Tác hại của tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Số tiền đút lót trong lĩnh vực giáo dục không nhiều. Nhưng số tiền nhỏ không có nghĩa là tác hại của chúng cũng nhỏ. Ngược lại. Có thể nói không ởđâu tham nhũng lại

12

Tính toán dựa trên tỷ lệ giáo viên/học sinh.

13

Người lao động, gian lận thi ngay sát phòng Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/gian-

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

có tác hại lâu dài và sâu sắc cho bằng tham nhũng trong giáo dục. Một cán bộ ngành xây dựng tham nhũng, cùng lắm, làm cho công trình giảm chất lượng đi một tí. Giảm thì sửa. Một cán bộ thuế vụ tham nhũng, ngân sách nhà nước sẽ bị giảm đi một tí. Giảm thì bù. Một cán bộ hải quan tham nhũng, một số mặt hàng lậu có thể tràn vào nước; hại thì có hại, nhưng nói thật tình, trừ ma túy, chúng cũng chẳng làm chết ai cả. Còn tham nhũng trong giáo dục gây ra các tác hại sao:

Tăng chi phí và tạo ra sự bất bình đẳng

Trước hết, tham nhũng trong giáo dục đe dọa làm tăng chi phí giáo dục trong các hộ gia đình và tăng nguy cơ bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội. Theo khảo sát Mức sống Hộ gia đình năm 2008, chi phí trung bình hằng năm cho mỗi học sinh là 1,844 triệu đồng, trong đó học phí và tiền học thêm chiếm tỷ lệ cao nhất. Không có gì ngạc nhiên khi tổng chi phí ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn. Tương tự

như vậy các cuộc phỏng vấn tiến hành tại ba trường học ở Hà Nội cho thấy phụ huynh học sinh ở ngoại thành Hà Nội có vẻ ít tốn kém hơn cho các phí tổn tham nhũng so với những người ở trung tâm thành phố, đặc biệt những học sinh ở các trường danh tiếng. Tuy nhiên, xét chi phí so với tổng thu nhập của hộ gia đình, các gia đình nghèo ở nông thôn bịảnh hưởng nặng nề nhất. Cũng giống như với nhiều vấn đề xã hội, có vẽ như phần lớn gánh nặng lại rơi vào dân nghèo thành thị và những hộ gia đình ở tầng lớp chung. Đó là điều logic vì tham nhũng đe dọa làm tăng chi phí giáo dục cho các gia đình, tăng nguy cơ bỏ học trong những gia đình không có đủ khả năng tài chính chi trả cho việc học thêm của con cái.

Tham nhũng trong giáo dục gây nên sự bất công bằng trong xã hội. Trước hết, đó là sự bất công bằng trong người học. Việc chạy điểm, mua điểm, hối lộ giáo viên coi thi

để được sử dụng tài liệu, coi thi thiếu trách nhiệm tạo nên sự bất công bằng trong học sinh khi mà người học nghiêm túc, có năng lực cũng sẽ có kết quả như kẻ chây lười, năng lực hạn chế. Sau này bước vào đời, các em sẽ khó có thể thực hiện sự công bằng đối với người khác. Thế hệ trẻ sẽ tin rằng, mọi nỗ lực và năng lực của cá nhân sẽ không có giá trị

và muốn thành công thì phải mánh khóe, có tiền để hối lộ.

Đối với cán bộ, giáo viên, việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ, thuyên chuyển nơi công tác không căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức mà dựa trên mức độ thân quen, quyền lực, số tiền hối lộ. Có những trường hợp chưa tuyển dụng

đã biết kết quả nhưng trong báo cáo tuyển dụng vẫn ghi rõ rằng việc tuyển dụng là khách quan, đúng quy định. Chính sách luân chuyển cán bộ, giáo viên từ địa phương này sang

địa phương khác đã tạo nên những kẽ hởđể nảy sinh tham nhũng. Có những giáo viên muốn vềđịa phương thuộc xã được hưởng chếđộ 135 lại phải hối lộ cấp trên.

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Gây hậu quả nghiêm trọng đối với người nghèo

Tham nhũng trong giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo. Vì nghèo, họ

không có tiền để hối lộ, để quan tâm đến thầy, cô giáo, không có khả năng đóng góp về

vật chất để ủng hộ nhà trường, không thể chọn được trường đào tạo có chất lượng tốt. Nó

đe dọa tới việc gia tăng chi phí giáo dục của các gia đình, gây ra nguy cơ bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và ảnh hưởng đến phần lớn người nghèo. Con cái gia đình nghèo khó có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn, không đủ sức để chi trả

cho các chi phí ngầm trong học tập. Và cuối cùng, họ không có cơ hội cạnh tranh để tìm việc làm và nghèo và vẫn hoàn nghèo.

Người nghèo cũng là đối tượng được trang bị yếu nhất để có thểđối phó với các hành vi tham nhũng. Cho dù các lớp học tham nhũng có làm mất đi tham vọng của giới trẻ hay các em có bị buộc phải rời bỏ ghế nhà trường hay không thì nó cũng làm cho những đối tượng yếu thế trong xã hội mất đi cơ hội để có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình, và bất bình đẳng trong xã hội sẽ vẫn còn mãi. Tham nhũng trong xã hội đặc biệt tác hại bởi nó bình thường hóa và tạo ra sự chấp nhận của xã hội đối với tham nhũng từ những bước đầu tiên.14

Tác động tiêu cực đến giới trẻ và thanh niên việt nam

Chúng làm cho trẻ em, ngay từ nhỏ, đã mất hẳn niềm tin vào công lý. Thi tuyển vào trường, các em biết kết quả không thuộc ở khả năng hay sự cố gắng của bản thân mà chủ yếu tùy thuộc vào quà cáp của bố mẹ. Ngồi trong lớp học, các em biết rõ thái độ của thầy cô giáo đối với mình sẽ khác hẳn đi không phải do hạnh kiểm bản thân mà là do sự

hào phóng của bố mẹ các em. Những bài học đầu đời, do đó, là những bài học xấu: Mọi chuyện đều, có khi chỉ, được giải quyết bằng tiền. Và đồng tiền khôn luôn là đồng tiền đi cửa sau.

Khi người trẻ hiếm khi chất vấn về các nguyên tắc trong lớp học, họ có thể quen dần với các quan điểm tham nhũng và coi nó như những yếu tố dẫn tới thành công, và họ

mang những suy nghĩ này ra xã hội. Khi những suy nghĩ này trở thành chuẩn mực xã hội, chu kỳ này bắt đầu một vòng mới trong mỗi thế hệ.

Thanh niên là những nạn nhân đầu tiên của tham nhũng trong xã hội, và điều này tác động tới liêm chính và phẩm cách của con người trong cuộc sống, cũng như toàn xã hội nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giảm chất lượng ngành giáo dục

14

Tham nhũng trong giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng tới người nghèo,http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tham-

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Tham nhũng trong giáo dục không chỉ đe dọa tạo ra bất công trong giáo dục mà còn tác động tới cam kết của giáo viên và sự trung thực của học sinh. Kết quả là, tham nhũng trong giáo dục tạo ra môi trường học tập và làm việc không tốt, làm suy giảm nhiệt huyết của các nhân tố trong hệ thống và làm giảm uy tính của bộ máy giáo dục.

Những tiến sĩ, thạc sĩ giấy, bằng cấp rởm và thiếu đào tạo, hay bởi những nghiên cứu khoa học rởm được thực hiện bởi học thuật tham nhũng làm cho ngành giáo dục giảm sút chất lượng, hình thành những nhà lãnh đạo và chuyên gia kém năng lực

Tham nhũng trong giáo dục đã làm xói mòn chất lượng giáo dục. Tại cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 7, ông Jairo Acuno, chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã phát biểu: “Những hành vi tham nhũng đang tồn tại trong giáo dục đã làm xói mòn chất lượng giáo dục, gây ra nhiều hậu quả nguy hại: ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của một bộ phận người dân, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng gánh nặng lên các doanh nghiệp và xã hội, dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển của đất nước”.

Tạo vật cản cho quá trình phát triển đất nước

Đất nước phát triển cần rất nhiều nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao, thế nhưng do tham nhũng đã tạo ra hàng loạt sản phẩm không đáp ứng theo mục đích sử

dụng nhân lực. Vì vậy các doanh nghiệp phải tuyển dụng ở các nước khác, phải đào tạo lại.

Những kẻ con cháu cán bộ tham nhũng lại dễ trở thành cán bộ kế cận, bọn này đa phần gian lận trong thi cử, dốt nát lại nắm các vị trí quan trọng thì chỉ phá hoại các dự án tốt đẹp để kiếm trác.

Làm mất lòng tin yêu của nhân dân đối với ngành giáo dục

Các sai phạm xãy ra trong lĩnh vực giáo dục mặc dù là cá biệt, giá trị không lớn song cũng đã gây nên hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục.

Xói mòn chuẩn mực đạo đức

Tham nhũng trong giáo dục góp phần làm xuống cấp các giá trị đạo đức trong giáo viên và học sinh. Theo báo chí đưa tin, gần đây bạo lực học đường đã gia tăng. Những vấn đề như học sinh tham gia đánh bạc, tội phạm, chống lại người lớn và giáo viên, giáo viên bán điểm và lợi dụng học sinh nữ xãy ra không phải chỉ một vài trường học mà trên phạm vi cả nước. Những hiện tượng này một phần bắt nguồn từ các hình thức tham nhũng. Nó làm xói mòn lòng tin của xã hội và của cả cộng đồng vào bộ máy

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

giáo dục của Việt Nam, dẫn tới nhiều gia đình khá giả phải gửi con ra nước ngoài học hoặc đăng ký vào các trường quốc tế thay cho các trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)