- Nhược điểm: chiều cao nâng bé, vận tốc thấp.
2 VAVS-B-B5-H A-1C
2.5. Quy trình lắp đặt
Để lắp một máy hoàn chỉnh ta cần chia nhỏ các thiết bị của mạch thành nhiều bộ phận và từng nhóm khác nhau, lắp đặt từng nhóm chi tiết rồi đến các bộ phận.
Với thiết bị nâng hạ ta có thể chia thành 3 bộ phận chính :
- Bộ phận cơ cấu chấp hành : xy lanh chặn phôi, xy lanh nâng phôi, xy lanh đẩy phôi ra.
- Bộ phận phân phối : nhóm van phân phối , nhóm van tiết lưu điều chỉnh lưu lượng .
- Bộ phận điều khiển và nhận tín hiệu phản hồi: nhóm điều khiển điện và nhóm cảm biến, nhóm báo tín hiệu.
Các bước lắp máy:
Bước 1 : Tiến hành việc lắp đặt cơ cấu chấp hành lên khung máy. Đầu tiên lắp xy lanh nâng phôi 1A, sau đó tiến hành lắp đặt xy lanh chặn phôi 3A, lắp xy lanh đẩy phôi ra 2A, cuối cùng ta sẽ lắp băng tải (máng).
Ở bước này việc lắp đặt băng tải (máng) là khó khăn nhất vì khi lắp không chính xác phôi có thể sẽ nằm lệch trên tấm nâng khiến cho quá trình nâng và đẩy phôi gặp khó khăn.
Bước 2 : Lắp các van phân phối lên các vị trí đã được định vị trên đồ gá (van phân phối càng gần cơ cấu chấp hành càng tốt ), các van tiết lưu được lắp ngay trên các lỗ dẫn khí vào xilanh.
Tiến hành việc nối các ống dây dẫn khí từ van phân phối lên các xy lanh, chú ý phải xem kĩ sơ đồ khí nén.
Bước 3 : Tiến hành việc lắp mạch điều khiển với các thiết bị điện và các thiết bị cảm biến, các cảm biến được bố trí trên vị trí đã được định sẵn trên đồ gá phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cảm biến.Sau đó xem kĩ sơ đồ điện rồi tiến hành đấu nối, đấu nối xong kiểm tra lại, dùng đồng hồ để đo đảm bảo mạch điện đã khép kín.
Tại bước này ta nên kiểm tra kĩ các thiết bị điện trước khi đấu nối để có thể loại bỏ được yếu tố hỏng thiết bị nếu mạch điện không làm việc.
Bước 4 : Căn chỉnh lại các thiết bị, xiết chặt các bulông ốc vít, kiểm tra độ dơ của máy.
Bước 5 : Nối nguồn khí cho các van phân phối và cảm biến áp suất. Nối nguồn điện cho mạch điện.
CHƯƠNG 3