Một số hạn chế, tồn tại trong công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 63)

3.4. Một số hạn chế, tồn tại trong công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông giáo dục phổ thông

Bên cạnh những kết quảđạt được, công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục còn một số hạn chế, tồn tại sau:

Một là, trong dạy thêm, học thêm: Quản lý về dạy thêm, học thêm trước đây chưa

được chặt chẽ, dẫn đến dạy thêm, học thêm tràn lan ở nhiều địa phương, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã. Cá biệt, có một số nhà giáo đã cắt giảm chương trình chính khóa theo quy định để đưa vào dạy thêm, bắt ép học sinh phải học thêm để vụ lợi. Sau khi Bộ

Giáo dục và Đào tạo có văn bản Quy định dạy thêm, học thêm, trong đó quy định rõ nguyên tắc tổ chức, trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp, của các cơ quan quản lý và của người đứng đầu các cơ sở giáo dục, nhờđó, công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vẫn còn phải tiếp tục chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của bộ.

Hai là, trong lĩnh vực tuyển sinh đầu cấp: Tuyển sinh nói chung và tuyển sinh

đầu cấp nói riêng cũng là một lĩnh vực đã nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Các hành vi vi phạm thường xảy ra ở các khâu: có gian lận về hồ sơ; tiêu cực trong việc tuyển sinh trái tuyến ở khu vực thành phố, thị xã; gian lận về các điều kiện xét tuyển. Các phụ huynh đút lót cho các con em mình vào các trường công lập, các trường có chất lượng đào tạo.

Ba là, trong lĩnh vực thực hiện các khoản thu: Đây là lĩnh vực cũng đang gây nhiều bức xúc trong xã hội đối với cơ sở giáo dục từ trung học cơ sở đến trung học phổ

thông. Qua một số vụ việc có hành vi vi phạm đã được phát hiện và xử lý cho thấy các vi phạm chủ yếu là: Tựđặt ra các khoản thu đầu năm, đầu cấp ngoài quy định; mượn danh nghĩa hội cha mẹ học sinh và gây quỹ các đoàn thểđể ép các bậc cha mẹ học sinh và học sinh đóng góp; thực hiện thu học phí này vẫn còn tồn tại những bất hợp lý.

Một số hành vi tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục tuy không phổ biến, thiệt hại về kinh tế không nhiều, song đã gây nên hậu quả xấu về nhiều mặt, phần nào làm giảm uy tính của ngành, cũng như uy tính và danh dự của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục, tạo nên những vật cản cho quá trình phát triển của giáo dục nước nhà. Bên cạnh đó, ở một số cơ sở giáo dục, đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa trở thành trách nhiệm tự giác và thường trực của mỗi cá nhân, tập thể, còn mang tính hình thức, đối phó, vì vậy hiệu quả của công tác này chưa cao.

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp 3.5. Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế

Việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Chương trình phòng, chống tham nhũng ở một số cơ sở giáo dục còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo được ý thức chủ động, tự giác của tập thể và cá nhân trong phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong giáo dục.

Một bộ phận nhà giáo, cán bộ trong ngành trình độ quản lý còn hạn chế, ý thức tự

học, tự bồi dưỡng và rèn luyện còn thấp; tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, cộng với cuộc sống khó khăn một số cán bộ giáo viên đã chạy theo lợi ích trước mắt dẫn

đến những hành vi, việc làm vi phạm những quy định của ngành, quy định của pháp luật làm nảy sinh tham nhũng.

Hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp

ứng được những đòi hỏi đang đặt ra đối với giáo dục; thiếu phối hợp, phân công chặt chẽ

giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong quản lý các cơ sở giáo dục dẫn đến hiệu lực quản lý nhà nước còn hạn chế.

Đánh giá chung: Công tác phòng, chống tham nhũng của ngành giáo dục trong những năm qua đã thực hiện một cách nghiêm túc với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện và đã thu được một số kết quả tích cực trên cả hai phương diện phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về, phòng chống tham nhũng đã được tổ chức triển khai toàn diện ở tất cả các cơ sở

giáo dục. Do làm tốt công tác phòng ngừa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện xử lý các hành vi tham nhũng; đồng thời Bộđã ban hành các văn bản quy định khắc phục các yếu kém, sơ hở trong quản lý, nên hạn chếđáng kể các hành vi tham nhũng. Các vụ việc tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục và quy mô không lớn. Đặc biệt, trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị giáo dục, các chương trình mục tiêu quốc gia được nhà nước đầu tư với số lượng tài chính rất lớn nhưng công tác kiểm toán hàng năm cho thấy chưa phát hiện có những sai phạm đáng kể phải xử lý hình sự.

3.6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông trong lĩnh vực giáo dục phổ thông

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức và phát huy vai trò chủđộng của toàn ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục xây dựng, rà soát, bổ sung hoàn thiện và đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục làm cơ sở pháp lý để

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Hai là, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ cho cơ sở, địa phương. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trên cơ sở thực hiện “quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.

Ba là, đẩy mạnh hơn nửa cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo và tuân thủ nghiêm túc các quy

định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao tính trách nhiệm, giải trình của cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụđược giao.

Bốn là, xây dựng và thực hiện cơ chế đảm bảo trách nhiệm cung cấp thông tin và quyền tiếp cận thông tin của công dân đối với hoạt động giáo dục đào tạo, trong đó có phần thư mục phản ánh về các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong giáo dục trên trang web của Bộ Giáo dục và Báo Giáo dục và Thời đại điện tử.

Năm là, cụ thể hóa các quy định về công vụ, công chức để nâng cao hiệu quả

thực thi công vụ của cán bộ công chức trong toàn ngành. Tiếp tục bồi dưỡng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường ở cấp phổ thông nhằm nâng cao trình độ quản lý.

Sáu là, tiếp tục kiến nghị với Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là các chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành để

họ có điều kiện an tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.7. Một số kiến nghị cụ thể về phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ

thông

Một là, cần chống tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan:

Hiện nay việc dạy thêm và học thêm đang là vấn nạn của phụ huynh và đặc biệt

đối với học sinh. Để chấm dứt tình trạng này, theo người viết các cấp quản lý trong ngành giáo dục trước hết phải nghiên cứu lại chương trình sách giáo khoa cho phù hợp, bố trí số

tiết học hợp lý trong mỗi buổi lên lớp.

Cần quan tâm đánh giá thái độ và kết quả giảng dạy của giáo viên. Bên cạnh việc phê phán và có hình thức kỷ luật nghiêm những giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm trong những giờ giảng dạy chính khóa hoặc cố tình gợi ý học sinh học thêm, cần đề cao những thầy cô giáo làm đúng thiên chức của mình.

Ở những nơi có điều kiện, nên trang bị thêm các thiết bị nghe nhìn hiện đại như: camera, máy ghi âm, cho phòng học để ban giám hiệu dễ theo dõi tình hình các lớp học,

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Chương trình cải cách giáo dục càng nặng, áp lực thi cử càng cao thì học sinh phải đi học thêm càng nhiều. Đây là các mắc xích có mối liên quan mật thiết với nhau tạo ra tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm giải quyết ở tầm vĩ mô những nguyên nhân sâu xa, chứ không giải quyết phần nhọn bằng cách cấm đoán việc dạy thêm và học thêm.

Ngành giáo dục nên chấm dứt việc đưa ra các chỉ tiêu thi đua có tính áp đặt về số

học sinh khá giỏi, và cả tỷ lệ học sinh lên lớp, ở lại, mà không căn cứ vào tình hình thực tế. Các cấp quản lý giáo dục cần học cách tin vào đội ngũ giáo viên, bớt đi việc cầm tay chỉ việc, trình độ của họ chưa hơn hẳn gì giáo viên, đó là chưa kể họ đứng “nhầm chỗ”. Hãy tạo cho người dạy, người học tâm lý thoải mái, vừa sức thì kết quả tốt hơn.

Hai là, cần tiến hành đánh giá đầy đủ, toàn diện về công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong giáo dục trong thời gian qua; qua đó, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác này. Cần quy định tăng việc xử lý phạt tiền và hạn chế cho việc tại ngoại, xử án treo đối với những người phạm tội tham nhũng trong giáo dục, để

tăng thêm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật. Tăng cưởng biên chế, điều kiện cơ

sở vật chất, trang thiết bị và có chính sách ưu đãi đặc thù đối với các cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng trong giáo dục. Hoàn thiện các quy định về phòng chống tham nhũng trong giáo dục.

Ba là, cần thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo: Vấn đề là ở chổ các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục ở các cấp có thực hiện hay không. Trong thực tế đã thiếu sự kiểm tra việc thực hiện nên quy định đó đi vào cuộc sống còn rất khiêm tốn. Do đó, hàng năm, các cơ quan quản lý giáo dục, các trường phải có sự tổng kết, đánh giá và thực hiện quy định này, có khen thưởng và kỷ luật thích đáng. Phải khơi dậy lòng tự trọng nghề nghiệp trong mỗi nhà giáo để họ dám sống liêm chính, giữ được hình ảnh

đẹp, trong sáng của người thầy trước học trò cũng như phụ huynh học sinh.

Bốn là, cần có các biện pháp kiểm tra, thanh tra đúng theo quy định của pháp

luật: Phải áp dụng các cơ chế kiểm soát thích hợp chẳng hạn như thanh tra và kiểm toán thường xuyên để phát hiện tham nhũng và gian lận. Cần thiết phải có những phương án giải trình rõ báo cáo về lạm dụng và những bất thường của hệ thống. Việc sử dụng các tài khoản ngân hàng riêng của nhà trường và các dòng ngân sách với mục đích rõ ràng cũng có thể hỗ trợ việc chống tham nhũng

Năm là, cần có các chính sách đãi ngộ phù hợp như: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, đảm bảo đủ các điều kiện vật chất tinh thần để giáo viên hoàn thành tốt công việc

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

các trường chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, một giáo viên mới ra trường thì đồng lương chỉ có thể nuôi được bản thân, còn việc phụ giúp thêm cho gia đình thì rất khó. Chính vì vậy các giáo viên có thể tham nhũng bất cứ lúc nào ở các hình thức khác nhau. Nếu chúng ta có một chế độ tiền lương thích hợp, thì các giáo viên sẽ an tâm với công việc, vấn đề tham nhũng từ một người giáo viên sẽ hạn chế rất nhiều.

Sáu là, nói không với vấn nạn tham nhũng trong giáo dục phổ thông: Trước hết, ngành giáo dục và cả xã hội cần phải có thái độ kiên quyết nói không với vấn nạn này. Muốn vậy, phải coi trọng công tác tuyên truyền đối với người trong cuộc và đối với toàn xã hội. Phụ huynh học sinh cần hiểu được hậu quả sâu xa của nó để không tiếp tay cho những hiện tượng tiêu cực. Không nên lợi dụng nhân ngày lễ, tết để hối lộ giáo viên. Truyền thống tôn sư trọng đạo cần được hiểu cho đúng chứ không nên lạm dụng.

Bảy là, cần thiết lập các kênh tố cáo chống tham nhũng: Cần thiết lập các kênh tố

cáo việc quản lý kém và tham nhũng trong giáo dục để khuyến khích “người sử dụng” nền giáo dục báo cáo những vấn đề này. Tại các cấp trung học cơ sở, và trung học phổ

thông, học sinh, phụ huynh có cơ hội để phát biểu những ý kiến quan tâm và phàn nàn của họ về vấn đề tham nhũng trong giáo dục, có như thế sẽ góp phần không ít trong cuộc

đấu tranh phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục.

Tám là, cần xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng trong giáo dục đã xảy ra: Kiên quyết xử lý những trường hợp tham nhũng đã được phát hiện. Phải thực hiện các hoạt động chống lại những thủ phạm gây ra tham nhũng, thái độ bất hợp pháp phải bị

trừng phạt theo đúng pháp luật. Thiếu sự xử phạt nghiêm minh cũng có thể là một trở

ngại lớn nhất trong việc kiềm chế tham nhũng. Nếu việc xử phạt không được thực hiện nghiêm chỉnh thì tất cả các chiến lược khác cũng đều đi theo hướng thất bại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chín là, cần có các quy định về bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông: Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng trong giáo dục cũng như trong các lĩnh vực khác. Một quy định mới giúp bảo vệ tốt hơn những người dũng cảm dám đứng lên

đấu tranh chống tham nhũng cần sớm được ban hành. Cũng cần sớm thiết lập những tổ

chức tốt nhất là độc lập và những cơ chếđảm bảo thực thi và giám sát hiệu quả quy định này.

Nếu thực hiện tốt cơ chế bảo vệ người tố cáo thì vấn nạn tham nhũng trong giáo dục sẽ hạn chế, nhưng phải đảm bảo cho những người tố cáo họ không bị trù dập, tác

động ngược lại, hoặc gây bất lợi cho người tố cáo. Nếu có bất lợi thì chẳng có một ai dám

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Nhưng có cơ chế bảo vệ cho người tố cáo thì sẽ có nhiều người dũng cảm đứng ra tố cáo các hành vi, các vụ việc tham nhũng trong giáo dục, từđó góp phần tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục.

Mười là, cần khắc phục tình trạng lạm thu và tuyển sinh đầu cấp:

Lạm thu đầu năm học là vấn đề luôn gây nhiều bức xúc trong xã hội. Các vi

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 63)