5. Bố cục của luận văn
2.4.1 Khái quát về Nhân dân
Nhân dân hay còn gọi là người dân, quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những con người sinh sống trong một quốc gia, trên cùng một lãnh thổ nhất định và tương đương với khái niệm dân tộc. Trong lịch sử khi chưa có khái niệm dân chủ thì người dân dưới chế độ phong kiến còn được gọi là dân đen, thảo dân (không có chức vị gì) để phân biệt với vua là thiên tử và quan là bậc cha mẹ (phụ mẫu). Nhân dân có vai trò quan trọng trong lịch sử là người làm ra lịch sử và là những người sản xuất ra của cải vật chất chính cho xã hội, trong thời kỳ phong kiến có tư tưởng lấy dân làm gốc, dĩ dân vi bản đề cao vai trò của nhân dân. Trong thời kỳ sau này những tư tưởng về tự do, dân chủ, nhân quyền đã đề cao vai trò của nhân dân nói chung cũng như những cá nhân cụ thể.45
Khái niệm về Nhân dân được nêu tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
44 Luật Báo chí năm 1989 sửa đổi, bổ sung năm 1999, Điều 7.
45 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Nhân dân, http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_d%C3%A2n , [ngày truy cập 01/10/2014].
do Nhân dân, vì Nhân dân.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Từ quy định của Hiến pháp ta thấy ở nước ta, Nhân dân được hiểu là bao gồm tất cả người dân có quốc tịch của quốc gia.