Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án

Một phần của tài liệu công tác thi hành án dân sự tại huyện lập vò, tỉnh đồng tháp – bất cập và hướng hoàn thiện (Trang 31 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.5.Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án

Tạm đình chỉ vụ án:

Việc tạm đình chỉ THA dân sự thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan THA dân sự đã ra quyết định THA dân sự, của người đã kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THA dân sự quy định “Người được THA dân sự đồng ý cho người phải THA dân sự hoãn THA dân sự. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, các chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn THA dân sự do có sự đồng ý của người được THA dân sự thì người phải THA dân sự không phải chịu lói suất chậm THA dân sự ”.14

Điều 49 Luật Thi hành án dân sự về tạm đình chỉ thi hành án quy định như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.

Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong

thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây: a) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;

13

THS. Cự Hoàng Hanh “Thi hành án dân sự huyện Phỳ Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế”

http://luatminhkhue.vn/dan-su/ra-quyet-dinh-thi-hanh-an-chu-dong-hay-theo-don-yeu-cau-doi-voi-khoan-le-phi-toa- an.aspx ngày 27 tháng 9 năm 2009.

14

b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;

c) Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Vì vậy, trong trường hợp người có thẩm quyền đã tạm đình chỉ thi hành án thì bản án bị tạm đình chỉ chưa tiếp tục thi hành, do đó những hoạt động liên quan đến việc thi hành bản án đó cũng phải dừng lại, trong đó có việc kê biên tài sản để thi hành bản án đó. Bởi thế, trong trường hợp cơ quan thi hành án đã ra quyết định kê biên tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo cho 04 bản án, khi chuẩn bị kê biên cơ quan thi hành án nhận được quyết định của người có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành 01 trong số 04 bản án đó, thì cơ quan thi hành án cần thông báo cho tất cả các đương sự của 04 bản án biết về việc tạm đình chỉ thi hành án và chưa thực hiện việc xử lý tài sản vì tài sản đó đã có quyết định cưỡng chế kê biên để đảm bảo thi hành cho cả 04 bản án nhưng có 01 bản án bị tạm đình chỉ thi hành. Sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ, nếu có căn cứ tiếp tục việc thi hành án theo quy định nêu trên hoặc bản án sau tuyên y án cũ thì cơ quan thi hành án thực hiện việc xử lý tài sản để thi hành 04 bản án.

Hoãn thi hành án:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật THA dân sự quy định “Thời hạn ra quyết định hoãn THA dân sự là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn THA dân sự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn THA dân sự khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”.15

Như vậy, nếu đơn xin hoãn của bên được THA dân sự đáp ứng đúng quy định của pháp luật thì Chấp hành viên ra quyết định hoãn THA dân sự là đúng quy định, vì pháp luật không quy định việc hoãn kê biên trong THA dân sự.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật THA dân sự quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn THA dân sự quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn THA dân sự theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định tiếp tục THA dân sự ”.16

Trường hợp người đã kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tạm đình chỉ THA dân sự thì được thực hiện khi đã có kháng nghị (có thể được ghi trong quyết định kháng nghị), không được đình chỉ THA dân sự trước khi có kháng nghị.

15

Xem khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008

16

Nếu đã có kháng nghị cần thông báo ngày việc tạm đình chỉ THA dân sự thì thông báo bằng điện thoại, điện tín cho cơ quan THA dân sự biết số văn bản kháng nghị, ngày ký, nội dung chủ yếu kháng nghị và người ký kháng nghị.

Hết thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị mà cơ quan THA dân sự vẫn chưa nhận được thông báo bằng văn bản kết quả xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tỏi thẩm thì thủ trưởng cơ quan THA dân sự quyết định tiếp tục THA dân sự và thông báo cho người đã kháng nghị biết.

Trong trường hợp bản án, quyết định thi hành xong, cơ quan THA dân sự mới nhận được quyết định tạm đình chỉ THA dân sự của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải báo ngay cho người đã kháng nghị biết.

Quyết định tạm đình chỉ THA dân sự phải được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc THA dân sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đình chỉ THA dân sự :

Đình chỉ THA dân sự thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan THA dân sự đã ra quyết định THA dân sự.

Thuật ngữ “đình chỉ” có nghĩa là chấm dứt, không tiếp tục một công việc nhất định. Trong THA dân sự, khái niệm “đình chỉ THA dân sự ” được hiểu là việc cơ quan THA dân sự mà cụ thể là Thủ trưởng cơ quan bằng một quyết định cụ thể làm chấm dứt một quan hệ THA dân sự cụ thể hay nói cách khác là chấm dứt vai trò của Chấp hành viên đối với việc THA dân sự đã khi có một trong các căn cứ do pháp luật quy định.17

Cần lưu ý, trong một số trường hợp, việc đình chỉ THA dân sự chỉ làm chấm dứt một quan hệ pháp luật THA dân sự mà không làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ đã được ấn định trong Bản án, quyết định.

Về cơ sở pháp lý, hiện nay các căn cứ để Thủ trưởng cơ quan THA dân sự ra quyết định đình chỉ THA dân sự được quy định tại Điều 50 Luật THA dân sự :

"1. Thủ trưởng cơ quan THA dân sự phải ra quyết định đình chỉ THA dân sự trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải THA dân sự chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

17

TS. Đặng Quang Phương, “Chuyên đề Pháp luật Thi hành án dân sự”, số 1- 2009

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/3415171?p_page_id=3415171&pers_id=1751932&folder_id= &item_id=2529383&p_details=1, [Ngày truy cập 12/3/2014]

b) Người được THA dân sự chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

c) Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được THA dân sự có văn bản yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự, trừ trường hợp việc đình chỉ THA dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ;

đ) Người phải THA dân sự là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

e) Các quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ THA dân sự;

g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải THA dân sự;

h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên.

2. Thời hạn ra quyết định đình chỉ THA dân sự là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ THA dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này."

Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành vụ việc, bên cạnh việc làm tốt công tác xác minh một cách đầy đủ, kịp thời để nắm bắt được những thông tin cần thiết còn phải nắm rõ về trình tự, thủ tục xử lý các thông tin đã trước khi tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị ra quyết định đình chỉ THA dân sự.

Thứ nhất, người phải THA dân sự chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế

Trong căn cứ thứ nhất này cần phân tích, mổ xẻ sẽ thấy rõ hai trường hợp khác nhau người phải THA dân sự chết không để lại di sản. Đối với cả có nghĩa vụ có thể chuyển giao hay không thể chuyển giao cho người khác, chỉ cần xác định được người phải THA dân sự đã chết (về mặt pháp lý nhất thiết phải các giấy chứng tử của UBND cấp xã nơi người phải THA dân sự chết cấp) mà không có di sản để lại thì hồ sơ THA dân sự chỉ cần thu thập được giấy chứng tử và biên bản xác minh tài sản của Chấp hành viên là hoàn toàn có đủ căn cứ ra quyết định đình chỉ THA dân sự.

Nghĩa vụ của người phải THA dân sự theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp này, đặc thù của loại nghĩa vụ của người phải THA dân sự là được pháp luật quy định nghĩa vụ đã chỉ gắn với người phải THA dân sự mà không ai được thực hiện thay vì vậy dự người phải THA dân sự chết có để lại di sản đi nữa thì cũng không các giá trị gỡ, cơ quan THA dân sự hoàn toàn có đủ căn cứ để ra quyết định đình chỉ THA dân sự. Tuy nhiên, để tìm hiểu và thống kê được hết các loại nghĩa vụ mà

pháp luật quy định không được chuyển giao cho người khác không phải là điều dễ dàng, tôi chỉ xin nêu ra đây một quy định liên quan đến nghĩa vụ mà các cơ quan THA dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành đã là nghĩa vụ cấp dưỡng.

Khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

"... nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác."18

Thứ hai, người được THA dân sự chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đã theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế

Đối với căn cứ này cũng bao gồm hai trường hợp: “Pháp luật đã có quy định quyền và lợi ích của người được THA dân sự theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người khác”

Tương tự như quy định ở trên, ở đây là trường hợp quyền và lợi ích chỉ được trao cho một người nhất định, người khác không thể thụ hưởng thay khi người đã chết đi. Trong quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình thì khi người được cấp dưỡng chết thì quyền được cấp dưỡng cũng mất và quan hệ cấp dưỡng cũng sẽ chấm dứt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền và lợi ích của người được THA dân sự có thể chuyển giao cho người khác nhưng lại không có người thừa kế thụ hưởng quyền này

Để đình chỉ THA dân sự thuộc trường hợp này, Chấp hành viên sau khi xác định người được THA dân sự đã chết còn phải xác định rõ các hay không các những người thừa kế theo quy định tại Chương 23 và 24 Bộ luật Dân sự. Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 14:

Đối với trường hợp đình chỉ THA dân sự do người được THA dân sự chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA dân sự. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biêt và bảo về lợi ích của họ. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai hợp lệ mà không có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ THA dân sự.”19

Như vậy, nếu rơi vào trường hợp này, mặc dù đã xác định qua các cơ quan có thẩm quyền rằng người được THA dân sự không có người thừa kế thì Chấp hành viên cũng không thể vội vàng đề xuất ra quyết định đình chỉ THA dân sự được mà phải thực hiện việc thông báo công khai nội dung xác minh trên đài, báo ở Trung ương và phải đợi ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo hợp lệ mà không có người khiếu nại thì mới Có thể

18

Xem khoản 1 Điều 50 Luật Hôn nhân gia đỡnh năm 2000.

19

coi là có căn cứ đình chỉ được. Đây là một điểm hướng dẫn hoàn toàn mới so với các hướng dẫn thi hành Pháp lệnh THA dân sự năm 2004 mà Chấp hành viên khi thực hiện cần lưu ý tuân thủ triệt để, tránh để xảy ra những khiếu nại của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát liên quan đến việc đình chỉ THA dân sự.

Thứ ba,Đương sự có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự, trừ trường hợp việc đình chỉ THA dân sự ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”

Bản chất đây là một trường hợp thoả thuận trong THA dân sự nên nội dung và hình thức thoả thuận cũng phải tuân thủ các quy định chung về thoả thuận THA dân sự.

Một điểm rất quan trọng mà Chấp hành viên cần lưu ý là dự nội dung thoả thuận các thế nào thì cũng phải thể hiện được ý kiến thống nhất của cả người được THA dân sự và người phải THA dân sự là yêu cầu cơ quan THA dân sự không tiếp tục việc THA dân sự nữa. Chỉ khi các nội dung này thì cơ quan THA dân sự mới có thể đình chỉ THA dân sự mà không vướng phải những vấn đề phát sinh sau này do các bên thay đổi ý kiến đã thoả thuận.

Thực tiễn thi hành đã xảy ra trường hợp đương sự cùng nhau đến cơ quan THA dân

Một phần của tài liệu công tác thi hành án dân sự tại huyện lập vò, tỉnh đồng tháp – bất cập và hướng hoàn thiện (Trang 31 - 39)