Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn (Trang 94 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kết quả thử nghiệm

3.3.2.1. Đánh giá chung kết quả rèn luyện kĩ năng lập luận của học sinh

Sau khi dạy thử nghiệm ở các lớp thử nghiệm, dự giờ ở các lớp đối chứng và tiến hành khảo sát chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả rèn kĩ năng lập luận của học sinh Trường Tiểu học Lớp Số HS Điểm số X Độ lệch điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 Diễn Thọ TN 30 3 4 6 7 5 3 2 0 7.20 1.07 ĐC 30 1 2 3 5 7 8 3 1 6.13 Thị Trấn TN 35 3 5 8 9 6 3 1 0 7.34 1.17 ĐC 35 1 2 2 8 10 9 2 1 6.17 Diễn Phú TN 32 2 4 8 6 6 5 1 0 7.09 1.06 ĐC 32 0 2 3 7 7 9 3 1 6.03 Tổng hợp TN 97 8 13 22 22 17 11 4 0 7.22 1.08 ĐC 97 2 6 8 20 24 26 8 3 6.14

Từ bảng trên ta thấy các lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Cụ thể, điểm trung bình của nhóm lớp thử nghiệm là 7.22, điểm trung bình chung lớp đối chứng là 6.14. Độ lệch điểm trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thử nghiệm là 1.08. Điều này chứng tỏ thử nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Như vậy, khi chú ý hướng dẫn học sinh luyện kĩ năng lập luận trong phân môn Tập làm văn, chất lượng bài làm của học sinh được nâng cao hơn rất nhiều.

Qua đó, cho thấy việc dạy học thử nghiệm theo hệ thống bài tập đề xuất đã đem lại kết quả tốt, giúp học sinh nâng cao kĩ năng lập luận trong bài làm.

Bảng 3.3. Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng Trường Tiểu học Lớp Số HS Mức độ % Giỏi Khá TB Yếu Diễn Thọ TN 30 23.3 43.3 26.7 6.7 ĐC 30 10.0 26.7 50.0 13.3 Thị Trấn TN 35 22.9 48.6 25.7 2.8 ĐC 35 8.6 28.6 54.3 8.5 Diễn Phú TN 32 18.8 43.8 34.3 3.1 ĐC 32 6.3 31.3 49.9 12.5 Tổng hợp TN 97 21.7 45.3 28.9 4.1 ĐC 97 8.2 28.9 51.6 11.3

Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự khác nhau về điểm số ở các mức độ: yếu, trung bình, khá, giỏi ở các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng. Ở các lớp thử nghiệm, số học sinh đạt điểm yếu, trung bình chiếm tỉ lệ thấp, yếu: 4.1 %, trung bình: 28.9 %, tỉ lệ khá, giỏi tương đối cao, khá: 45.3 %, giỏi: 21.7%.

Ở các lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu và trung bình cao hơn các lớp thử nghiệm, yếu: 11.3 %, trung bình: 51.6 %; trong khi đó, điểm giỏi, khá lại chiếm tỉ lệ thấp hơn, khá: 28.9 %, giỏi: 8.2%.

Kết quả này cho phép khẳng định tính hiệu quả của bài thử nghiệm. Chất lượng học tập của học sinh lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ học tập của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng

3.3.2.2. Đánh giá kết quả kĩ năng nói, viết của học sinh

a, Đánh giá kĩ năng nói

Sau khi tiến hành thử nghiệm, dự giờ ở các lớp đối chứn, tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh trên các tiêu chí, chúng tôi đã thu được kết quả kĩ năng nói trên cả hai nhóm lớp như sau:

Bảng 3.4. Kết quả rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua giờ Tập làm văn

Nhóm Số học sinh

Mức độ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

TN 97 12 (12.4%) 42 (43.3%) 36 (37.1%) 7 (7.2%)

ĐC 97 8 (8.2%) 28 (28.9%) 46 (47.4%) 12 (12.4%) Như vậy, kĩ năng nói của học sinh ở các lớp thử nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng: Cụ thể: Tỉ lệ học sinh đạt mức độ giỏi của lớp thử nghiệm là 12.4%, trong khi đó ở lớp đối chứng mức độ này chỉ đạt 8.2%. Số học sinh đạt mức khá của lớp thử nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng (tỉ lệ học sinh đạt mức khá của lớp thử nghiệm là 43.3%, còn lớp đối chứng là 28.9%). Còn tỉ lệ học sinh đạt mức điểm trung bình và yếu của lớp thử nghiệm lại thấp hơn so với lớp đối chứng(ở nhóm lớp thử nghiệm mức độ trung bình và yếu là 37.1% và 7.2% còn nhóm lớp đối chứng là 47.4% và 12.4%).

b. Đánh giá kĩ năng viết

Qua dạy học thử nghiệm ở các lớp thử nghiệm, dự giờ ở lớp đối chứng và tiến hành kiểm tra kĩ năng viết của học sinh ở cả hai nhóm lớp, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Kết quả rèn luyện kĩ năng viết của học sinh qua giờ Tập làm văn

Nhóm Số học sinh

Mức độ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

TN 97 13 (13.4%) 41 (42.3%) 35 (36.1%) 8 (8.2%) ĐC 97 8 (8.2%) 30 (31.0%) 46 (47.5%) 13 (13.4%)

Kết quả trên cho thấy, chất lượng bài làm của học sinh ở lớp thử nghiệm cao hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt mức điểm giỏi và khá của lớp thử nghiệm cao hơn tỉ lệ học sinh đạt

cùng mức điểm của lớp đối chứng. Cụ thể lớp thử nghiệm: giỏi 13.4%, khá: 42.3%; lớp đối chứng: giỏi 8.2%,khá 31.0%. Còn mức độ trung bình và yếu, tỉ lệ học sinh ở lớp thử nghiệm vẫn thấp hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Cụ thể: lớp thử nghiệm: trung bình 36.1%, yếu 8.2%; lớp đối chứng: trung bình 47.4%, yếu 13.4%.

Từ những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất bước đầu có hiệu quả, học sinh tiếp thu tốt và kết quả học tập của học sinh ở những lớp được tiếp cận với biện pháp mới có sự thay đổi tích cực hơn so với kết quả học tập của những học sinh đang rèn luyện theo những biện pháp thông thường.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w