Tham nhũng trong giáo dục phổ thông về bản chất là một hành vi có tính chất vụ
lợi mà một trong những hậu quả mà tham nhũng gây ra là tài sản công bị chiếm đoạt. Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng của đấu tranh chống tham nhũng trong giáo dục là phải bảo vệ được lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích của tập thể và cá nhân. Chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục cần quan tâm đến việc tịch thu, thu hồi tài sản tham nhũng, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến việc xử lý người vi phạm về kỷ luật hay hình sự
mà chưa quan tâm hoặc có hữu hiệu để thu hồi lại số tài sản mà kẻ tham nhũng đã chiếm
đoạt và có được từ việc thực hiện hành vi tham nhũng. Điểm mới khá quan trọng trong việc xử lý tài sản của người đưa hối lộ đó là khuyến khích người đưa hối lộ khai báo,
19
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
phát giác hành vi nhận hối lộ. Mặc dù, còn khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề xử lý
đối với người có hành vi hối lộ nhưng nhìn chung đều nhất trí rằng, cần có quy định giảm nhẹ trách nhiệm cho người đưa hối lộ để khuyến khích họ phát giác hành vi nhận hối lộ. Thực tế cho thấy, việc xử lý cả người đưa hối lộ khi họ đã chủ động khai báo là không công bằng và gây ra những dư luận không đồng tình trong xã hội. Khoản 6, điều 289 của Bộ luật hình sự năm 1999: Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng đểđưa hối lộ.
Việc xử lý hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông có thể khái quát dưới hai dạng:
Thứ nhất là xử lý kỷ luật, xử lý hình sự:
Luật quy định hai hình thức chế tài áp dụng đối với người có hành vi tham nhũng là xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự. Theo đó, đối tượng bị áp dụng chế tài gồm: Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005; người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng; người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịđể xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
do mình quản lý, phụ trách vi phạm quy định của luật phòng chống tham nhũng. Thứ hai là xử lý tài sản tham nhũng:
Luật phòng chống tham nhũng quy định về nguyên tắc tài sản tham nhũng phải
được thu hồi, tịch thu, trả lại cho chủ sở hữu, quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Người đưa hối lội mà chủđộng khai báo trước khi đưa hối lộ bị phát giác thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
2.4. Tổ chức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông