Phương thức và nội dung giám sát xã hội của Nhân dân

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 31 - 34)

5. Bố cục của luận văn

2.4.2 Phương thức và nội dung giám sát xã hội của Nhân dân

2.4.2.1 Phương thức giám sát

Đối với nước ta nhân dân là người chủ đất nước, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân trao quyền lại cho các cơ quan nhà nước. Bởi vì, trao quyền nên nhân dân phải giám sát xem quyền lực của mình đã trao có bị lạm dụng hay không. Do đó, có nhiều phương thức khác nhau mà nhân dân có thể giám sát các cơ quan nhà nước được quy định qua các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là Hiến pháp. Nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình thông qua khiếu nại, tố cáo các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công quyền. Đồng thời Nhân dân có thể thông qua các hoạt động tham gia quản lý nhà nước, thảo luận, kiến nghị, trưng cầu dân ý, bầu cử, biểu tình và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

2.4.2.2 Nội dung giám sát

Nhân dân tham gia giám sát hoạt động của Đại biểu Quốc hội, Điều 79, Hiến pháp năm 2013 quy định “Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri”. Như vậy, Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri và thông báo với cử tri về hoạt động của Quốc hội cũng như hoạt động của Đại biểu. Qua đó, Nhân dân có thể giám sát hoạt động của Đại biểu một cách cụ thể và có ý kiến phản ánh với Đại biểu và với Quốc hội những vấn đề mà mình quan tâm.

Nhân dân còn thực hiện quyền giám sát đối với cơ quan quyền lực thông qua việc bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân khi họ không còn xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân theo quy định Hiến pháp năm 2013 thì “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.46

Nhân dân còn thực hiện quyền giám sát thông qua việc Trưng cầu dân ý theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì “công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.47 Như vậy, khi có vấn đề gì quan trọng hoặc vận mệnh đất nước thì cơ quan quyền lực nhà nước sẽ trưng cầu dân ý lấy ý kiến

46 Hiến pháp năm 2013, Điều 7, khoản 2.

của người dân, thì khi đó nhân dân có nghĩa vụ tham gia ý kiến đây cũng là một phương thức giám sát quyền lực của nhân dân. Nhưng thực tế từ khi thành lập nước đến nay nước ta chưa một lần trưng cầu dân ý.

Theo quy định tại Điều 28, Hiến pháp năm 2013 thì“công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. Tham gia quản lý nhà nước là một phương thức giám sát trực tiếp của nhân dân, nhưng trên thực tế nội dung này chỉ nằm trên văn bản còn trong thực tiễn rất khó thực hiện, chưa có quy định cụ thể quy định nội dung nhân dân tham gia quản lý nhà nước đối với cơ quan quản lý nhà nước, còn về công khai minh bạch trong việc tiếp dân, phản hồi ý kiến, kiến nghị của nhân dân thì được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện một cách tích cực, hiện nay ở các cơ quan nhà nước điều có lịch tiếp dân, để nhận phản hồi, ý kiến của nhân dân.

Theo quy định pháp luật Nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.48 Quyền khiếu nại, tố cáo là hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và thông qua khiếu nại, tố cáo cơ quan nhà nước xem xét lại chính sách, pháp luật đang thi hành để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho hợp lý với thực tế, lợi ích hợp pháp, chính sách của Nhân dân. Nguồn khiếu nại, tố cáo của Nhân dân là nguồn thông tin thực sự vô cùng quan trọng giúp cho các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân.

Giám sát cơ quan nhà nước thông qua phương thức biểu tình, khi Nhà nước ban hành quy định pháp luật hoặc quyết định vấn đề gì đó mà ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân, thì nhân dân có quyền biểu tình để phản đối chính sách đó và việc biểu tình của Nhân dân được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 103, Hiến pháp năm 2013 và Điều 7 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì“Tòa án nhân dân xét xử công khai”. Như vậy, Nhân dân có quyền trực tiếp tham dự các phiên tòa xét xử của Toà án nhân dân. Qua những phiên tòa xét xử công khai, Nhân dân có thể giám sát việc xét xử của Tòa án cũng như việc

thực hiện chức năng kiểm sát, công tố của Viện kiểm sát. Việc đăng lịch xét xử trong bảng thông báo tại các phiên tòa là nguồn thông tin quan trọng để Nhân dân thực hiện việc giám sát của mình.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)