mẹ học sinh: Giáo viên nhận tiền của sinh viên để photo bài giải thi hết môn; giáo viên yêu cầu sinh viên nộp tiền để chạy điểm.
Ví dụ cho sai phạm này, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản phê bình 20 trường trung học phổ thông ngoài công lập và công lập tự chủ tài chính do tuyển sinh vượt chỉ tiêu quy định, cụ thể các trường sai phạm là THPT Văn Hiến, THPT Bắc Hà (Đống Đa), THPT Einstein, THPT Đào Duy Từ, THPT Lương Thế Vinh, THPT Lý Thái Tổ, THPT (Hermann Gmeiner), THPT Nguyển Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy), THPT Lý Thành Tông, THPT Hoàng cầu, THPT Lê Văn Thiêm, THPT Tạ Quang Bửu, THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy), THPT Phan Phú Quý, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Phú Xuyên), THPT Xa La, THPT Hà Đông, THPT Lam Hồng, THPT Lạc Long Quân, THPT Vạn Xuân.21
Trong lĩnh vực chuyển trường, chuyển lớp
Xuất phát từ thực tế đầu tư cho giáo dục cả về cơ sở vật chất và con người đang có sự khác nhau giữa các vùng, miền và ngay trong một địa phương, trong một cơ sở giáo dục, cũng có sự bất cập nên đã dẫn tới chất lượng giáo dục, đào tạo rất khác nhau. Từ
nguyên nhân này ở các thành phố, thị xã và các khu vực tập trung đông dân cưđã xảy ra các hành vi vi phạm như: Dùng tiền, vật chất và các mối quan hệ khác để chạy trường, chạy lớp.
Ví dụ cho trường hợp này, chị P.T.H, quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đầu tháng 4/2014 chị vừa nộp 10 triệu đồng để con được vào trường tiểu học K.T. Chị H cho biết giá này còn là hữu nghị vì gia đình quen thân, còn người khác phải từ 15 - 20 triệu
đồng. Không chỉ “chạy” bằng tiền, chị H còn phải gửi con vào hộ khẩu nhà người khác cho đúng tuyến. Nếu làm việc trực tiếp với các cô giáo để xin được suất này thì sẽ đỡ được khâu trung gian. Mạnh dạn hơn thì đến gặp thẳng hiệu trưởng. Còn không quen biết
21
Sai phạm tuyển sinh 23 trường THPT bị Sở Giáo dục phê bình, http://www.baomoi.com/Sai-pham-tuyen-sinh-23-
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
mà nhờ vòng vèo thì phải qua 1-2 khâu cò. Cũng theo chị H, thực ra trường K.T chỉ là lựa chọn thứ hai. Chị muốn cho con vào trường tiểu học K.L nhất. Nhưng mức xin trái tuyến vào trường này từ 1.500 - 2.000USD, quá khả năng của gia đình. 22
Trong lĩnh vực tài chính
Qua một số vụ việc có hành vi vi phạm đã được phát hiện và xử lý cho thấy các sai phạm chủ yếu là: Mượn danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh và gây quỹ các đoàn thểđể
ép các bậc cha mẹ học sinh đóng góp; sai phạm về tài chính trong việc tuyển sinh và tổ
chức đào tạo; thu tiền phụ huynh không đúng quy định; trường không đăng ký kê khai nộp thuế các hoạt động dịch vụ; đặt ra một số khoản thu ngoài quy định đối với học sinh; chưa xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ của trường.
Về công tác cổ phần hóa: Tính thiếu giá trị tài sản khi xác định giá trị doanh nghiệp; thực hiệc đánh giá lại giá trị thực tế tài sản, nhưng chưa đưa vào tổng giá trị tài sản khi xác định giá trị doanh nghiệp; không xác định lại giá trị thực tế mà đưa vào giá trị
doanh nghiệp cổ phần bằng giá trị còn lại đang theo dõi trên sổ sách kế toán, làm giảm phần vốn nhà nước tại công ty.
Ví dụ cho sai phạm này, qua cuộc tiến hành thanh tra các khoản thu, chi kinh phí; vận động xã hội hóa giáo dục; học phí, hội phí, tại 6 trường học ở huyện Phước Long,
đoàn thanh tra đã phát hiện 5 trường sai phạm trong quản lý tài chính, đề nghị tạm thu nộp ngân sách nhà nước hơn 500 triệu đồng.23
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng trường học
Công tác thiết kế, lập dự toán và lập hồ sơ mời thầu có nhiều sai sót dẫn đến khối lượng thi công xây lắp không đúng so với giá trị hợp đồng xây lắp: Tính dự toán tăng so với yêu cầu thiết kế, áp dụng đơn giá vật liệu khác vật liệu được chỉ định trong thiết kế. Một số công trình việc lập báo cáo đầu tư, thẩm định dự toán thiết kế chưa chặt chẽ nên báo cáo đầu tư phải lập lại nhiều lần, dự toán tính thừa và thiếu một số hạng mục.
Đầu tư trang thiết bị dạy học
Hầu hết các gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học chủ đầu tư không lập dự
toán cho việc sử dụng thăng phí, chi sai mục đích giá trị tỷ lệ phí tối đa đều đưa vào giá
22
Chạy trường chạy lớp: Bệnh mãn tính cần thuốc đặc trị, http://laodong.com.vn/xa-hoi/chay-truong-chay-lop-benh-
man-tinh-can-thuoc-dac-tri-61114.bld, [truy cập ngày 5/10/2014].
23
Huyện Phước long vì sao những sai phạm trong quản lý tài chính chưa được xử lý,
http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE183433/Huyen_Phuoc_Long_Vi_sao_nhung_sai_pham_trong_quan_ly_tai_ chinh_cua_nganh_Giao_duc_chua_duoc_xu_ly_.aspx, [truy cập ngày 7/10/2014].
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
gói thầu, nhưng các cơ Sở Giáo dục đào tạo không lập dự toán chi tiết cho các nội dung trong tỷ lệ phí. Không lập kế hoạch kinh phí thực hiện hoặc lập kế hoạch kinh phí không sát thực tế nên khi đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học có tình trạng bị thừa, thiếu, không đồng bộ gây lãng phí; hoặc sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí đầu tư, thẩm định giá trái thẩm quyền.
Một số tỉnh khi thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị dạy học vi phạm quy chế quản lý đầu tư xây dựng, quy chếđấu thầu, việc giao nhận, lắp đặt, bảo quản, nghiệm thu thiết bị dạy học và tập huấn sử dụng. Đầu tư không kịp thời gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Ví dụ chứng minh cho sai phạm này, theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Nghệ An, thanh tra đã phát hiện hơn 13 tỉ đồng sai phạm trong lĩnh vực xây dựng kiên cố hóa trường học, làm nhà công vụ giáo viên trên địa bàn tỉnh ở giai đoạn 2008-2012. Trong
đó, chủ yếu là sai phạm trong xây lắp công trình (chiếm hơn 10 tỷ đồng), còn lại là các sai phạm do nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lượng hạn mục, quyết toán chi phí kiểm toán và kiểm định một số công trình nhưng không có đối tượng chi trả.24
Công tác xuất bản sách giáo khoa
Xây dựng cơ cấu giá bán sách giáo khoa chưa hợp lý, chi phí phát hành sách cao hơn so với mặt bằng chung trong khu vực; công tác kế toán quản lý giá thành chi tiết chưa đúng quy định, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý giá thành và gây khó khăn cho việc kiểm tra, phân tích đánh giá giữa giá thành thực tế và giá bán của từng đầu sách giáo khoa.
Công tác tổ chức cán bộ
Cán bộ làm công tác tổ chức tại một số cơ sở còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên triển khai các hoạt động về tổ chức nhân sự còn lúng túng, chưa đúng quy định về thể
thức văn bản, căn cứ pháp lý của việc ban hành văn bản, trình tự thủ tục ban hành văn bản.
Chưa thực hiện tốt việc lập kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, nhân sự. Một số giãng viên cơ hữu khi tuyển dụng thiếu điều kiện tiêu chuẩn như chưa có nghiệp vụ sư phạm.
Qua công tác thanh tra, ngành Thanh tra đã đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của các ơ quan, đơn vị, cá nhân, thông qua đó đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực
24
Sai phạm hơn 13 tỷđồng trong xây dựng trường học, http://plo.vn/giao-duc/sai-pham-hon-13-ti-dong-trong-xay-
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
công tác quản lý. Hoạt động thanh tra đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những cơ sở
trong cơ chế quản lý để kiến nghị các biện pháp khắc phục, trên cơ sởđó có kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trật tự kỷ cương trong hoạt động giáo dục ngày càng được tăng cường và củng cố.
3.3. Các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đã được phát hiện và xử lý từ năm 2006 đến 2010.