5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án
Bên cạnh quyền yêu cầu THA dân sự của đương sự, pháp luật còn trao cho Cơ quan thi hành án quyền chủ động THA dân sự. Theo Điều 36 của Luật THA dân sự năm 2008 thì chủ trương Cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây:
“ 1. Thủ trưởng cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định THA dân sự đối với phần bản án, quyết định sau đây:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; d) Thu hồi quyền sử đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; đ) Quyết định áp dụng khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định THA dân sự ”.12
12
Như vậy, chủ trương THA dân sự chủ động ra quyết định THA dân sự là buộc người phải THA dân sự thực hiện nghĩa vụ nhất định về tài sản cho Nhà nước. Khoản thu này được nộp vào ngân sách Nhà nước và thuộc quyền sở hữu quản lý của Nhà nước chứ không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Còn việc đưa ra quyết định biện pháp tạm thời chính là để đảm bảo cho lợi ích cấp thiết của đương sựcũng như bảo đảm cho công tác xét xử và THA dân sự được tiến hành thuận lợi. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định THA dân sự và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.