5. Bố cục của luận văn
2.3.1 Khái quát về báo chí
Theo quy định của Luật Báo chí năm 1989 sửa đổi, bổ sung năm 1999 thì “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức), là diễn đàn của nhân dân.40
Báo chí bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.41
Như vậy, ta thấy Báo chí là phương tiện mang tính hai chiều: Báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng trên mặt tư tưởng - văn hóa; vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Báo chí truyền tải những chính sách của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân. Báo chí không chỉ là công cụ thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội mà còn là công cụ để quần chúng Nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình. Báo chí truyền tải những ý kiến, phản ánh của Nhân dân, tổ chức đến các cơ quan nhà nước, những chủ thể có trách nhiệm đối với các vấn đề gây bức xúc trong Nhân dân. Qua đó, báo chí thu nhận và truyền tải, phản ánh dư luận của xã hội, ý kiến của Nhân dân và những vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật và các biện pháp thực hiện chính sách pháp luật; những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa quyền của cán bộ, công chức.
Điều 25, Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận sự tôn trọng đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Qua đó, cho thấy báo chí trở thành một trong những phương tiện quan trọng để nhân dân thực hiện quyền giám sát, báo chí truyền tải những ý kiến, phản ánh của nhân dân, tổ chức đến các cơ quan nhà nước, những chủ thể có trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Như vậy, báo chí giữ một vị trí rất quan trọng vừa là cơ quan ngôn luận của Nhân dân vừa là phương tiện
40 Luật Báo chí năm 1989 sửa đổi, bổ sung năm 1999, Điều 1.
để Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, xã hội, thực hiện dân chủ. Đồng thời, thông qua báo chí Nhân dân hiểu hơn về Đảng và nhà nước, nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách, pháp luật để cùng nhau tuân thủ và xây dựng đất nước.