Lý thuyết bảo dưỡng

Một phần của tài liệu THIẾT kế mô HÌNH của THIẾT bị NÂNG hạ HOẠT ĐỘNG BẰNG KHÍ nén và điều KHIỂN điện (Trang 51 - 54)

- Nhược điểm: chiều cao nâng bé, vận tốc thấp.

2 VAVS-B-B5-H A-1C

3.1 Lý thuyết bảo dưỡng

3.1.1Lý thuyết về các hình thức bảo dưỡng:

Định nghĩa về bảo dưỡng.

Bảo dưỡng được định nghĩa như là tập hợp các hoạt động cho phép duy trì hoặc phục hồi trạng thái hoạt động tốt hoặc cho phép kiểm tra đảm bảo cho những công đoạn xác định.

Sơ đồ chu trình hoạt động của thiết bị: (t)

t

Tất cả các hệ thống máy móc đều có một khả năng hỏng hóc theo sơ đồ trên. Nhưng thời gian quan trọng nhất là thời gian sau vận hành, vì vậy bằng phương pháp phân tích chúng ta phải biết được tuổi thọ của chi tiết.

Biểu đồ cho ta biết trong thời gian lắp đặt chạy thử xảy ra hỏng hóc lớn nhất nguyên có thể do nhà sản xuất… Nhưng trong thời gian này được bảo hành miễn phí do nhà cung cấp thiết bị. Để khắc phục phải thực hiện thực nghiệm suất xưởng tốt, tăng thêm độ chặt chẽ trong quá trình quản lí chất lượng. Thời gian tiếp theo là thời gian hoạt động ổn định hỏng hóc gần như không đổi các hư hỏng xảy ra mang tính ngẫu nhiên do môi truơng, thiên tai, lỗi vận hành…

Trong giai đoạn này, dùng phương pháp bảo dưỡng định kỳ để không làm giảm thời gian hoạt động của thiết bị. Giai đoạn tiếp theo la thời gian già cỗi tốc độ hỏng hóc trung bình nhưng tăng dần theo thời gian do thiết bị bị lão hóa, ăn mòn hóa học, mòn cơ khí, già hóa cách điện… Trong giai đoạn này bảo dưỡng phòng để kéo dài tuổi thọ của máy móc. Sau giai đoạn này để đem lại hiệu quả kinh tế và tuân theo phân bố chuẩn nên bỏ thiết bị thường xảy ra hỏng hóc đi thay thế bằng thiết bị mới tương tự.

Việc xác định chính xác thiết bị đang ở trong giai đoạn nào của thời gian hoạt động là việc hết sức quan trọng. Nó là một phần căn cứ để quyết định chính sách bảo dưỡng. Có một số thiết bị không có giai đoạn hoạt động ổn định sau khi kết thúc giai đoạn chạy thử là già cỗi luôn khi đó hỏng hóc tăng dần theo thơi gian và phụ thuộc vào số lần hư hỏng trong quá khứ. Để khắc phục những hư hỏng ở những giai đoạn khác nhau trong suốt thời gian sống của máy, những chi tiết khác nhau trên cùng một dây truyền hoạt động cũng phải đưa ra những phương thức baỏ dưỡng khác nhau tùy thuộc vào vị trí hoạt động, mức độ ảnh hưởng của các chi tiết khác nhau khi xảy ra hỏng hóc. Vì vậy người ta đã đưa ra những phương thức bảo dưỡng sau đây:

Bảo dưỡng dự phòng.

Đây là phương thức bảo dưỡng theo kế hoạch định trước mang tính chu kì nhằm làm giảm số lần hỏng hóc của thiết bị.

Đó là phương thức bảo dưỡng trước khi hỏng hóc gần nhất, phương thức này hiệu quả nhất mục đích của nó la có thể xử dụng được những chi tiết của máy chưa bị hỏng hóc và xử dụng tiếp theo một thời gian nữa sau khi được thay thế với điệu kiện phải chuẩn đoán được bệnh của máy và sửa chữa có hiệu quả. Cách thức bảo dưỡng dự phòng là tối ưu mang tính hiệu quả cao vì ở giai đoạn đầu phải trả chi phí đắt nhưng hỏng hóc ít năng suất cao hơn, tiết kiệm được chi phí bảo dương sửa chữa do không hoặc ít phải mua thiết bị thay thế, thời gian bảo dưỡng ngắn không để thời gian ngừng hoạt động của máy lâu ảnh hưởng đến sản xuất. Nhưng phương thức này rất khó phát hiện do đó nó mang tính tổng quát không ổn định không chính xác tuyệt đối vì trong thời gian hoạt động hỏng hóc không giống nhau mà ta chỉ tính được thời gian hỏng hóc trung bình.

 Dấu hiệu nhận biết phải bảo dưỡng dự phòng

Từ phải theo dõi những số liệu ghi chép trong một thời gian dài là thời gian hoạt động của máy móc sau đó đưa ra hàm phân bố tích lũy những hư hỏng

của thiết bị lặp lại với thời gian là bao lâu. Thời gian xử dụng thiết bị giảm dần do sử dụng liên tục. Tỉ lệ phế phẩm gia tăng do độ tin cậy bị giảm sút. Chi phí sửa chữa tăng một cách đột biến.

 Các bước của bảo dưỡng dự phòng

Thu thập xác định dữ liệu hoạt động trong quá khứ của thiết bị - Thời điểm hỏng hóc xảy ra ( ngày, giờ…)

- Thời điểm hỏng hóc bao lâu - Thời gian hoạt động

Xem xét kỹ khuyến cáo của nhà sản xuất

Đào tạo kĩ năng bảo dưỡng cho đội ngũ bảo dưỡng

Thu thập dữ liệu từ các thiết bị tương tự nếu không biết dữ liệu của chính nó

Lập sổ tay hướng dẫn vận hành và đặc tính kĩ thuật của thiết bị Thuyết trình với các cấp quản lý liên quan

Nghiên cứu các hỏng hóc trong quá khứ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục

Xác định bao nhiêu bộ phận có giá trị suy giảm theo thời gian, sau đó đưa ra phương án sửa chữa thay thế

Thiết lập danh mục các bộ phận cần theo dõi kiểm tra Thiết lập các bộ phận cần bảo trì cơ hội

Một phần của tài liệu THIẾT kế mô HÌNH của THIẾT bị NÂNG hạ HOẠT ĐỘNG BẰNG KHÍ nén và điều KHIỂN điện (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w