5. Bố cục của luận văn
3.2 THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA
3.2.1 Thực tiễn
Do Ban thanh tra nhân dân được thành lập tại cấp xã, cơ quan nhà nước để giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nên việc thống kê, tổng hợp số liệu về thực trạng chung của ban thanh tra nhân dân trong cả nước là khó có thể, cho nên người viết chỉ nêu thực tiễn hoạt động của một số Ban thanh tra tại xã, phường, thị trấn điển hình tại một số tỉnh trong cả nước từ đó đưa ra kiến nghị về hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân.
Chẳng hạn như ở Tỉnh Bắc Ninh. Những năm qua, việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua Ban Thanh tra nhân dân do Mặt trận chỉ đạo đi vào nề nếp, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 126 Ban Ban Thanh tra nhân dân, thường xuyên giám sát các nội dung chính quyền cấp cơ sở phải công khai cho “Dân biết” về các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai; việc thu chi và quyết toán tài chính hàng năm. Giám sát những việc “Dân bàn” như bình xét hộ nghèo, mức đóng góp cơ sở hạ tầng, công khai các loại quỹ, lệ phí các khoản đóng góp của nhân dân, bổ sung một số nội dung của việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh vào quy ước, hương ước của thôn, làng. Trong 5 năm (2009-2014), Ban Thanh tra nhân dân tiến hành 921 cuộc giám sát, kiến nghị 794 vụ việc và số vụ kiến nghị được giải quyết 716 vụ. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đầu tư của cộng đồng, Các Ban Thanh tra nhân dân
giám sát 1.649 công trình xây dựng cấp xã, phát hiện 180 công trình có dấu hiệu vi phạm, kiến nghị nhà thầu và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.59
Tại Thành phố Đà Nẵng, các Ban thanh tra nhân dân cấp xã, tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân như: giám sát thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách đền ơn đáp nghĩa, việc thu chi các loại quỹ do nhân dân đóng góp, việc quản lý và sử dụng đất đai, trật tự đô thị…Qua giám sát Ban thanh tra nhân dân đã kịp thời kiến nghị chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vai trò và nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân ở nhiều nơi chưa được hiểu đúng, đầy đủ, công tác kiện toàn khâu tổ chức để ban thanh tra nhân dân hoạt động chưa thỏa đáng, còn xem nhẹ công tác thanh tra nhân dân, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở nhiều nơi còn thiếu chuyên nghiệp nhất là trong xây dựng kế hoạch giám sát.60
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhận thức về vai trò, chức năng của Ban thanh tra nhân dân chưa được đồng bộ, kinh phí hoạt động của Ban còn quá ít nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Mặt khác, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân thường chạy theo sự vụ, sự việc, chủ yếu là tham gia cùng các ngành chức năng giải quyết những vụ tranh chấp, khiếu nại phát sinh tại cơ quan, tổ chức, địa phương chưa thể hiện vai trò chủ động giám sát của mình. Hoạt động của nhiều Ban thanh tra nhân dân còn thụ động, chủ yếu thực hiện theo sự chỉ đạo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3.2.2 Kiến nghị
Để khắc phục tính không hiệu quả trong hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cần nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nhân dân bằng cách có chế độ đãi ngộ hợp lý, tăng cường tuyền truyền pháp luật về vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân cho cơ quan, tổ chức, địa phương và nhân dân biết, bồi dưỡng nghiệp vụ, chọn đội ngũ nhân sự nhiệt tình, có tâm quyết, có kiến thức pháp luật để họ tích cực, chủ động trong công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là trong thời kỳ hiện nay.