Về giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 36 - 37)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1.3 Về giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước

Những năm qua, Mặt trận đã tiến hành nhiều hoạt động giám sát, như giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, giám sát thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; giám sát đầu tư của cộng đồng; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu; giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.54 Năm 2008 đến ngày 30/6/2013, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tiếp 18.216 lượt công dân đến gửi đơn tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; đã nhận được tổng cộng 43.264 đơn thư các loại, trong đó có hơn 16.000 đơn thư chuyển qua đường bưu điện và hơn 17.000 đơn thư gửi trực tiếp. Sau khi phân loại đã chuyển hơn 31.000 đơn thư đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết, đạt 90,52%.55

Bên cạnh đó, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quan tâm là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của các cơ quan Nhà nước mà chủ yếu là của Uỷ ban nhân dân các cấp. Mỗi năm có khoảng 2.000 đơn, Mặt trận các cấp đã nghiên cứu kỹ để thực hiện chức năng giám sát và thể hiện chính kiến của mình khi kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngoài việc xử lý bình thường như nghiên cứu, lập phiếu chuyển, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc còn tổ chức phòng tiếp dân, với sự tham gia của một số luật sư, luật gia nhằm trợ giúp pháp lý, giải thích pháp luật, hướng dẫn người dân khiếu nại đúng nơi có thẩm quyền. Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn trực tiếp tiếp dân để nghe người dân trình bày nội dung muốn khiếu nại, tố cáo mà không thể trình bày hết trong đơn. Trên cơ sở đó có ý kiến, kiến nghị với chính quyền hoặc giải thích lại cho người dân nếu chính quyền đã giải quyết đúng theo quy định của pháp luật. Với các trường hợp chưa “thấu tình, đạt lý”, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc mời Ủy ban nhân dân đến làm việc và nghe trình bày trực tiếp để có ý kiến giải quyết cụ thể từng trường hợp. Kết quả, đã giải quyết được một số đơn đạt yêu cầu, nguyện vọng của người dân, nhưng việc làm này không nhiều lắm do không có thời gian và số đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều hơn.56

Tuy nhiên, việc quy định nội dung giám sát của Mặt trận được quy định ở rất nhiều văn bản gây khó khăn trong việc giám sát và không phát huy được vai trò của Mặt trận trong thời gian qua. Đến nay, vẫn còn không ít lĩnh vực giám sát của Mặt trận tổ quốc

54 Tài chính, Tăng cường giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

http://tapchitaichinh.vn/Trien-khai-thi-hanh-Hien-phap-nam-2013/Tang-cuong-hoat-dong-giam-sat-va-phan-bien-

xa-hoi-cua-Mat-tran-To-quoc-Viet-Nam-va-cac-doan-the-chinh-tri-xa-hoi/53981.tctc, [ngày truy cập 20/10/2014].

55 Quỳnh Vinh, Công an nhân dân, Giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt nam chỉnh đốn nhiều sai phạm,

http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2007/9/245109.cand, [ngày truy cập 20/10/2014].

56 Phạm Văn Hải, Thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh,

Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giám sát , phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí

Việt Nam chưa được pháp luật cụ thể hóa thành cơ chế, năng lực giám sát phản biện còn yếu, hoạt động giám sát, phản biện còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa được bao nhiêu, nếu không nói là còn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực tiễn và kiến nghị (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)