THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 44 - 51)

5. Bố cục của luận văn

3.4 THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA

NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

3.4.1 Thực tiễn

Về Bãi nhiệm Đại biểu dân cử

Theo quy định hiện hành “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.65 Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định cụ thể cơ chế bãi nhiệm đại biểu dân cử trực tiếp bởi nhân dân. Điều này làm hạn chế quyền giám sát đối với việc thực thi quyền lực nhà nước của Nhân dân. Trên thực tế, các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội hầu như điều do Quốc hội bãi nhiệm.

Về Trưng cầu dân ý

Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của Chính phủ, nhưng từ khi thành lập nước đến nay nước ta chưa một lần Nhân dân ta được trưng cầu dân ý. Quy định về trưng cầu dân ý chưa được áp dụng trong thực tế.

Về giám sát của nhân dân qua khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ trong 9 tháng của năm 2014, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp của tỉnh Quảng Ninh đã tiếp 3.580 lượt công dân, giảm 8,8% so với năm 2013 (3.580/4.067), với 3.138 vụ việc, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013 (3.138/2.637); có 137 lượt đoàn đông người (2.723 người), với 50 vụ việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.66 Điều đó cho thấy, nhu cầu khiếu nại, tố cáo của Nhân dân luôn có xu hướng tăng qua mỗi năm. Đất nước ta trên con đường đổi mới, và

65 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2007, Điều 56.

66 Trang thông tin của Thanh tra Chính phủ: “Quảng Ninh: Giải quyết 208/278 vụ việc khiếu nại, tố cáo”, http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/hoat-dong-nganh/giai-quyet-208278-vu-viec-khieu-nai-to-cao_t114c1059n80759 [ngày truy cập 23/10/2014].

hoàn thiện về hệ thống pháp luật, cũng như bộ máy nhà nước. Vì vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm cần sự góp ý của Nhân dân để xây dựng bộ máy hoàn thiện hơn, đặc biệt là trong bộ máy hành pháp, nơi tiếp xúc nhiều nhất với Nhân dân. Lượng khiếu nại, tố cáo của nhân dân tăng là một tín hiệu cho thấy nhhân dân đã ý thức và biết vận dụng, thực hiện quyền tham gia vào hoạt động hành pháp.

Quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tố cáo về bảo vệ người tố cáo tiến bộ rất lớn so với các quy định trước đó. Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo cho người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình góp phần đấu tranh chống các hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Mặc khác, cơ chế giám sát này còn những mặt chưa tốt như: Mô hình cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo thường là những tập thể với nhiều bộ phận khác nhau cho nên nếu cán bộ, công chức và những người liên quan không hiểu rõ trách nhiệm của mình, nâng cao ý thức về việc giữ gìn bí mật thông tin của người tố cáo thì quy định này khó được bảo đảm, ảnh hưởng đến quyền cũng như sự an toàn của người tố cáo.

3.4.2 Kiến nghị

Về Bãi nhiệm Đại biểu dân cử

Cần quy định rõ trong trường hợp nào thì nhân dân bãi nhiệm, trong trường hợp nào thì Quốc hội bãi nhiệm cũng như ban hành quy trình về trình tự thủ tục cho cử tri trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử. Có như vậy mới phát huy được quyền làm chủ có nhân dân, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước.

Về việc trưng cầu dân ý

Hiện nay quy định trưng cầu dân ý vẫn chưa được áp dụng trong thực tiễn. Do đó, cần có quy định cụ thể về vấn đề này trường hợp nào Nhà nước phải trưng cầu dân ý để nhân dân phát huy vai trò làm chủ của mình. Đối với việc góp ý của Nhân dân, cần một tinh thần cầu thị vì Nhân dân là chủ nhân của đất nước, người được hưởng lợi cũng như chịu khó khăn trước những chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, Người làm luật cần lắng nghe ý kiến của người dân và xem đây là nguồn chính yếu. Không chỉ tổ chức những diễn đàn để Nhân dân góp ý mà còn phải thiết lập cơ chế phản biện xã hội thích hợp để phản biện lại những ý kiến đóng góp của Nhân dân để Nhân dân thấy sự đóng góp của mình được lắng nghe. Đồng thời, thông qua việc phản biện xã hội đối với các dự thảo luật, sẽ góp phần được các dự thảo luật để gần Nhân dân, để Nhân dân hiểu vì sao luật phải quy định như vậy. Vì vậy, khi chuẩn bị xây dựng và cho ý kiến các dự thảo luật cần tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến chuyên gia. Bên cạnh đó, thông báo công khai, để Nhân dân biết và được đến tham dự, cũng như có quyền cho ý kiến và ý kiến của Nhân dân phải được ghi nhận. Niêm yết dự thảo văn bản Luật ở nơi có đông dân cư qua lại: như trụ sở Uỷ ban nhân

dân các cấp, tại cơ quan ban ngành, chợ, trường học và ghi rõ nơi Nhân dân có thể gửi phản hồi, góp ý của mình đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Về Khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được công khai để người dân theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, vì nếu không được công khai thì làm sau người dân có thể theo dõi và giám sát. Cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ về việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo; mặt khác, cần thiết phải quán triệt sâu sắc ý nghĩa và nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tham gia vào quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo về bảo vệ thông tin của người tố cáo. Nên quy định việc làm lộ bí mật thông tin người tố cáo là một việc làm nguy hiểm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi này. Vì đây là một hành vi nguy hiểm làm ảnh hưởng đến người tố cáo, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước và niềm tin của Nhân dân.

Khi Nhân dân tố cáo, đó là quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân, đó là kết quả của hoạt động giám sát của người dân. Nếu Nhân dân tố cáo một hành vi nào đó thì hành vi đó gián tiếp hay trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, tiếp nhận và xử lý tố cáo là nghĩa vụ của Nhà nước. Nhà nước phải tạo điều kiện để Nhân dân thực hiện quyền lợi của mình, đồng thời, Nhà nước phải giải quyết nhanh chóng để khôi phục lại cuộc sống an toàn cho Nhân dân. Do đó, cần quy định, khi người tố cáo có yêu cầu thì có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng các biện pháp bảo vệ tránh hành vi nguy hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín của họ.

KẾT LUẬN

Giám sát xã hội là hoạt động theo dõi, quan sát, xem xét, nhận định về việc làm của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Mục đích của giám sát xã hội là xem xét việc làm của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước có đúng những quy định, những quy chế, chuẩn mực đã đặt ra, phát hiện những khiếm khuyết trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, cá nhân thực thi quyền lực nhà nước để có những kiến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời nhằm tránh quyền lực nhà nước bị làm dụng. Giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta bao gồm giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, giám sát của Thanh tra nhân dân, giám sát của Báo chí và giám sát của Nhân dân.

Trong thời gian qua các chủ thể giám sát xã hội đã chủ động, tích cực phát huy vai trò của mình như nhân dân ý thức được quyền khiếu nại tố cáo của mình, báo chí đưa tin và thậm chí tham gia điều tra làm sáng tỏ một số vụ tham nhũng lớn và sai phạm lớn của cơ quan, cá nhân thực thi quyền lực nhà nước, Mặt trận Tổ quốc tăng cường phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tham gia vào việc giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoạt động liên quan đến, giáo dục, ý tế, an sinh xã hội….

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì cũng còn rất nhiều hạn chế trong việc giám sát của chủ thể giám sát xã hội về nội dung và phương thức giám sát xã hội còn rãi rác trong nhiều văn bản, nội dung còn chung chung, chưa cụ thể, có những quy định chỉ quy định cho có, chứ chưa đi vào thực tiễn.

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Hiến pháp năm 2013

Luật Báo chí năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999)

Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) Luật Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002

Luật Bẩu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân năm và Ủy ban nhân dân năm 2004

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Luật Thanh tra năm 2010

Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 04/10/2002 về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung 2011)

Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí Nghị định 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Thông tư 01/2014/TT-CA ngày 28/4/2014 về việc ban hành Nội quy phiên tòa của

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao

Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 21/4/2006 về việc Mặt trận giám sát cán bộ, công chức, Đảng viên ở khu dân cư

Nghị quyết liên tịch số 19/2008/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 22/8/2008 về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Danh mục sách, báo, tạp chí

Đào Trí Úc – Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), Giám sát xã hội và cơ chế giám sát thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, 2003

Đặng Thị Thu Hương, Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của Báo chí Việt Nam, Tạp chí cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-

Traodoi/2013/22654/Ve-vai-tro-giam-sat-xa-hoi-va-phan-bien-xa-hoi.aspx, [ngày

truy cập 01/11/2014]

Nguyễn Mạnh Bình, Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 2012

Phạm Văn Hùng, Quyền lực của Quốc hội, “Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006

Phạm Văn Hải, Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giám sát , phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Mặt trận số 72, tháng 10, 2009

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, 1997

Trần Đức Lương, Bàn về hoàn thiện cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, giám sát và cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007

Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, 1976

Danh mục trang thông tin điện tử

Đỗ Văn Phong, Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc phát huy quy chế dân chủ cơ sở, Bắc Ninh online, http://baobacninh.com.vn/news_detail/84024/phat- huy-vai-tro-giam-sat-cua-nhan-dan-trong-thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-co-

so.html, [ngày truy cập 20/10/2014]

Đinh Phan Quỳnh, Kiểm soát quyền lực nhà nước Yêu cầu quan trọng trong xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa, Trường Đại học cảnh sát nhân dân, http://www.pup.edu.vn/vi/Nghien-cuu-trao-doi/Kiem-soat-quyen-

quyen-viet-nam-xa-hoi-chu-nghia-809, [ngày truy cập 20/10/2014]

Hồ Anh Hải, sau phải kiểm soát quyền lực, Vietnam.net, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/102280/vi-sao-phai-giam-sat-quyen-luc- .html, [ngày truy cập 20/10/2014]

Nguyễn Tấn Dũng, Không đưa tin việc công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này, http://nguyentandung.org/khong-dua-tin-cong-bo-ket-qua-cuoc-lay-phieu-tin-

nhiem-lan-nay.html, [ ngày truy cập 14/11/2014]

Phương Nguyên, 75% công văn báo chí gửi cơ quan nhà nước không trở lại, Hội nhà báo

Việt Nam,

http://vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=32634&dhname=75-cong-

van-bao-chi-gui-co-quan-Nha-nuoc-khong-tro-lai [ngày truy cập 26/10/2014]

Phạm Văn Chung, Cần công khai kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử tổng hợp ban nội chính trung ương: http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201310/can-cong-khai-ket-qua-giai-

quyet-khieu-nai-to-cao-tren-cac-phuong-tien-thong-tin-dai-chung-292820/ [ngày

truy cập 26/10/2014]

Quỳnh Vinh, Giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt nam chỉnh đốn nhiều sai

phạm, Công an nhân dân, http://www.cand.com.vn/vi-

VN/thoisu/2007/9/245109.cand, [ngày cập nhật 20/10/2014]

Quốc Vương, Ban Thanh tra nhân dân và vai trò giám sát đầu tư công cộng, Thông tin

và truyền thông

http://www.ictdanang.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6641: thanh-tra-nhan-dan-a-vai-tro-giam-sat-dau-tu-cong-dong-hien-thuc-sinh-dong-cua- phuong-cham-dan-biet-dan-ban-dan-lam-dan-kiem-tra&catid=31:viet-

nam&Itemid=27, [ngày truy cập 20/10/2014]

Quyền lực hội, Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_l%E1%BB%B1c_x%C3%A3_h

%E1%BB%99i, [ngày cập nhật 20/10/2014]

Tăng cường giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tài chính-cơ quan của Bộ Tài chính, http://tapchitaichinh.vn/Trien-khai-thi-hanh-Hien-phap-

nam-2013/Tang-cuong-hoat-dong-giam-sat-va-phan-bien-xa-hoi-cua -Mat-tran-

To-quoc-Viet-Nam-va-cac-doan-the-chinh-tri-xa-hoi/53981.tctc, [ngày truy cập

Trang thông tin của Đài tiếng nói Việt Nam, http://vov.vn/chinh-tri/co-luat-mttq-

se-som-khang-dinh-duoc-vi-tri-vai-tro-359657.vov, [ngày truy cập 23/10/2014]

Thiếu chế tài xử lý cơ quan nhà nước trả lời trên báo chí, Hội nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, http://nghebao.org/pages/News_details.aspx?id=4798&cat=42, [ngày truy cập 26/10/2014]

Việt Tiến, Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong Hiến Pháp, Bộ Tư pháp,

http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5501, [ngày

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)