- Nhược điểm: chiều cao nâng bé, vận tốc thấp.
3. 1.5 Bảo dưỡng sửa chữa:
3.2 Vai trò và phương thức bảo dưỡng máy nâng tự động Chức năng và nhiệm vụ của bảo dưỡng.
Chức năng và nhiệm vụ của bảo dưỡng.
- Tất cả các hệ thống máy móc đều có khả năng hỏng hóc. Nhưng thời gian quan trong nhất là thời gian sau vận hành vì vậy băng phương pháp phân tích chúng ta phải biết được tuổi thọ của chi tiết.
- Bảo dưỡng có nhiệm vụ đưa thiết bị máy móc vào trạng thái sẵn sàng hoạt động với chi phí thấp nhất, có thể đưa thiết bị máy móc về trạng thái hoạt động trong khoảng thời gian ngắn nhất ( với những máy gây thiệt hại lớn khi hư hỏng xay ra).
- Cải thiện phương thức vận hành và làm giảm tần suất hỏng hóc có thể xảy ra.
- Nâng cao độ an toàn cho người và thiết bị khi vận hành.
- Làm giảm khả năng hỏng hóc có thể xảy ra của các thiết bị và giảm hỏng hóc của các thiết bị do các yếu tố bên ngoài có thể gây ra.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng của các thiết bị cũng như tuổi thọ của thiết bị.
Phương thức bảo dưỡng máy nâng tự động.
Ngay từ khi đưa vào sử dụng thiết bị đã có nguy cơ xuống cấp và hỏng hóc do các tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm…Mặt khác trong quá trình vận hành luôn có sự thay đổi phụ tải, sự bố trí lại mạch hoặc bổ xung thêm thiết bị mà nhiểu khi không có đến sự phối hợp tổng thế với cơ quan thiết kế, thậm chí là việc lựa chọn các thiết bị thay thế sai các thông số kĩ thuật… Những yếu tố đó làm giảm khả năng hoạt động bình thường của máy, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhà sản xuất.
Máy nâng tự động là một hệ thống bao gồm nhiều phần tử mắc nối tiếp nhau, khi tăng độ tin cậy của một phần tử thì độ tin cậy của hệ thống sẽ tăng lên. Chỉ cần một thiết bị hỏng hóc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động của máy.
Trong hệ thống nối tiếp thì ảnh hưởng của phần tử có độ tin cậy thấp nhất là lớn nhất. Độ tin cậy càng thấp khi càng có nhiều phần tử nối tiếp.
Vì vậy khi muốn tăng độ tin cậy của hệ thống thì ta phải tăng độ tin cậy của từng phần tử trong hệ thống hoặc mắc thêm các chi tiết song song ( kích thước của máy sẽ to ra và tốn kém) cách khác là phải bảo dưỡng. Như vậy muốn cho hệ thống làm việc với độ tin cậy cao thì ta phải có chính sách bảo dưỡng cho máy. Đó là một hệ thống các quy trình quy phạm, thủ tục quản lý vận hành, giám sát sự hoạt động, bảo dưỡng các chi tiết của máy, dự báo hư hỏng có thể xảy ra, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị. Lợi ích của việc bảo dưỡng dự phòng có thể đánh giá qua việc giảm thời gian ngừng hoạt động của máy, giảm chi phí sửa chữa, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Tuy
nhiên vai trò quyết định ở đây là đội ngũ cán bộ kĩ thuật của nhà máy được đào tạo một cách đầy đủ nhất để vận hành, sử dụng.