THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA BÁO

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 40 - 44)

5. Bố cục của luận văn

3.3THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA BÁO

3.3.1 Thực tiễn

Trong thời kỳ hiện nay, dưới tác động mạnh mẽ của truyền thông hiện đại đối với mọi mặt của đời sống xã hội, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của báo chí

59 Đỗ Văn Phong, Bắc Ninh online, Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc phát huy quy chế dân chủ cơ

sở, http://baobacninh.com.vn/news_detail/84024/phat-huy-vai-tro-giam-sat-cua-nhan-dan-trong-thuc-hien-quy-che-

dan-chu-o-co-so.html, [ngày truy cập 20/10/2014].

60 Quốc Vương, Thông tin và truyền thông, Ban Thanh tra nhân dân và vai trò giám sát đầu tư công cộng, http://www.ictdanang.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6641:thanh-tra-nhan-dan-a-vai-tro- giam-sat-dau-tu-cong-dong-hien-thuc-sinh-dong-cua-phuong-cham-dan-biet-dan-ban-dan-lam-dan-kiem-

truyền thông trong việc định hướng dư luận hiện nay. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí Việt Nam hiện nay mà bất kỳ người học làm báo nào cũng cần biết đó chính là chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí.

Báo chí khi thực hiện chức năng giám sát hiểu một cách đơn giản là báo chí tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các văn bản pháp quy, chế độ chính sách do Nhà nước ban hành trong cuộc sống để từ đó có những phản biện lại về tính thực tiễn của quá trình thực thi chính sách, văn bản đó đối với đời sống người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông hiện đại càng tạo điều kiện tốt hơn cho báo chí thực hiện vai trò giám sát của mình trong các vấn đề xã hội. Hệ thống báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay phát triển mạnh mẽ. Tính đến tháng 2-2013, Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; 67 đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài cấp tỉnh); trong lĩnh vực thông tin điện tử, có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước có gần 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ, trên 19.000 hội viên hội nhà báo. Đây là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng mạng lưới thông tin khách quan, dân chủ và rộng rãi trong toàn xã hội. Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn phải thể hiện chính kiến, quan điểm của mình đối với các vấn đề của cuộc sống.61

Báo chí đưa tin tất cả các kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu dân cử để cơ quan, tổ chức và nhân dân có được thông tin kịp thời, chính xác nhất về tình hình hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước. Chẳng hạn như Đài truyền hình Việt Nam kênh VTV1 truyền hình trực tiếp kỳ họp quốc hội khóa XIII để người dân theo dõi. Ngoài ra tất cả các loại báo in, báo mạng như báo tuổi trẻ, báo thanh niên, báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân… cũng đưa tin về nội dung diễn biến kỳ họp Quốc hội để người dân có được thông tin kịp thời nhất.

Ngày nay trên báo chí đã công khai các hoạt động chính sách, xây dựng pháp luật, các dự án luật, dự thảo pháp luật để lấy ý kiến Nhân dân. Điều này cũng đã được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ khâu lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đến quá trình soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đều có các quy định về việc phải công khai thông tin để người dân có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến như trang wed: http://duthaoonline.quochoi.vn/,

http://www.moj.gov.vn/dtvbpl/

Tuy nhiên, hoạt động báo chí cũng gặp không ít khó khăn như các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân,… sự tham gia có mặt của phương tiện thông tin đại chúng phụ thuộc vào cơ quan nhà nước. Nếu trong trường hợp

61 Đặng Thị Thu Hương, Tạp chí cộng sản, Về vai trò giám sát xã hội và phản biện của báo chí Việt Nam, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2013/22654/Ve-vai-tro-giam-sat-xa-hoi-va-phan-bien-

các cơ quan nhà nước xét thấy không cần sự có mặt của cơ quan báo chí thì sẽ không mời.62 Như vậy, quyền giám sát của Nhân dân, làm chủ của người dân không được đảm bảo. Nếu người dân không nắm bắt được thông tin thì khó có thể xem xét biết được dự thảo pháp luật đó có vi hiến hay không, có xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Vì vậy, khó có thể đưa ra các ý kiến, phản ánh, kiến nghị để các cơ quan báo chí đăng tải, thực hiện quyền giám sát của mình và không phải người dân nào cũng có thể tiếp cận toàn diện các thông tin trên phương tiện truyền thông với nhiều nguyên nhân, như người dân không có thời gian, điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, đặc thù nghề nghiệp… để tiếp cận thông tin.

Báo chí đưa tin các phiên họp của Chính phủ, Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh là chủ yếu còn cấp huyện, cấp xã thì rất ít để người dân theo dõi, giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Trong thực tế cơ quan quản lý nhà nước có quyền lực rất lớn, quản lý tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó mỗi chính sách ban hành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Vì vậy, việc đưa thông tin về hoạt động của Chính phủ, Ủy ban nhân dân là một hình thức giám sát quan trọng của báo chí.

Báo chí là một trong những kênh gửi gắm kết quả giám sát của người dân. Người dân tin tưởng vào báo chí nhiều hơn cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, sau khi thông tin phản ánh trên báo chí, thì việc phản hồi, giải đáp thắc mắc từ các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập. Trước đây Luật khiếu nại, tố cáo còn quy định cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời báo chí. Thế nhưng, luật mới lại không quy định rõ điều này, nên dẫn đến cơ quan nhà nước không trả lời báo chí, cũng không sao, vì thiếu biện pháp chế tài.63 Và kết quả là, có đến 70-75% số công văn hoặc phiếu chuyển đơn thư khiếu nại của báo chí gửi cho các cơ quan nhà nước một đi không trở lại. Số được phản hồi cũng mang tính chất chung chung, né tránh.64

Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật còn chưa hợp lý như theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-CA quy định về Nội quy phiên tòa:“Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa; chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phòng xử án”. Theo quy định này không phải nhà báo

62Nguyễn Tấn Dũng, Không đưa tin việc công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này,

http://nguyentandung.org/khong-dua-tin-cong-bo-ket-qua-cuoc-lay-phieu-tin-nhiem-lan-nay.html, [ ngày truy cập

14/11/2014].

63 Hội nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Thiếu chế tài xử lý cơ quan nhà nước trả lời trên báo chí,

http://nghebao.org/pages/News_details.aspx?id=4798&cat=42 [ngày truy cập 26/10/2014].

64 Hội nhà báo Việt Nam, 75% công văn báo chí gửi cơ quan nhà nước không trở lại,

http://vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=32634&dhname=75-cong-van-bao-chi-gui-co-quan-Nha-nuoc-

giám sát hoạt động phiên tòa mà họ trở thành đối tượng bị giám sát. Tuy Thông tư không quy định cụ thể nhưng điều đó có nghĩa là nhà báo không được phép ghi âm, chụp hình, quay lại diễn biến phiên tòa nếu không được sự cho phép. Mặc dù các phòng xét xử có quy định gắn camera nhưng cơ chế hoạt động của các máy quay hình ở các phòng xét xử đặt dưới sự kiểm soát của Tòa án. Có nhiều vụ việc sai sót về tố tụng trong diễn biến phiên tòa bị bỏ qua và không thể khiếu nại, với lý do không đủ bằng chứng.

Tòa xét xử công khai thì nhà báo hay bất kỳ một người dân nào cũng được quyền mang máy ghi âm, ghi hình vào phiên tòa mà không cần phải xin phép tòa miễn sao hành vi đó không ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của phiên tòa là được.

3.3.2 Kiến nghị

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, vai trò giám sát của báo chí là vô cùng quan trọng. Cơ quan báo chí là cơ quan biết được thông tin đầu tiên sau đó mới phản ánh lại cho nhân dân. Do đó, việc tạo điều kiện tốt nhất để báo chí thực hiện chức năng của mình là yêu cầu cấp bách nhất hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp luật cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của báo chí trong việc tìm hiểu, quan sát, theo dõi, điều tra những thông tin từ việc thực thi quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông tin kịp thời đến với người dân. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ quan nhà nước phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để báo chí hoạt động, không được cản trở gây khó khăn và không cung cấp thông tin cho báo chí khi thuộc trách nhiệm của mình.

Cần phải có chế tài cụ thể trong trường hợp các đối tượng chịu giám sát có trách nhiệm trả lời trên báo chí né tránh hoặc từ chối trả lời. Đồng thời, công khai cụ thể kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ qua bản tin bằng chữ mà cả bản ghi hình để người dân có cái nhìn khái quát về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức nhà nước làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời thông qua hình thức này, có thể hạn chế tình trạng quan liêu, hách dịch, tham nhũng của cán bộ, công chức nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo đơn thư được thụ lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với vấn đề giám sát tại phiên tòa, tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 51/2002/NĐ- CP quy định: “Nhà báo có quyền được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền giám sát của phương tiện thông tin đại chúng nói chung và cụ thể là người dân thực hiện quyền giám sát của mình tại phiên tòa. Tòa án nhân dân phải tôn trọng quyền giám sát xã hội của báo chí và tạo điều kiện để người dân thực thi quyền hạn của mình. Đồng thời, Tòa án nhân dân cần hoàn thiện cơ chế giám sát tại chỗ

như trang bị các máy ghi hình tại phiên tòa để làm bằng chứng đối chiếu khi cần thiết nên bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát để đảm bảo an ninh tại phiên tòa.

Việc được quyền mang máy ghi âm, ghi hình vào phiên tòa sẽ giúp minh bạch quá trình xét xử của tòa. Khi ấy Hội đồng xét xử sẽ thực hiện công quyền một cách nghiêm túc hơn, thư ký ghi biên bản phiên tòa cần chú tâm cao độ để diễn tả hết toàn văn sự việc, bảo đảm biên bản phiên tòa trùng khớp với diễn biến phiên tòa… vì mỗi hành vi sai phạm của họ (nếu có) sẽ đến tai mắt của nhiều người. Đồng thời, đây là căn cứ để thực hiện quyền giám sát của người dân.

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 40 - 44)