7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Hệ thống bài tập sử dụng các yếu tố giá trị học trong rèn kĩ năng lập luận cho học sinh
năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn
Muốn nâng cao tính lập luận trong quá trình làm văn, giáo viên cần hướng dẫn HS sử dụng các yếu tố giá trị học. Việc rèn cho HS sử dụng các yêu tố giá trị học sẽ giúp các em có định hướng lập luận trong bài làm của mình, tránh rơi vào tình trạng rời rạc, khô cứng và đi lệch yêu cầu của đề bài.
Nhóm bài tập này gồm những dạng sau:
3.2.3.1. Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn các chi tiết mêu tả cùng chủ đề
Lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề là khâu quan trọng trong hoạt động tìm ý, sắp xếp ý khi viết văn. Đó là những dấu hiệu giá trị học giúp HS định hướng lập luận đúng đắn. Việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết miêu tả cùng chủ đề giúp các em tạo được hứng thú học tập, tích lũy vốn từ và phát triển vốn sống cho bản thân.
Với dạng bài tập này, giáo viên có thể xây dựng theo quy trình sau: Bước 1: GV lựa chọn ngữ liệu có thể là trong các tác phẩm văn học hoặc trong các tác phẩm đã học.
Bước 2: Yêu cầu HS chỉ ra hoặc gạch chân các từ ngữ miêu tả cùng chủ đề, nêu lên ý nghĩa của các từ ngữ đó.
Giáo viên cần chú trọng hơn kĩ năng thực hành, phát huy tính tích cực của các em. Các em trực tiếp trên mẫu và sáng tạo mẫu, sau cùng là rèn kĩ năng lựa chọn chi tiết cùng chủ đề trên ngữ liệu bài tập.
Ngữ liệu có thể là các đoạn văn miêu tả quen thuộc trong chương trình TV đã học, cũng có thể là ngoài các chương trình có nội dung phù hợp để giúp các em nâng cao kĩ năng phân tích, lựa chọn chi tiết miêu tả cùng chủ đề.
Chẳng hạn:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chải, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh...”
(Theo Thi Sảnh) 1) Em hãy chỉ ra các từ ngữ miêu tả về cảnh vật của vịnh Hạ Long ở đoạn văn trên?
2) Những từ ngữ miêu tả đó nói lên điều gì của vịnh Hạ Long?
- GV cho HS nhận xét mẫu đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của vịnh Hạ Long: HS nhận xét và chỉ ra các chi tiết về cảnh vật như: đảo nhấp nhô, khuất khúc, sừng sững, lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo, lúc uốn quanh đều nhằm đến kết luận về cảnh sắc hết sức kì vĩ của vịnh Hạ Long. Đây là một trong những dấu hiệu giá trị học có giá trị định hướng lập luận trong miêu tả.
Các ngữ liệu văn miêu tả này thường xuất hiện nhiều trong phân môn Tập Đọc, GV có thể lồng ghép khai thác để hỗ trợ HS rèn kĩ năng lập luận khi viết văn miêu tả. Các tiết bồi dưỡng TV, câu lạc bộ TV...GV cũng có thể thiết
kế các bài tập cho HS nhận dạng các chi tiết miêu tả cụng chủ đề để tăng cường thực hành cho HS, giúp HS có hứng thú hơn trong học tập.
3.2.3.2. Dạng 2: Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn các từ ngữ miêu tả cùng trường nghĩa
Trong cùng một đoạn văn, sự xuất hiện liên tục và nối tiếp các từ ngữ miêu tả cùng trường nghĩa sẽ giúp cho đối tượng hiện lên một cách toàn diện, lập luận sẽ rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn và hướng đến duy nhất một kết luận về đối tượng được nói đến.
Việc hướng dẫn cho HS chọn các từ ngữ miêu tả cùng trường nghĩa giúp miêu tả thành công hơn, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh được nâng cao hơn. Từ đó người đọc sẽ cảm nhận rõ nét hơn về phong cách, dấu ấn riêng của tác giả qua bài văn.
Để HS rèn kĩ năng này tốt, GV có thể vận dụng cách lựa chọn từ ngữ cùng trường nghĩa để hướng dẫn HS trong giai đoạn quan sát, tìm ý.
Với dạng bài này, GV đưa ra những ngữ liệu có thể đoạn văn, đoạn thơ ở trong chương trình hoặc qua các sách báo phù hợp với nội dung cần truyền đạt, yêu cầu HS gạch chân hoặc viết ra các từ ngữ cùng nói về một nội dung hay cho một số từ ngữ và yêu cầu HS viết đoạn văn có sử dụng các từ ngữ đó.
Chẳng hạn:
Cho đoạn thơ sau:
“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh”
(Tố Hữu) 1) Em hãy gạch chân những từ ngữ nói về hình ảnh chú bé liên lạc? 2) Em có suy nghĩ gì về chú bé liên lạc qua những từ ngữ đó?
Trong khổ thơ trên, những từ loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh là những từ miêu tả về chú bé liên lạc. Đó là một chú bé nhanh nhẹn, lạc quan, đáng yêu; Vì thế không thể rút một kết luận ngược lại về chú bé được.
3.2.3.3. Dạng 3: Bài tập rèn kĩ năng khai thác sử dụng từ ngữ miêu tả biểu cảm khi làm văn
Từ ngữ biểu cảm là một bộ phận từ ngữ của TV có sức tạo hình cao. Từ ngữ biểu cảm là thế mạnh đặc trưng của TV và là phương tiện miêu tả hiệu quả. Nó bao gồm nhiều loại từ nhưng tiêu biểu nhất là từ láy và một bộ phận của từ ghép.
Sử dụng các từ ngữ miêu tả biểu cảm có giá trị định hướng lập luận nghiêng về thái độ, cảm xúc của người viết về đối tượng miêu tả, giúp bài văn miêu tả giàu cảm xúc, người đọc cảm nhận sâu sắc hơn thái độ, tình cảm của tác giả về đối tượng đó.
Giáo viên có thể biên soạn bài tập này tùy theo điều kiện của lớp mình cho phù hợp bằng cách trên cơ sở ngữ liêu tốt, GV thiết kế các câu lệnh thêm bớt hay sử dụng các từ láy, từ ghép, so sánh giữa các câu có từ ngữ biểu cảm và câu không có từ ngữ biểu cảm để miêu tả, so sánh về đối tượng theo yêu cầu của đề bài.
Để giúp HS thực hiện tốt dạng bài tập này, GV cần đưa ra những ngữ liệu phù hợp để học sinh thấy rõ được tác dụng cũng như cái hay, cái đẹp, cảm xúc, tình cảm của các từ ngữ biểu cảm khi miêu tả.
Ví dụ 1:
Em hãy cho biết, trong hai câu văn dưới đây, câu nào hay hơn? Vì sao?
a) Đám mây lốm đốm, xám nhạt giống như như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, thi thoảng đứt quãng từng đoạn và nhạt dần, thấp thoáng phía xa nhấp nhô lên những ngọn núi cao, bỗng xuất hiện trước mắt một bức tường màu trắng toát.
b) Đám mây màu xám nhạt giống như đuôi sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, đi mãi, đứt quãng từng đoạn và nhạt dần,phía xa nhô lên những ngọn núi cao,bỗng xuất hiện trước mắt một bức tường màu trắng toát.
Với dạng bài tập này, GV hướng dẫn các em thấy được ở câu 1 a) dùng nhiều từ láy tượng hình: lốm đốm, lê thê, thi thoảng, thấp thoáng, nhấp nhô. Nếu bớt đi những từ láy tượng hình này thì câu văn (như câu b) sẽ mất đi tính nhịp nhàng. Những từ láy tượng hình này còn gợi hình ảnh sống động. Lốm đốm gợi sự phân bố đậm nhạt không đều. Lê thê gợi sự kéo dài chậm chạp.
Thi thoảng gợi sự thưa thớt về thời gian. Thấp thoáng gợi sự nhô ra không rõ ràng. Nhấp nhô thể hiện sự cao thấp không bằng phẳng của địa hình. Vì thế câu 1 a hay hơn.
Ví dụ 2: Em hãy chọn tính từ chỉ màu trắng thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: trắng bệch, trắng phau, trắng hồng, trắng xóa
Tuyết rơi...một màu Vườn chim chiều xế...cánh cò Da...người ốm o Bé khỏe đôi má non tơ...
Bài tập này yêu cầu HS điền vào chỗ trống những từ ngữ cho sẵn. Tuy cùng nói về trắng nhưng ở mỗi câu khác nhau thì điền từ khác nhau. Vì vậy, muốn HS điền đúng cần hướng dẫn các em hiểu được nghĩa của các tình từ đó. Như trắng bệch chỉ trắng một cách nhợt nhạt. Trắng phau là trắng hoàn toàn, không có lấy một vết màu nào khác. Trắng hồng chỉ màu da trắng mịn hồng hào có sức sống của con người. Trắng xóa là trắng đều khắp trên một diện rộng. Sau đó yêu cầu các em điền từ phù hợp vào mỗi câu thơ.
Qua việc giải quyết các bài tập dạng này sẽ giúp các em định hướng lập luận tốt hơn về thái độ cảm xúc trong miêu tả, làm đa dạng hóa sản phẩm của các em hơn.