Một số kiến nghị cụ thể về phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 72)

thông

Một là, cần chống tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan:

Hiện nay việc dạy thêm và học thêm đang là vấn nạn của phụ huynh và đặc biệt

đối với học sinh. Để chấm dứt tình trạng này, theo người viết các cấp quản lý trong ngành giáo dục trước hết phải nghiên cứu lại chương trình sách giáo khoa cho phù hợp, bố trí số

tiết học hợp lý trong mỗi buổi lên lớp.

Cần quan tâm đánh giá thái độ và kết quả giảng dạy của giáo viên. Bên cạnh việc phê phán và có hình thức kỷ luật nghiêm những giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm trong những giờ giảng dạy chính khóa hoặc cố tình gợi ý học sinh học thêm, cần đề cao những thầy cô giáo làm đúng thiên chức của mình.

Ở những nơi có điều kiện, nên trang bị thêm các thiết bị nghe nhìn hiện đại như: camera, máy ghi âm, cho phòng học để ban giám hiệu dễ theo dõi tình hình các lớp học,

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Chương trình cải cách giáo dục càng nặng, áp lực thi cử càng cao thì học sinh phải đi học thêm càng nhiều. Đây là các mắc xích có mối liên quan mật thiết với nhau tạo ra tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm giải quyết ở tầm vĩ mô những nguyên nhân sâu xa, chứ không giải quyết phần nhọn bằng cách cấm đoán việc dạy thêm và học thêm.

Ngành giáo dục nên chấm dứt việc đưa ra các chỉ tiêu thi đua có tính áp đặt về số

học sinh khá giỏi, và cả tỷ lệ học sinh lên lớp, ở lại, mà không căn cứ vào tình hình thực tế. Các cấp quản lý giáo dục cần học cách tin vào đội ngũ giáo viên, bớt đi việc cầm tay chỉ việc, trình độ của họ chưa hơn hẳn gì giáo viên, đó là chưa kể họ đứng “nhầm chỗ”. Hãy tạo cho người dạy, người học tâm lý thoải mái, vừa sức thì kết quả tốt hơn.

Hai là, cần tiến hành đánh giá đầy đủ, toàn diện về công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong giáo dục trong thời gian qua; qua đó, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác này. Cần quy định tăng việc xử lý phạt tiền và hạn chế cho việc tại ngoại, xử án treo đối với những người phạm tội tham nhũng trong giáo dục, để

tăng thêm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật. Tăng cưởng biên chế, điều kiện cơ

sở vật chất, trang thiết bị và có chính sách ưu đãi đặc thù đối với các cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng trong giáo dục. Hoàn thiện các quy định về phòng chống tham nhũng trong giáo dục.

Ba là, cần thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo: Vấn đề là ở chổ các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục ở các cấp có thực hiện hay không. Trong thực tế đã thiếu sự kiểm tra việc thực hiện nên quy định đó đi vào cuộc sống còn rất khiêm tốn. Do đó, hàng năm, các cơ quan quản lý giáo dục, các trường phải có sự tổng kết, đánh giá và thực hiện quy định này, có khen thưởng và kỷ luật thích đáng. Phải khơi dậy lòng tự trọng nghề nghiệp trong mỗi nhà giáo để họ dám sống liêm chính, giữ được hình ảnh

đẹp, trong sáng của người thầy trước học trò cũng như phụ huynh học sinh.

Bốn là, cần có các biện pháp kiểm tra, thanh tra đúng theo quy định của pháp

luật: Phải áp dụng các cơ chế kiểm soát thích hợp chẳng hạn như thanh tra và kiểm toán thường xuyên để phát hiện tham nhũng và gian lận. Cần thiết phải có những phương án giải trình rõ báo cáo về lạm dụng và những bất thường của hệ thống. Việc sử dụng các tài khoản ngân hàng riêng của nhà trường và các dòng ngân sách với mục đích rõ ràng cũng có thể hỗ trợ việc chống tham nhũng

Năm là, cần có các chính sách đãi ngộ phù hợp như: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, đảm bảo đủ các điều kiện vật chất tinh thần để giáo viên hoàn thành tốt công việc

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

các trường chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, một giáo viên mới ra trường thì đồng lương chỉ có thể nuôi được bản thân, còn việc phụ giúp thêm cho gia đình thì rất khó. Chính vì vậy các giáo viên có thể tham nhũng bất cứ lúc nào ở các hình thức khác nhau. Nếu chúng ta có một chế độ tiền lương thích hợp, thì các giáo viên sẽ an tâm với công việc, vấn đề tham nhũng từ một người giáo viên sẽ hạn chế rất nhiều.

Sáu là, nói không với vấn nạn tham nhũng trong giáo dục phổ thông: Trước hết, ngành giáo dục và cả xã hội cần phải có thái độ kiên quyết nói không với vấn nạn này. Muốn vậy, phải coi trọng công tác tuyên truyền đối với người trong cuộc và đối với toàn xã hội. Phụ huynh học sinh cần hiểu được hậu quả sâu xa của nó để không tiếp tay cho những hiện tượng tiêu cực. Không nên lợi dụng nhân ngày lễ, tết để hối lộ giáo viên. Truyền thống tôn sư trọng đạo cần được hiểu cho đúng chứ không nên lạm dụng.

Bảy là, cần thiết lập các kênh tố cáo chống tham nhũng: Cần thiết lập các kênh tố

cáo việc quản lý kém và tham nhũng trong giáo dục để khuyến khích “người sử dụng” nền giáo dục báo cáo những vấn đề này. Tại các cấp trung học cơ sở, và trung học phổ

thông, học sinh, phụ huynh có cơ hội để phát biểu những ý kiến quan tâm và phàn nàn của họ về vấn đề tham nhũng trong giáo dục, có như thế sẽ góp phần không ít trong cuộc

đấu tranh phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục.

Tám là, cần xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng trong giáo dục đã xảy ra: Kiên quyết xử lý những trường hợp tham nhũng đã được phát hiện. Phải thực hiện các hoạt động chống lại những thủ phạm gây ra tham nhũng, thái độ bất hợp pháp phải bị

trừng phạt theo đúng pháp luật. Thiếu sự xử phạt nghiêm minh cũng có thể là một trở

ngại lớn nhất trong việc kiềm chế tham nhũng. Nếu việc xử phạt không được thực hiện nghiêm chỉnh thì tất cả các chiến lược khác cũng đều đi theo hướng thất bại.

Chín là, cần có các quy định về bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông: Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng trong giáo dục cũng như trong các lĩnh vực khác. Một quy định mới giúp bảo vệ tốt hơn những người dũng cảm dám đứng lên

đấu tranh chống tham nhũng cần sớm được ban hành. Cũng cần sớm thiết lập những tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức tốt nhất là độc lập và những cơ chếđảm bảo thực thi và giám sát hiệu quả quy định này.

Nếu thực hiện tốt cơ chế bảo vệ người tố cáo thì vấn nạn tham nhũng trong giáo dục sẽ hạn chế, nhưng phải đảm bảo cho những người tố cáo họ không bị trù dập, tác

động ngược lại, hoặc gây bất lợi cho người tố cáo. Nếu có bất lợi thì chẳng có một ai dám

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

Nhưng có cơ chế bảo vệ cho người tố cáo thì sẽ có nhiều người dũng cảm đứng ra tố cáo các hành vi, các vụ việc tham nhũng trong giáo dục, từđó góp phần tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục.

Mười là, cần khắc phục tình trạng lạm thu và tuyển sinh đầu cấp:

Lạm thu đầu năm học là vấn đề luôn gây nhiều bức xúc trong xã hội. Các vi phạm chủ yếu là tựđặt ra các khoản thu đầu năm ngoài quy định, tự ý thu cao hơn, mượn danh nghĩa các quỹ, hoặc danh nghĩa tự nguyện của cha mẹ học sinh để thu thêm các khoản không được phép. Do đó cần quy định rõ các khoản thu nào được phép thu. Sở

Giáo dục và Đào tạo cần phải xây dựng quy định thống nhất về thu chi trong các trường

để áp dụng chung cho các trường. Khi dây dựng thì cần phải tham khảo ý kiến của các Quận/Huyện, chuyên gia đểđánh giá khoản nào thì đưa vào khung, khoản nào không đưa vào khung. Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính cần phải phối hợp chủ trì một hội thảo về việc thu bao nhiêu khoản cho nó đủ để cùng thảo luận đánh giá. Còn những khoản nào nhà nước cấp mà chưa đủ thì báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét cấp thêm và cần phải thực hiện nghiêm túc trong việc nếu đơn vị nào không thu đúng quy

định thì phải trả lại cho phụ huynh, đồng thời xem xét xử lý cán bộ vi phạm.

Tiêu cực trong tuyển sinh đầu cấp trong giáo dục phổ thông. Từ việc làm giả hồ

sơ, gian lận trong thi cử, trông thi, chấm thi đến chạy tiền để vào các trường điểm, lớp chọn diễn ra hàng năm và không có dấu hiệu hạ nhiệt do dó cần có sự thanh tra, giám sát

ở tất cả các trường trong kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, để tránh tiêu cực trong kỳ thi như gian lận trong thi cử, trông thi và chấm thi. Hiện nay các trường ở cấp phổ thông đều do họ

quyết định các chỉ tiêu tuyển sinh do đó chỉ tiêu tuyển sinh có thể vượt vì lợi nhuận. Vì vậy cần phải quy định các trường phải công khai và niêm yết chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Những người có trách nhiệm trong công tác giáo dục phải thực sự quyết liệt, công tâm và công bằng trong công tác tuyển sinh đầu cấp. Một khi vẫn còn cơ chế xin cho thì sẽ còn cơ hội để một bộ phận phụ

huynh đạt mục tiêu cho con em vào học ở các trường điểm. Cần khẩn trương nâng cao chất lượng trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, để thu hẹp về khoảng cách về chất lượng giữa các trường, cần tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp tuyển trái tuyến, nên không để cho các hiệu trưởng các nhà trường tự lựa chọn, lập danh sách, bởi rất dễ dẫn đến việc nể nang, đặc lợi trong vấn đề này. Nếu không làm tốt được những

điều trên thì tất yếu tình trạng thừa thếu học sinh và tiêu cực trong công tác tuyển sinh sẽ

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

KT LUN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài Pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông – thực trạng và giải pháp, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sao đây:

Một là, trong công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông còn gặp rất nhiều khó khăn, như sợảnh hưởng đến chính mình, sự trù dập, e ngại, và sự liên kết giữa các cá nhân tổ chức làm cho vấn nạn này ngày càng trở nên nguy hiểm trong xã hội. Mà giáo dục là một ngành quan trọng, nó đào tạo ra những con người văn minh trí thức, đào tạo những thế hệ mới góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước. Nhưng vấn nạn này không được khắc phục thì những hiện tượng tiêu cực sẽ xảy ra, những bằng cấp rởm, những nhà trí thức giả tạo làm xói mòn chất lượng giáo dục đồng thời đẩy lùi sự phát triển của đất nước. Vì vậy công tác phòng chống tham nhũng trong giáo dục nói chung và trong giáo dục phổ thông nói riêng đóng vai trò rất quan trọng.

Hai là, những vấn đề khó khăn vấp phải trong pháp luật phòng chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông là quy định về dạy thêm, học thêm, khó phân biệt hình thức dạy thêm nào là hợp lý và hình thức dạy thêm nào là bất hợp lý, đa số các lớp học thêm mở ra đều theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh, lợi dụng sự cần thiết của việc học thêm một số thành phần giáo viên đã khai thác yếu tố đó để tăng thu nhập, hiện tượng dạy thêm, học thêm dần trở thành một thói quen trong ngành giáo dục, muốn học tốt, muốn nâng cao kiến thức, bồi dưỡng những học sinh yếu kém thì phải mở các lớp học thêm. Hiện tượng này một mặt tích cực góp phần nâng cao kiến thức cho người học, mặt khác là lợi dụng việc dạy thêm để góp phần tham nhũng trong giáo dục. Vấn đề tham nhũng trong dạy thêm, học thêm là vấn đề nổi cộm, được mọi người quan tâm, nhưng không chỉ có tham nhũng trong dạy thêm học thêm mà còn trong công tác tuyển sinh, các trường chạy theo cơ chế thị trường, cạnh tranh, tạo ra cái ngoại hình chất lượng để thu hút người học, từ đó xuất hiện các hiện tượng chạy trường, hối lộđể con em mình được ngồi học ở các trường có chất lượng, danh tiếng, một số thành phần tham nhũng như thế đã cào bằng cả những giáo viên liêm chính trong ngành, làm mất uy tính cả ngành giáo dục.

Ba là, tham nhũng trong giáo dục biểu hiện ở rất nhiều hình thức, nó đa dạng mọi mặt, mặc dù tham nhũng trong giáo dục được đánh giá là không nghiêm trọng, số tiền tham nhũng không nhiều, nhưng đây là ngành đóng vai trò quan trọng, nó quyết định số

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp

trong giáo dục cần được sự quan tâm của tất cả mọi người, đặc biệt là học sinh ngồi trong ghế nhà trường cần nhận thức được sự nguy hiểm của vấn nạn này, không những học sinh mà giáo viên, phụ huynh, các cơ quản lý ngành giáo dục phải tự nhận thức được tính nguy hiểm của tham nhũng trong giáo dục, từ đó góp phần làm cho một ngành giáo dục trong sạch, chất lượng.

Bốn là, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã nêu ra những kiến nghị

nhằm giúp hạn chế, khắc phục vấn nạn tham nhũng trong giáo dục phổ thông. Hiện tại với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn giải quyết được các vấn đề tham nhũng trong giáo dục phổ thông như hiểu rõ nguyên nhân, tác hại của vấn nạn này, và từ đó tham gia bảo vệ, đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giáo dục. Đồng thời, tác giả mong muốn vấn nạn tham nhũng trong giáo dục được giải quyết, được mọi người quan tâm, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức đứng đầu trong ngành giáo dục, các hệ thống, cơ quan phòng chống tham nhũng quan tâm vấn nạn này và có những giải pháp, khắc phục hiện tượng này để tạo ra một ngành giáo dục trong sạch vững mạnh, đào tạo ra những con người trí thức, phục vụ cho đất nước, lấy lại niềm tin của người dân vào ngành giáo dục. Ngành giáo dục là một ngành thiêng liêng, đóng vai trò quan trọng sự phát triển của đất nước nói chung và đào tạo ra những phần tử tốt hay xấu nói riêng nên cần phải khắc phục nhanh chóng vấn nạn này.

lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

2. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) 3. Luật Giáo dục năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17- 06-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật phòng, chống tham nhũng

5. Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07-5-2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành quy chế thực hiệc công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 72)