Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu công tác thi hành án dân sự tại huyện lập vò, tỉnh đồng tháp – bất cập và hướng hoàn thiện (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.Giải pháp hoàn thiện

- Về cơ chế thực hiện:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương là tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc thi hành án có hiệu quả.

Thứ hai, về mặt tổ chức cán bộ: Kiện toàn đội ngũ chấp hành viên, hạn chế tuyển dụng hệ tại chức, hệ mở rộng, tuyển dụng cán bộ trẻ, khỏe, có trình độ Đại học Luật, ưu tiên tuyển nam. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, có đủ trình độ phẩm chất đạo đức, dám làm, dám chịu trách nhiệm để kiến nghị, đề xuất bổ nhiệm chấp hành viên khi đủ điều kiện, bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan thi hành án để họ đảm đương thực hiện công việc. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi hành án, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng để cập nhật các kiến thức, thông tin mới về văn bản pháp luật đặc biệt trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay. Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho cán bộ, nhất là cán bộ nữ đi học tập, nâng cao trình độ, có chính sách đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ và thu hút những người có trình độ về công tác tại các cơ quan thi hành án cấp huyện, xa trung tâm thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành công việc. Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên, những người làm công tác thi hành án áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.

Thứ ba, cần nghiên cứu cơ chế công khai hóa danh sách người phải thi hành án có điều kiện về tài sản, thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án, có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh thi hành án tại những nơi công cộng hoặc trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động về mặt tinh thần, danh dự để họ tự giác thi hành án. Đối với trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, doanh nghiệp có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì cần áp dụng các biện pháp kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó.

Thứ tư, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành. Tăng cường sự phối hợp trong thi hành án nhất là trong việc thực hiện cưỡng chế giữa các cơ quan như công an, cảnh sát, thi hành án. Đẩy mạnh sự hợp tác, phối hợp hoạt động, trao đổi kinh nghiệm giữa của các

cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh. Các cơ quan có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành và áp dụng đúng các quy định của pháp luật, trong quá trình điều tra, xét xử, khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phải có sự phối kết hợp trong việc khấu trừ, phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc…phải xây dựng được quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan thi hành án với các phòng, ban và đơn vị liên quan cùng cấp trong lĩnh vực thi hành án. Cần tăng cường vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án. Thiết lập, duy trì quan hệ giữa cơ quan thi hành án với chính quyền cấp cơ sở.

Thứ năm, cần nâng cao chất lượng xét xử: Chất lượng các bản án của Tòa án phải có khả năng thi hành trong thực tế. Ngành Tòa án cần hạn chế một bản án phải qua nhiều cấp xét xử. Cần có quy định của pháp luật đối với thẩm phán, cán bộ tòa án, chấp hành viên, cán bộ thi hành án. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Tư pháp tiến hành rà soát, thống kê những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tuyên không rõ hoặc khó thi hành, để kịp thời sửa chữa, bổ sung hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án nhân dân tối cao cần chỉ đạo chấn chỉnh và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án dân sự.

Thứ sáu, tăng cường tuyên truyền pháp luật về thi hành án rộng rãi đối với nhân dân. Bên cạnh đó, cần tích cực điều tra, xác minh, phân loại án có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết xử lý những người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không chấp hành bản án.

Thứ bảy, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác thi hành án: Từng bước xã hội hóa công tác thi hành án là một chủ trương được đề ra trong Nghị quyết số 48- NQ/TW Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, khi mà tỷ lệ án tồn đọng nhiều, lực lượng cán bộ, chấp hành viên mỏng, chỉ làm việc giờ hành chính thì việc thực hiện mô hình thừa phát lại là lựa chọn cần thiết bởi thừa phát lại có thể đi xác minh điều kiện thi hành án, lập vi bằng... không chỉ trong giờ hành chính mà cả ngoài giờ, ngày nghỉ... Cần đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác thi hành án, không chỉ thực hiện thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay mà lên sớm nhân rộng ra các tỉnh, thành khác.

Trong điều kiện hiện nay khi nhà nước ta đang chủ trương cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện việc hội nhập kinh tế, quốc tế, khi thực tiễn thi hành án còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ án tồn đọng vẫn cao thì việc đưa ra được những giải pháp hạn chế án tồn đọng là một việc làm cần thiết mang tính khách quan.

- Về đổi mới về thủ tục thi hành án dân sự

Dự thảo Luật bổ sung thủ tục xác minh điều kiện thi hành án, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên, trách nhiệm của người phải thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án để phù hợp với thực tiễn (khoản 22 Điều 1); sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến thủ tục thi hành án dân sự như: quy định về tiền chậm thi hành án (khoản 23 Điều 1); thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án (khoản 24 Điều 1); trả đơn yêu cầu thi hành án (khoản 26 Điều 1); chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án (khoản 28 Điều 1); việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án (khoản 30 Điều 1).

Dự thảo Luật bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ và quy định cụ thể thủ tục, thời hạn phong toả tài khoản, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản (khoản 33, khoản 34 và khoản 35 Điều 1); sửa đổi căn cứ để tổ chức cưỡng chế thi hành án (khoản 36 Điều 1). Bên cạnh đó, khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc bán đấu giá tài sản thi hành án, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định về định giá lại tài sản kê biên, theo hướng đương sự chỉ được yêu cầu định giá lại 01 lần (khoản 45 Điều 1); sửa đổi, bổ sung các quy định về giao tài sản bán đấu giá, tài sản nhận để thi hành án (khoản 46 Điều 1); xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá, trả giá, bán đấu giá không thành (khoản 47 Điều 1).

- Về kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án và nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ chấp hành viên ở huyện Lấp Vò

Một là, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, tạo tiền đề quan trọng cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, tạo tiền đề cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh cuối cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông gắn với giáo dục hướng nghiệp ở từng cấp. Nâng cao chất lượng hoạt động các trường chuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học ở các khu vực trọng điểm.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập trung đào tạo nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất, hỗ trợ nông dân không có đất hoặc ít đất sản xuất chuyển sang các ngành, nghề khác. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất dạy nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, nhất là đối với lao động nữ. Thu hút đào

tạo các ngành, nghề mới xã hội có nhu cầu. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật của các hợp tác xã, trang trại và tổ chức liên kết sản xuất khác.

Ba là, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo các cấp trong Tỉnh. Đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo các trường đại học, cao đẳng. Hoàn thiện cơ sở vật chất các trường trung cấp Nghề; xây dựng mới Trường Trung cấp Nghề Thanh Bình, Lấp Vò, Cao Lãnh; củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên các địa phương. Nâng chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng theo mô hình phối hợp, lồng ghép đa chức năng hoạt động; thực hiện tốt vai trò thiết chế văn hoá cơ bản ở cơ sở. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề bậc cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao động. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề và phổ cập các nghề mới cho giáo viên các trung tâm, các trường dạy nghề. Xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp để đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học, các trường nghề đạt chuẩn. Kịp thời cập nhật nội dung, chương trình dạy nghề, gắn với bổ sung, phát triển phù hợp với thực tế của địa phương. Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề theo địa chỉ, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ - thông tin vào quá trình giảng dạy. Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên.

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Có kế hoạch đào tạo nâng cao đối với lực lượng cán bộ, công chức trẻ làm nòng cốt trong quản lý, nghiên cứu khoa học ở những ngành chủ lực, lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng. Tiếp tục đào tạo sau đại học ở nước ngoài một số chuyên ngành cần thiết với số lượng hợp lý. Liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn tại địa phương. Ưu tiên xem xét, bố trí cán bộ dưới 40 tuổi, có năng lực lãnh đạo, có uy tín, có trình độ sau đại học đối với cán bộ chủ chốt ngành Tỉnh, cấp huyện. Đối với (bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn), bố trí cán bộ dưới 30 tuổi, có năng lực lãnh đạo, có uy tín, có trình độ đại học. Không tuyển dụng mới cán bộ, công chức chưa đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Năm là, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi

mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý về nguồn nhân lực. Xây dựng hệ thống dữ liệu về thị trường lao động và khả năng đào tạo. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các ngành, địa phương, cơ sở đào tạo và tổ chức kinh tế trong việc quản lý, dự báo, cân đối nhu cầu, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ việc làm cho lao động sau đào tạo. Huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu phát triển nhân lực. Tăng đầu tư từ ngân sách và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, khoa học - công nghệ và hỗ trợ việc làm; lồng ghép các chương trình, chính sách đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến ngư và tạo việc làm. Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, dạy nghề. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan và các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm có hiệu quả, thiết thực cho đoàn viên, hội viên.

Một phần của tài liệu công tác thi hành án dân sự tại huyện lập vò, tỉnh đồng tháp – bất cập và hướng hoàn thiện (Trang 54 - 58)