2.4.1. Về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông
Trong quá trình nghiên cứu soạn thảo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, vấn đề tổ chức công tác đấu tranh chống tham nhũng được thảo luận sôi nổi và có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhất là về việc có nên tổ chức một cơ quan chuyên trách thực thi công tác đấu tranh chống tham nhũng với quyền hạn đặc biệt, được hoạt động theo trình tự, thủ tục đặc biệt để phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng hay không. Không ít ý
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
kiến đồng ý với phương án này vì cho rằng tham nhũng là hành vi đặc biệt nguy hiểm,
được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn nên việc phát hiện và xử lý sẽ rất khó khăn nếu chỉ sử dụng các biện pháp thông thường đã được quy định trong pháp luật về tố
tụng dân sự.
Thực tế cũng cho thấy hiệu quảđấu tranh chống tham nhũng trong giáo dục hiện nay còn thấp, có thể do thiếu một cơ quan đủ mạnh đểđấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, sau khi xem xét đầy đủ thì thấy rằng, xét về phương diện pháp luật, chúng ta đã có khá đầy đủ những phương diện pháp luật, chúng ta đã có khá đủ những phương diện cần thiết để đấu tranh với tệ tham nhũng. Chúng ta có hệ thống các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra. Và các cơ quan này cũng đã được pháp luật quy định
đầy đủ quyền hạn đểđấu tranh với tham nhũng, Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định rõ ràng về cấu thành các hành vi tham nhũng, hình phạt đối với tội danh tham nhũng cũng rất nghiêm khắc. Như vậy, không phải chúng ta thiếu pháp luật, cơ chế hay cơ quan chuyên trách mà do pháp luật chưa được thi hành đầy đủ, nghiêm túc, cơ quan có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm của mình cũng như chưa có sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng. Chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục là cuộc đấu tranh phức tạp, đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan có thẩm quyền trong ngành giáo dục. Chính vì vậy, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 một mặt tiếp tục
đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm của mình trong đấu tranh chống tham nhũng, mặt khác định ra các phương thức mới, giải pháp mới, cả về mặt tổ chức để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này.
Trước hết, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng. Như vậy, người đứng đầu phải coi phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình. Cần phải tổ chức cho cơ quan, đơn vị mình thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch. Phải giám sát thường xuyên và có các hình thức kiểm tra việc thực hiện chính sách, nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân cấp dưới, nhất là những công việc có liên quan đến tiền và tài sản của nhà nước trong ngành giáo dục. Phải kịp thời phát hiện những khiếm khuyết, lỗ hổng trong việc quản lý các mặt công tác của cơ quan đơn vịđể sửa đổi, bổ sung nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng trong giáo dục nói riêng.
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, quy định trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân
lĩnh vực giáo dục phổ thông - Thực trạng và giải pháp
tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, là những cơ quan có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng. Riêng Thanh tra Chính phủ, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định thêm một số trách nhiệm với vai trò là đầu mối trong việc theo dõi, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng 2005, cũng quy định cụ thể nội dung phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát tòa án trong đấu tranh chống tham nhũng như: Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh ngiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng. Các quy định nêu trên vừa quy định phương thức phối hợp công tác giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc, giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt việc tham nhũng trong quá trình hoạt động của các cơ quan này.